Giáo án Gia đình tôi (13/10/2014-17/10/2014)

I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Trẻ nhận biết và gọi tên các đồ dùng gia đình có sử dụng điện. Biết công dụng chất liêu, cách sử dụng của một số đồ dùng gia đình

- Biết so sánh sự khác biệt Giữa đồ dùng có sử dụng điện và đồ dùng không sử dụng điện, biết phân loại đồ dùng có sử dụng điện và đồ dùng không sử dụng điện.

-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

-Phát triển các giác quan (Sờ, nghe,nhìn)

- Trẻ biết cách tiết kiệm điện. Có ý thức tiết kiệm điện. Không nghịch và cắm và những ổ điện. Biết tranh xa đồ dùng, vật dụng nguy hiểm.

II .CHUẨN BỊ :

- Một số đồ dùng gia đình có sử dụng điện(nồi cơm điện, ấm điện.)

- Tranh ảnh về một số đồ dùng gia đình

- Tranh chơi trò chơi nối các đồ dùng có sử dụng điện với ổ điện

 

doc27 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Gia đình tôi (13/10/2014-17/10/2014), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC NHÁNH 3 : 
ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH BÉ
Thực hiện 1tuần từ ngày 13/10đến ngày 17 /10/2014
TÊN GÓC CHƠI
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
Góc Phân Vai
- Gia đình, bán hàng, bác sĩ
- Trẻ biết tự phân vai chơi, biết bàn bạc thỏa thuận với nhau về trò chơi, số người tham gia.
- Biết thể hiện đúng vai chơi của mình, của bạn, biết chơi cùng nhau trong nhóm .
- Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi. Phát triển kỹ năng giao tiếp, tình cảm xã hội cho trẻ.
- Bộ đồ dùng nấu ăn, quần áo búp bê, giường, nôi, mũ dép, túi xách .
-Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi chu đáo hợp lý, thuận tiện cho việc bao quát của cô và việc chơi của trẻ
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng phù hợp với góc chơi
- Trẻ chủ động bắt tay vào trò chơi, thực hiện hành động chơi, tự lực giả quyết nhiệm vụ chơi
- Chơi đóng vai mẹ - con, bố, gia đình ít con, gia đình đông con, phân công việc cho mỗi thành viên như nấu ăn, bế em, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm quần áo, đồ dùng cho gia đình
- Bố giúp mẹ, con sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, mẹ chăm sóc con .
- Cô đóng vai trò là người quan sát.( Chỉ cung cấp thêm phương tiện vật liệu chơi, giúp trẻ khi khó khăn)
- Khi tham gia vào chơi phải giúp trẻ mở rộng trò chơi theo hướng trải nghiệm
Góc xây dựng
- Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà và trang trí phù hợp
- Trẻ biết tự bàn bạc, thỏa thuận về trò chơi, phân vai chơi
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng, lắp ghép thành ngôi nhà của bé có vườn hoa, hàng rào, ao cá, cây xanh...
- Trẻ xây dựng ngôi nhà ở đẹp, hợp lý
-Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo
-Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng
- Đá, sỏi, cây xanh, cỏ, gạch, bay xây, thước, xẻng hộp sữa, hoa, một số con vật 
- Xây dựng một ngôi nhà 1tầng, 2 tầng, có vườn ao, trang trí phù hợp .
- Trang trí phù hợp , xanh sạch đẹp, có giếng nước, chậu hoa, ao cá …
- Cô để trẻ tự chủ động thực hiện hành động chơi, thao tác chơi, vật liệu chơi, tự lực giải quyết nhiệm vụ, mối quan hệ giũa các bạn chơi, cô không làm hộ trẻ. Cô cô có thể tham gia trò chơi một cách tự nhiên dẫn dắt để trẻ đề xuất vai chơi, giúp trẻ nhớ lại hành động chơi, mở rộng kinh nghiệm chơi
Góc nghệ thuật
- Trẻ biết tô vẽ, nặn, cắt dán đồ dùng trong gai đình bằng vật liệu sẵn có..
- Trẻ biết tô màu hoàn thiện bức tranh theo chủ đề, nặn, vẽ, xé dán đồ dùng trong gia đình…
- RÌn luyÖn sù khÐo lÐo cña ®«i bµn tay.
- Ph¸t triÓn kh¶ n¨ng s¸ng t¹o khi lµm s¸ch.
- Tạp chí, báo gia đình, nắp bia, ống chỉ, hộp sữa, băng keo, màu tô, bút chì, kéo,vỏ ốc, tăm tre, hồ dán, giấy màu, xốp vụn ..
- Nh¹c cô ®å dïng, ®å ch¬i ©m nh¹c ( ph¸ch x¾c x«, mò móa, trang phôc móa)
- Cắt dán ảnh một số đồ dùng trên báo làm Almbum bộ sưu tập đồ dùng gia đình. Biết đặt tên cho Almbum 
- Tô, vẽ, nặn, cắt dán đồ dùng trong gia đình
- Trẻ tham gia hát, múa, vận động theo nhạc, biểu diễn văn nghệ một số bài hát mà trẻ đã học
Góc học tập
- Chơi lô tô về đồ dùng gia đình, chơi ghép hình, chơi đô mi nô, chơi với chữ số 6, tạo nhóm 6.., chơi với chữ cái a,ă, â, o,ô,ơ
- Trẻ biết chơi lô tô theo đúng yêu cầu, trẻ chơi học toán, chữ cái, ghép hình một cách say mê tích cực 
- Biết chọn sách để “đọc”, biết “đọc” từ trái sang phải, biết lật sách để “đọc”
- Trẻ biết tô màu chữ cái, chữ số
- Lô tô về gia đình, bảng kẻ trò chơi, chấm tròn, xúc sắc, bộ ghép hình, bộ chữ cái, bộ học toán, các tranh ảnh về gia đình, tranh về một số kiểu nhà khác nhau
- Tranh thơ chữ to, các chữ cái, chữ số, cho bé tô màu .
- Trẻ chơi lô tô về các ngôi nhà thân yêu, chơi xếp tương ứng 1 -1 trong phạm vi 6,phân chia số lượng 6 thành 2 phần, chơi xúc xắc, xem tranh ảnh, chơi ghép hình, chơi ghép hình về đồ dùng gia đình, rau củ quả ..
- Trẻ chơi tô màu các chữ cái đã học, tô viết chữ ă,ă,â
- Trẻ biết cầm sách giả vờ đọc như người lớn…
Góc thiên nhiên
- Chơi với nước, cát, thả vật chìm nổi, trồng cây, làm ngôi nhà cát …
- Trẻ biết phân vai, thể hiện đúng các vai, hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Vệ sinh góc chơi sạch sẽ 
- Vật nổi , bóng, thuyền 
- Vật chìm : chìa khóa , đinh, kéo, sắt, chậu nước, khuôn bánh, bình tưới cây .
- Chơi thả vật nổi vật chìm, chơi với nước, với cát, đúc bánh, lau lá, nhặt lá úa, gieo hạt, xây ngôi nhà cát
- Đong nước vào chai 
Dự kiến sự kiện xảy ra:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ Hai ngày 13/10 /2014
A. HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HĐTD: BÒ THEO ĐƯỜNG DÍCH DẮC QUA 5-6 HỘP
I . YÊU CẦU : 
	 - Cháu biết bò theo đường dích dắc qua 5-6 hộp .
 - Rèn kỷ bò bằng bàn tay, bàn chân theo đường dích dắc qua 5-6 hộp phối hợp chân tay nhịp nhàng, lưng thẳng, đầu không cúi, không chạm vào hộp .
 - Biết ý nghĩa của việc rèn luyện thể chất và giữ gìn vệ sinh thân thể
	 - Biết tự giác, trật tự, tích cực tập luyện .
II . CHUẨN BỊ : 
	- 10 chiếc hộp to, 2 ngôi nhà 
	- Phấn vẽ các ngôi nhà trên sân
 - 3 cây gậy nhỏ .
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 
1.Hoạt động 1 : Khởi động
	- Hát : “Ngôi nhà mới” 
 - Cô và trẻ cùng đến thăm nhà bạn Bình trò chuyện và xem hình ảnh về một số đồ dùng trong gia đình.
 - Giáo dục trẻ yêu quý các đồ dùng trong gia đình và biết sử dụng hợp lý, giữ gìn cẩn thận, lấy cất đúng nơi đúng chỗ. Dẫn dắt giới thiệu: 
 -Bạn Bình rất vui khi có các cháu đến thăm cũng vừa đúng lúc gia đình bạn chuẩn bị chuyển sang nhà mới nên bạn ấy muốn mời các cháu thăm ngôi nhà mới của bạn ấy cháu thích không?
 - Các cháu mau sửa soạn rồi chúng ta lên đường nào. 
 * Khởi động : Mở nhạc máy cho trẻ đi chậm theo vòng tròn, đi nhón gót ,đi bằng mũi bàn chân, kiểng chân, chạy chậm, chạy nhanh..chạy chậm, đi thường, dừng lại …thực hiện động tác hô hấp
 2.Hoạt động 2 : Trọng động
 * Bài tập phát triển chung : Tập theo nhạc “ Cả nhà thương nhau”
	+ Động tác tay 2 : Tay đưa lên cao ( 2 lần x 8 nhịp ) 
	+ Động tác chân 2 : Ngồi khuỵu gối ( 2 lần x 8 nhịp ) 
 +Động tác bụng 1 : Cúi gập người về trước tay chạm ngón chân( 4 lần x 8 nhịp) 
	+ Động tác bật 1 : Bật tiến về trước ( 2 lần x 8 nhịp ) 
	* Vận động cơ bản : BÒ THEO ĐƯỜNG DÍCH DẮC QUA 5-6 HỘP
	- Đọc đồng dao 
 - Chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau
 - Đội hình tập luyện:
 x x x x x x x
	x	
	x 
	 x x x x x x x
 - Giới thiệu vận động:
 - Cháu nhìn xem, phía trước là ngôi nhà mới của gia đình Bình đấy trông như thế nào? Nhưng để tới được nhà của bạn chúng ta phải bò ttheo đường dích dắc qua 5 hộp này mới đến nơi. Vậy các cháu đã sẵn sàng chưa?
	Mời cháu làm mẫu
 - Cháu làm mẫu lần 1 : không giải thích, cháu quan sát 
	- Cháu làm mẫu lần 2 : Cô giải thích chậm rõ ràng
 Tư thế chuẩn bị đứng trước vạch chuẩn 2 tay đặt sát xuống sàn nhà, mắt nhìn thẳng đầu không cúi khi có hiệu lệnh bò, bò dích dắc qua các hộp biết phối hợp tay nọ chân kia không chạm vào hộp sau đó về đứng cuối hàng
	* Trẻ thực hiện 
	- 1 – 2 trẻ khá thực hiện .
	- Lần lượt mời cả lớp thực hiện 
 - Mời tổ thực hiện : Cô quan sát trẻ .
 - Thi xem đội nào bò khéo ( đọc đồng dao để chuyển đội hình nam, nữ)
 - Cô cho trẻ quan sát và chọn ra những bạn bò đúng, đẹp và giỏi cho trẻ đếm ( số lượng 6) và khen trẻ chọn làm những bạn dẫn đầu đến nhà mới của bạn Bình.
*Trò chơi vận động : Nhảy tiếp sức
 - Sân vườn nhà bạn Bình rộng rãi, tháng mát Bình rủ các cháu cùng chơi trò chơi với bạn ấy các cháu có đồng ý chơi không?
 - Giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách chơi .
 * Cách chơi:
 -  Chia trẻ thành 3 tổ, xếp thành hàng dọc đứng 2 bên vạch xuất phát (2, 3 hoặc 4 hàng). Mỗi trẻ đầu hàng bên trái cầm một cây gậy nhỏ. - Khi có hiệu lệnh của cô, nhũng trẻ cầm gậy ở hàng bên trái chạy nhanh sang trao gậy cho những trẻ đầu hàng bên phải, sau đó chạy đến xếp cuối hàng bên phải. Những trẻ nhận được gậy nhanh chóng chạy sang đưa cho bạn số 2 của hàng bên trái rồi chạy xếp cuối hàng đó. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết.
 *Luật chơi:
 - Đội nào trước, hàng ngũ ngay ngắn, đội đó thắng. - Cho trẻ chơi trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ
	- Mời cháu lên chơi – cả lớp cùng chơi – cô nhận xét 
3. Hoạt động 3 : Hồi tĩnh 
	Đi dạo xung quanh nhà tận hưởng không khí gia đình ấm áp, hít thở nhẹ nhàng, rồi nghỉ .
**********************
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
	1. Trò chơi mới: “Thi xem ai chọn nhanh”
	2. Vệ sinh trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ Ba ngày 14/10/2014
A. HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
KPKH : 
MỘT SỐ ĐỒ DUNG GIA ĐÌNH CÓ SỬ DỤNG ĐIỆN
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Trẻ nhận biết và gọi tên các đồ dùng gia đình có sử dụng điện. Biết công dụng chất liêu, cách sử dụng của một số đồ dùng gia đình
- Biết so sánh sự khác biệt Giữa đồ dùng có sử dụng điện và đồ dùng không sử dụng điện, biết phân loại đồ dùng có sử dụng điện và đồ dùng không sử dụng điện.
-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
-Phát triển các giác quan (Sờ, nghe,nhìn)
- Trẻ biết cách tiết kiệm điện. Có ý thức tiết kiệm điện. Không nghịch và cắm và những ổ điện. Biết tranh xa đồ dùng, vật dụng nguy hiểm.
II .CHUẨN BỊ :
- Một số đồ dùng gia đình có sử dụng điện(nồi cơm điện, ấm điện..)
- Tranh ảnh về một số đồ dùng gia đình
- Tranh chơi trò chơi nối các đồ dùng có sử dụng điện với ổ điện
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1.Hoạt động 1 : Ổn định – dẫn dắt 
- Cho trẻ chơi trò chơi: "Trời tối trời sáng". Cô tạo tình huống tắt điện và hỏi trẻ:
- Vì sao lớp học của mình bỗng nhiên lại tối?(vì mất điện, tắt điện)
- Vì cô tắt công tắc điện nên bóng đèn không sáng. 
- Muốn đèn sáng thì phải làm gì?
- ở nhà con thấy bố mẹ bật đèn vào khi nào?
Vào các buổi tối thì gia đình chúng ta phải bật điện cho sáng. Hoặc khi ban ngày mà trời âm u mà có việc cần nhiều đến ánh sáng thì bố mẹ bật công tắc đèn điện.
2.Hoạt động2:Quan sát đàm thoại về một số đồ dùng có sử dụng điện:
 Hôm nay các con sẽ tìm hiểu về một số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
 a) Làm quen với nồi cơm điện:
- Đây là cái gì?	
- Ai có nhận xét gì về chiếc nồi cơm điện này?
- Vì sao lại gọi nó là nồi cơm điện?
(Vì nồi dùng để nấu cơm và phải sử dụng điện mới nấu được)
- Cô cho trẻ quan sát bên trong của nồi cơm điện.( phần nồi nấu có thể lấy ra rửa và lau chùi, khi cho gạo và nước vào nồi phải lau thật khô để không bị nước vào phần làm nóng của nồi điện)
- Nhà bạn nào có nồi cơm điện rồi?
- Bạn nào có thể kể những hiểu biết của mình về nồi cơm điện.
- Khi bố mẹ đang nấu cơm chúng ta có được sờ vào nồi cơm điện không? Vì sao?
Các con không được sờ vào nồi cơm để tránh bị bỏng và điện giật nếu dây điện bị hở.
b) Làm quen với ấm điện:
- Cô đưa ấm điện ra và hỏi trẻ: Đây là cái gì?
- Vì sao con biết đây là ấm điện?(vì có dât điện)
- ấm điện dùng để làm gì?
- ấm điện này làm bằng gì? Cô cho trẻ xem phần bên trong của ấm điện.
- Khi cắm điện vào ấm điện nước bên trong ấm sẽ nóng dần lên và nước trong ấm sẽ sôi.
- Cô đổ nước vào ấm và cắm điện, cho trẻ nhận xét và dự đoán khi nào nước sôi.
- Khi đun nước các con có được chơi gần và sờ vào ấm điện không?
Mở rộng.:Cho trẻ kể và trò chuyện về các đồ dùng có sử dụng điện trong gia đình: Ti vi, tủ lanh. Quạt, bóng điện.....
- Cho trẻ xem tranh các đồ dùng này và giáo dục trẻ:
- Điện rất cần thiết nhưng cũng rất nguy hiểm, điện có thể giật lầm tê đến chết người. Vì thế các con không chơi gần nơi có điện, Không tự cắm phích điện, và sờ vào các đồ dùng đang sử dụng điện(bàn là, ấm điện, nồi cơm điện....)
 - Các con phải có ý thức tiết kiệm điện:
- Khi không sử dụng tivi, quạt, bóng điện thì phải làm gì?
- Khi mở tủ lạnh phải thế nào?
- Khi ở nhà một mình các con có nên sử dụng đồ dùng có điện không? Vì sao?
3Hoạt động3:Trải nghiệm
 -Trò chơi : Ai giỏi nhất
- Cô chuẩn bị một số lô tô đồ sử dụng điện và đồ dùng không sử dụng điện cho 3 tổ.
- Chia trẻ thành 3 đội. Mỗi đội chạy lên tìm chọn những đồ dùng sử dụng điện gắn lên bảng. Đội nào tìm đúng và được nhiều đồ dùng sử dụng điện sẽ là đội thắng cuộc.
- Trò chơi 2: Khoanh tròn hành vi đúng gạch chéo hành vi sai.
- Cô phát cho mỗi tổ một tờ tranh . Yêu cầu trẻ tìm hành vi đúng về tiết kiệm và sử đúng các đồ dùng sử dụng điện và khoanh tròn. Gạch chéo hành vi sai.
Cô quan sát nhận xét trẻ chơi.
*Kết thúc, nhận xét: - Nhận xét- tuyên dương trẻ.
B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thơ : CÁI BÁT XINH XINH
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
	- Trẻ đọc thuộc bài thơ diễn cảm “ Cái bát xinh xinh ” 
	- Trẻ hiểu nội dung bài học , trả lời đúng câu hỏi trong nội dung bài thơ .
	- Giáo dục trẻ biết yêu thương cha mẹ , giữ gìn đồ dùng trong gia đình .
II . CHUẨN BỊ : 
Mô hình minh họa nội dung bài thơ 
Tranh cái bát, giấy màu, hoa văn, keo.
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 
1.Hoạt động 1 : Khám phá bí mật
	- Hát : “Gánh gánh gồng gồng ”, thăm nhà bạn Hồng
	- Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình .
 Giáo dục : cháu biết yêu quý giữ gìn đồ dùng trong gia đình .
2.Hoạt động 2 : Bé vui với thơ
	- Cô đọc diễn cảm bài thơ 2 lần.
 +Cô đọc lần 1 :Cô đọc diễn cảm bài thơ
 +Cô đọc lần 2:Cô đọc diễn cảm bài thơ trình chiếu hình ảnh.
 -Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
	+ Cháu vừa đọc bài thơ gì ? 
	+ Bài thơ nói về cái gì ? 
	+ Ai đã làm ra cái bát ? 
	+ Cái bát làm bằng chất liệu gì ? 
	+ Em bé trong bài thơ tỏ thái độ thế nào khi sử dụng đồ dùng ? 
	+ Nếu là cháu khi sử dụng xong đồ dùng cháu làm thế nào ? 
 *Cả lớp cùng đứng lên và vận động một bài hát .
- Lớp đọc thơ 2 lần 
 -Mời 3 tổ luân phiên đọc thơ
- Kết bạn trai – gái đọc thơ 
- Nhóm bạn đọc thơ ( cô sửa sai ) 
- Cá nhân đọc thơ diễn cảm .
3.Hoạt động 3 : Cái bát tặng mẹ
Chơi trò chơi : Cắt dán cái bát xinh xinh tặng mẹ
Cô cho trẻ chia thành 3 nhóm
Cô giới thiệu cách chơi .
Trẻ thực hiện
Nhận xét 
*Kết thúc : Tuyên dương trẻ.
 Hát một bài theo chủ đề .
 *Nghe hát : Ru con
	*. Vệ sinh trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 4 ngày 15/10 /2014
A. HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH : VẼ ẤM PHA TRÀ (M)
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
	- Trẻ biết phối hợp các nét vẽ thẳng, cong tròn để tạo hình ấm pha trà .
	- Biết vẽ sáng tạo hoa lá trên bình trà, phối hợp màu phù hợp .
	- Rèn kỹ năng vẽ , tô màu cân đối hài hòa .
	- Giáo dục giữ gìn đồ dùng trong gia đình , ý thức trong học tập .
II . CHUẨN BỊ : 
	- Một số ấm trà thật 
	- Giấy vẽ 
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : 
1.Hoạt động 1 : Ổn định – dẫn dắt 
	- Chơi : Trời nắng – trời mưa.
	- Xem xưởng gốm sản xuất những gì ? ( ấm pha trà nhiều kiểu ) 
	- Trò chuyện về một số ấm trà , chất liệu – công dụng – cách bảo quản .
2.Hoạt động 2 : Quan sát - đàm thoại 
	- Đọc đồng dao : “ Đi cầu đi quán ” ( chia 3 nhóm ) thảo luận .
	- Quan sát tranh mẫu : ấm trà 
	- Ấm trà có màu gì ? 
	- Ấm trà có những phần nào ? 
	+ Thân ấm trà như thế nào ? 
	+ Vòi ấm như thế nào ? 
	+ Muốn vẽ được ấm trà cháu vẽ ra sao ? 
	+ Cô tổng hợp lại .
3.Hoạt động 3 : Bé trổ tài
	+ Cháu muốn vẽ thì cầm bút tay nào ? 
	+ Ngồi như thế nào ? 
	+ Cho trẻ thực hiện vẽ . Cô quan sát giúp đỡ thêm cho trẻ , hướng dẫn trẻ vẽ cân đối , phối màu phù hợp .
	+ Cho trẻ làm động tác thư giản dừng bút .
4.Hoạt động 4 : Tìm kiếm tài năng nhí
	+ Cho trẻ trưng bày sản phẩm 
	- Mời trẻ tự chọn tranh vẽ đẹp giống bình trà hơn . nhận xét 
	- Cô nhận xét chung .
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
	1.Đồng dao : Đi cầu đi quán
	2. Vệ sinh trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………….........................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an chu de gia dinh nhanh Do dung gia dinh be lop lon 20142015.doc
Giáo án liên quan