Giáo án Gia đình thân yêu - Lớp mẫu giáo lớn - Phan Thị Duyên Tiên

- Các thành viên trong gia đình : Tôi, bố mẹ chị em ( họ tên, sở thích, ngày sinh nhật, )

(công việc thường ngày, sở thích của các thành viên)

- Công việc của các thành viên trong gia đình .

- Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc .Tình cảm của bé với các thành viên trong gia đình : bé tham gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đình các ngày kỉ niệm của gia đình, cách đón tiếp khách

- Những thay đổi trong gia đình ( có người chuyển đi, có người sinh ra, có người mất đi)

 

doc20 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5866 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Gia đình thân yêu - Lớp mẫu giáo lớn - Phan Thị Duyên Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũ bạn, người thân khi có niềm vui: Ngày sinh nhật, có em bé mới sinh, có bộ quần áo mới, chiến thắng trông một cuộc thi, hoàn thành một sản phẩm tạo hình ….
- Biết và thực hiện các quy tắc trong sinh hoạt hàng ngày: Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn mà không cần nhắc nhở, nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc cho quà, xin lỗi khi có hành vi không phù hợp gây ảnh hưởng 
3. Phát triển ngôn ngữ
1. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao chủ đề “Gia đình” dành cho trẻ. (MT 74) 
2. Kể về một số việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được (MT 80)
3. Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp (MT 84)
4. Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt (MT 102)
- Nói được tên, hành động của các nhân vật, tình huống trong câu chuyện
- Kể lại được nội dung chính các câu chuyện mà trẻ đã được nghe hoặc vẽ lại được tình huống, nhận vật trong câu chuyện phù hợp với nội dung câu chuyện 
- Nói tính cách nhân vật, đánh giá được hành động.
- Miêu tả hay kể rõ ràng, mạch lạc theo trình tự logic nhất định về một sự việc, hiện tượng mà trẻ biết hoặc nhìn thấy. 
- Chú ý đến thái độ của người nghe để kể lại, nhắc lại hay giải thích lại lời kể của mình khi người nghe chưa rõ.
- Điều chỉnh được cường độ giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp: Nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp, khi ngươi khác đang tập trung làm việc, khi thăm người ốm; nói thì thầm với bạn, bố mẹ… khi trong rạp hát, rạp xem phim công cộng, khi người khác làm việc; nói to hơn khi phát biểu ý kiến…; nói nhanh hơn khi chơi trò chơi thi đua, nói chậm lại khi người khác có vẻ chưa hiểu điều mình truyền đạt 
- Nhận dạng các chữ cái viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của chữ cái đã học được. 
- Phân biệt được đâu là chữ cái, đâu là chữ số. 
4. Phát triển nhận thức
1. Kể được một số đồ dùng trong gia đình (MT 110)
2. Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng (MT 107) 
3. Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày (MT 113)
4. Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự (MT 127)
5. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 (MT 122)
- Kể được tên một số đồ dùng trong gia đình.
- Biết đặc điểm và sự khác nhau của 1 số đồ dùng..
- Biết công dụng của các loại đồ dùng đó.
- Nói được công dụng và chất liệu của các đồ dùng thông thường trong sinh hoạt hằng ngày. 
- Nhận ra đặc điểm chung về công dụng/chất liệu của 3 (hoặc 4) đồ dùng. 
- Sắp xếp những đồ dùng đó theo nhóm và sử dụng các từ khái quát để gọi tên nhóm theo công dụng hoặc chất liệu.
- Phát hiện ra nguyên nhân của một hiện tượng đơn giản. 
- Dự báo được kết quả của một hành động nào đó nhờ vào suy luận. 
- Giải thích bằng mẫu câu
 “Tại vì…nên…”
- Nói được tên các ngày theo thứ tự (VD: Thứ hai, thứ ba …) 
- Nói được ngày đầu, ngày cuối của một tuần theo quy ước thông thường (thứ hai và chủ nhật)
- Nói được trong tuần ngày nào đi học, ngày nào nghỉ ở nhà.
- Đếm và nói đúng số lượng ít nhất đến 10 (hạt na, cái cúc, hạt mưa…) quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi: Bao nhiêu? Đây là mấy?
- Đọc được các chữ số từ 1 đến 10
- Chọn thẻ chữ số tương ứng với số lượng đã đếm được.
5. Phát triển thẩm mỹ
1. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ về chủ đề “ Gia đình” (MT 131)
2. Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình (MT 135)
3. Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (MT 139)
Phối hợp các kỹ năng tô, lựa chọn phối hợp các màu để tạo thành bức tranh tô màu đẹp:
- Cầm bút đúng: Bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa. 
- Tô màu đều 
- Không chờm ra ngoài nét vẽ.
- Biết bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân. VD: Con sẽ làm một gia đình chú hề, có hề bố, hề mẹ và hề con …. 
- Đặt tên cho sản phẩm đã hoàn thành. VD: Con sẽ đặt tên là “Những chú hề vui nhộn”
- Trẻ hát đúng lời, giai điệu của một số bài hát trẻ em đã được học và những bản nhạc trẻ ưa thích. 
II . MẠNG CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH	
AI CŨNG YÊU BÉ
- Các thành viên trong gia đình : Tôi, bố mẹ chị em ( họ tên, sở thích, ngày sinh nhật, …) 
(công việc thường ngày, sở thích của các thành viên)
- Công việc của các thành viên trong gia đình . 
- Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc .Tình cảm của bé với các thành viên trong gia đình : bé tham gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đình các ngày kỉ niệm của gia đình, cách đón tiếp khách 
- Những thay đổi trong gia đình ( có người chuyển đi, có người sinh ra, có người mất đi)
GIA ĐÌNH
ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH BÉ
- Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại 
 của gia đình và nhu cầu trong gia đình 
- Chất liệu làm ra đồ dùng gia đình .
 - Các loại thực phẩm cần cho gia đình cần thức ăn hợp vệ sinh
- Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ
NGÔI NHÀ THÂN YÊU
- Địa chỉ gia đình : 
- Nhà : là nơi gia đình cùng chung sống 
- Có nhiều kiểu nhà khác nhau ( nhà một tầng, nhiều tầng, khu tập thể, nhà ngói, nhà tranh, nhà sàn ..) 
- Người ta dùng nhiều vật liệu khác để làm nhà .
- Các phòng của ngôi nhà: Phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh…
- Những người kỹ sư, thợ xây, thợ mộc …. là những người làm nên ngôi nhà . 
- Ý thức giữ gìn vệ sinh ngôi nhà, dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
GỢI Ý TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ
1. Thời gian triển khai chủ đề
 	Chủ đề Gia đình được triển khai thực hiện trong 3 tuần từ ngày 29/9 đến 17/10/2014.
 Mỗi chủ đề nhánh được thực hiện trong 1 tuần.
2. Giới thiệu chủ đề
	Yêu cầu bố mẹ chuẩn bị cho trẻ những ảnh của gia đình về các hoạt động của gia đình( Sinh nhật, đi chơi…)
- Trưng bày tranh ảnh về gia đình trên bảng hoặc dán vào nơi trẻ dễ quan sát, trò chuyện
	- Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về: Gia đình của trẻ( Bố, mẹ, anh, chị em trong gia đình)
 - Cùng cô làm bức tranh về gia đình “ Gia đình của bé, trang trí chủ đề gia đình”
	- Cô cùng trẻ chuẩn bị và treo những bức tranh về “Gia đình”
- Bày biện các đồ dùng, đồ chơi ở góc gia đình. Hướng trẻ chú ý đến sự thay đổi trong lớp trên tường, và các góc liên quan đến chủ đề.
	- Sử dụng các phương tiện khác nhau: tranh, ảnh, thơ, truyện, câu đố, tham quan, … với nội dung phù hợp để dẫn dắt trẻ vào chủ đề Gia đình
- Hằng ngày vào những thời điểm thích hợp, khác nhau cô hướng dẫn trẻ xem tranh ảnh và kể nhau nghe về gia đình mình và bạn, về ngôi nhà mình đang sống và những đồ dùng nhà mình có. Kể về sự giúp đỡ nhau trong gia đình…
Trong khi trò chuyện, đàm thoại, khuyến khích trẻ trả lời hoặc đưa ra các câu hỏi về những vấn đề liên quan. 
3. Khám phá chủ đề
	Để giúp trẻ khám phá tốt chủ đề tôi đã xây dựng nội dung và mạng hoạt động thích hợp với độ tuổi (5-6 tuổi), kinh nghiệm của trẻ tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động đa dạng để khám phá chủ đề. 
	- Các cách thức sử dụng khi triển khai các hoạt động:
	+ Cho trẻ quan sát tranh ảnh về gia đình
	+ Trò chuyện, đàm thoại đưa ra những câu hỏi gợi mở khuyến khích trẻ kể về gia đình. Kể về tình cảm của bé dành cho gia đình để kích thích trẻ biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc. 
	+ Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động có chủ định với các phương pháp khuyến khích trẻ “học qua chơi” và thông qua trải nghiệm.
	+ Cho trẻ nghe các câu chuyện, bài thơ về gia đình, cho trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình, kể lại các câu chuyện có liên quan đến gia đình mình …
	+ Cho trẻ tham gia vào các góc chơi: Góc thư viện (Xem sách, tranh, truyện về trường mầm non …), góc phân vai (trò chơi gia đình, đông con, gia đình ít con, gia đình nhiều thế hệ…), góc xây dựng (xây dựng, lắp ghép các kiểu nhà nhà một tần, nhà cao tầng, nhà chung cư, nhà tập thể…), góc tạo hình (vẽ thành viên trong gia đình, vẽ, cắt dán ngôi nhà, vẽ, nặn, cắt dán đồ dùng gia đình …), góc nghệ thuật (hát, múa, chơi các trò chơi âm nhạc về trường lớp mầm non…), góc thiên nhiên (trồng cây, chăm sóc cây cối…).
	+ Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi âm nhạc, khám phá khoa học, khám phá thiên nhiên …
	+Cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình để tạo ra sản phẩm tặng người thân( Cho trẻ tham gia vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình về đồ dùng gia đình, về người than về ngôi nhà)
	+ Cho trẻ hát, vận động theo nhạc, nghe hát các bài hát về chủ đề gia đình( Cả nhà thương nhau, ba ngọn nến lung linh, chỉ có một trên đời, bé quét nhà, ngôi nhà mớ, nhà của tôi, …)
	+ Tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động tự phục vụ như: Cất dọn đồ dùng , thực hành dọn dẹp nhà cửa, lau dọn đồ dùng)
4. Đóng chủ đề
	- Đàm thoại về nội dung chủ đề: Gia đình
	- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ có liên quan đến chủ đề
	- Giới thiệu chủ đề mới bằng cách cùng trẻ trưng bày về chủ đề: Bản Thân
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH
 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: AI CŨNG YÊU BÉ
Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 29/9/ 2014 đến ngày 03/10/ 2014
MỤC TIÊU
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Phát triển thể chất
 - Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo nhịp của bài hát chủ đề “Gia đình”.(MT 1)
. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa tối thiểu 4m (MT 4)
*Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe:
- Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. (MT 34)
.
1. Phát triển vận động
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp: Tay, lưng, bụng, lườn chân.
- Di chuyển theo hướng bóng hay để bắt bóng. 
- Bắt được bóng bằng hai tay.
- Không ôm bóng vào ngực.
Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe:
- Đưa mắt nhìn người thân, hoặc hỏi ý kiến khi nhận quà từ người lạ 
- Không theo người lạ rủ 
- Kêu người lớn khi bị ép đi hoặc mách người lớn khi có sực việc đó xảy ra với bạn
- Hoạt động học, thể dục buổi sáng
- Hoạt động thể dục: Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa tối thiểu 4m
- Hoạt động chơi ngoài trời 
- Hoạt động trò chuyện về việc cảnh giác với người lạ mọi lúc mọi nơi
2. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình. (MT 37)
Trẻ thể hiện sự tôn
trọng của người khác
 - Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân (MT 39)
Trẻ tin tưởng vào khả năng của mình
- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè (MT 47)
Trẻ có hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội
- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn (MT 64)
2. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân
- Sở thích khả năng của bản thân
- Điểm giống và khác nhau của mình và người khác
- Nói được một số thông tin cá nhân như họ, tên, tuổi, tên lớp/ trường mà trẻ học .. 
- Nói được một số thông tin gia đình như: Họ tên của bố, mẹ, anh, chị, em 
- Nói được địa chỉ nơi ở như: Số nhà, tên phố/ làng xóm, số điện thoại gia đình hoặc số điện thoại của bố mẹ (nếu có) …
Trẻ thể hiện sự tôn
trọng của người khác
- Nhận biết một số khả năng của bạn bè, người gần gũi, Ví dụ : Bạn Thanh vẽ đẹp, bạn Nam chạy rất nhanh, chú Hùng rất khỏe, mẹ nấu ăn rất ngon. 
- Nói được một số sở thích của bạn bè và người thân, ví dụ : Bạn Cường rất thích ăn cá, bạn Lan rất thích chơi búp bê, bố rất thích đọc sách ..
Trẻ tin tưởng vào khả năng của mình
- Nhận ra tâm trạng của bạn bè, người thân (buồn hay vui) 
- Biết an ủi/ hia vui phù hợp với họ 
- An ủi người thân hay bạn bè khi ốm mệt hoặc buồn rầu bằng lời nói, hoặc cử chỉ.
- Chúc mừng, động viên, khen ngợi, hoặc reo hò, cổ vũ bạn, người thân khi có niềm vui: Ngày sinh nhật, có em bé mới sinh, có bộ quần áo mới, chiến thắng trông một cuộc thi, hoàn thành một sản phẩm tạo hình ….
Trẻ có hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội
- Biết và thực hiện các quy tắc trong sinh hoạt hàng ngày: Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn mà không cần nhắc nhở, nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ hoặc cho quà, xin lỗi khi có hành vi không phù hợp gây ảnh hưởng 
- Hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động lao động
- Hoạt động trò chuyện đầu giờ
- Hoạt động học: Tìm hiểu về gia đình của bé
- Hoạt động chơi: Ai nói đúng
- Hoạt động kể chuyện về gia đình. Kể chuyện “Hai Anh em, hay Ba cô gái” và đánh giá nhân vật trong chuyện
- Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động chơi: Đóng vai các thành viên trong gia đình nói lên sở thích của từng thành viên
- Hoạt động trò chuyện
- Hoạt động chơi: Đóng vai các thành viên trong gia đình chia sẻ niềm vui khi có thêm em bé, sinh nhật, mừng thọ bà, hay an ủi người thân bị bệnh, thi trượt trong cuộc thi…
- Hoạt động trò chuyện về hành vi ứng xử đối với những người thân trong gia đình
3. Phát triển ngôn ngữ
- Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao chủ đề “Gia đình” dành cho trẻ. (MT 74) 
- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp (MT 84)
- Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt (MT 102)
3. Phát triển ngôn ngữ
- Nói được tên, hành động của các nhân vật, tình huống trong câu chuyện
- Kể lại được nội dung chính các câu chuyện mà trẻ đã được nghe hoặc vẽ lại được tình huống, nhận vật trong câu chuyện phù hợp với nội dung câu chuyện 
- Nói tính cách nhân vật, đánh giá được hành động.
- Điều chỉnh được cường độ giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp: Nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp, khi ngươi khác đang tập trung làm việc, khi thăm người ốm; nói thì thầm với bạn, bố mẹ… khi trong rạp hát, rạp xem phim công cộng, khi người khác làm việc; nói to hơn khi phát biểu ý kiến…; nói nhanh hơn khi chơi trò chơi thi đua, nói chậm lại khi người khác có vẻ chưa hiểu điều mình truyền đạt 
- Nhận dạng các chữ cái viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của chữ cái đã học được. 
- Phân biệt được đâu là chữ cái, đâu là chữ số.
- Hoạt động VH: Chuyện kể “ Hai anh em”
- Hoạt động chơi: Nghe đọc các bài thơ, câu chuyện, đồng dao, ca dao về chủ đề Gia đình
- Hoạt động trò chuyện sáng
- Hoạt động trò chuyện
- Hoạt động chơi đóng vai nhân vật trong chuyện, thể hiện tính cách nhân vật
- Hoạt động thực hành trải nghiệm “ Nói thế nào cho đúng”
- Hoạt động học chữ cái a,ă,â
- Hoạt động chơi góc học tập : Ai tìm đúng chữ cái a,ă,â. Hoặc trò chơi “ Ai phát âm đúng chữ cái”
- Hoạt động làm quen với toán: Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có số lượng 6, Nhận biết số 6
- Hoạt động chơi với chữ số 6, chơi ở góc học tập” Tạo nhóm có 6, chọn số 6…
4. Phát triển nhận thức
3. Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày (MT 113)
5. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 (MT 122)
4. Phát triển nhận thức
- Phát hiện ra nguyên nhân của một hiện tượng đơn giản. 
- Dự báo được kết quả của một hành động nào đó nhờ vào suy luận. 
- Giải thích bằng mẫu câu
 “Tại vì…nên…”
- Đếm và nói đúng số lượng ít nhất đến 10 (hạt na, cái cúc, hạt mưa…) quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng và đếm, hỏi: Bao nhiêu? Đây là mấy?
- Đọc được các chữ số từ 1 đến 10
- Chọn thẻ chữ số tương ứng với số lượng đã đếm được.
- Hoạt động trò chuyện mọi lúc mọi nơi
- Hoạt động ngoài trời: Quan sát thời tiết trong ngày, quan sát tranh việc tốt của bé
- Hoạt động trò chuyện mọi lúc mọi nơi
- Hoạt động học LQVT: Đếm đến 6, tạo nhóm có số lượng 6, chữ só 6.
- Hoạt động chơi : Góc học tập ( Trẻ chơi tạo nhóm số lượng 6, thêm bớt trong phạm ví 6…, đọc các chữ số từ 1-10 theo khả năng…)
5. Phát triển thẩm mỹ
1. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ về chủ đề “ Gia đình” (MT 131)
3. Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (MT 139)
5. Phát triển thẩm mỹ
-Phối hợp các kỹ năng tô, lựa chọn phối hợp các màu để tạo thành bức tranh tô màu đẹp:
- Cầm bút đúng: Bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa. 
- Tô màu đều 
- Không chờm ra ngoài nét vẽ.
- Trẻ hát đúng lời, giai điệu của một số bài hát trẻ em đã được học và những bản nhạc trẻ ưa thích.
- Hoạt động tạo hình: Bé vẽ về người thân trong gia đình
- Hoạt động góc.
- Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động âm nhạc: Bài hát “ Cả nhà thương nhau”
- Hoạt động góc.
- Hoạt động biểu diễn văn nghệ.
B . CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
* Đối với giáo viên :
- Tranh ảnh về gia đình,allbum gia đình (Ảnh gia đình, ảnh chân dung, ảnh về các hoạt động khác nhau của gia đình) 
- Sưu tầm một số bài thơ, bài hát, câu đố, đồng dao, ca dao, của chủ đề nhánh
- Trang trí môi trường trong và ngoài lớp theo chủ đề nhánh gia đình
 - Tranh minh hoạ truyện thơ.
-Các loại sách, báo, tạp chí cũ.
-Tranh ảnh đồ chơi về các đồ dùng gia đình: Đồ gỗ, đồ ăn uống, phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn.
-Một số thực phẩm rau, củ quả, có ở địa phương.
-Tranh ảnh và đồ chơi các loại thực phẩm:Rau,củ,quả,trứng...
-Các vật liệu có sẵn: Rơm, rạ, lá,mùn cưa, giấy loại,vải vụn,len vụn các màu...
Sưu tầm quần áo mũ, giầy,dép, túi xách cũ các loại khác nhau nhưng còn đẹp(Của người lớn và trẻ em).
- Nguyên vật liệu mở: lon, nắp, hộp giấy, hộp sữa, bìa cát tông,, hạt na, lịch cũ., hồ dán, nến, đĩa, vỏ ốc, cây xanh, màu nước… để tạo ra môi trường học tập cho trẻ
* Đối với cháu : 
- Giấy, bút, màu sáp, keo, kéo, bảng, khăn lau....
- Thẻ sô từ 1 – 6, thẻ chữ cái
- Các dụng cụ âm nhạc	
- Tranh lô tô về gia đình. 
- Đồ dùng đồ chơi về gia đình
- Búp bê các con rối gia đình khác nhau.
- Bộ đồ chơi xây dựng.
 - Đọc thơ, chuyện, vận động nhịp nhàng theo bài hát trong chủ đề nhánh.
	- Nguyên vật liệu mở: Hộp nhựa kẹo, hộp đông sương, bìa cát tông, ốc, ống hút. lịch cũ, cây nhựa. Để trẻ tạo sản phẩm về chủ đề gia đình
* Đối với phụ huynh : 
- Phụ huynh giúp trẻ chuẩn bị một số ảnh về gia đình mình( ảnh kỉ niệm đi chơi, mừng sinh nhật…)	
- Phối hợp với phụ huynh đóng góp nguyện vật liệu cho lớp thực hiện chủ đề như: Vải vụn, len, hộp sữa, vỏ ốc, vỏ cây, lá khô, tàu dừa, cây cảnh, cây nhựa, chậu sứ dây trường xanh, cây xanh, cỏ, đĩa cũ, cùng tạo sản phẩm ….. để thực hiện chủ đề.
KẾ HOẠCH TUẦN 8 : AI CŨNG YÊU BÉ
Thực hiện 1tuần từ ngày 29/09 đến ngày 03 /10/2014
THỨ
HĐ
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ
- Trò chuyện với trẻ về ngày nghĩ cuối tuần vừa qua, trò chuyện về chủ đề nhánh 
- Sự thay đổi tranh ảnh chủ đề mới . Có bổ sung đồ dùng gì ? Cô cho trẻ quan sát môi trường chữ cái…
 - Hoạt động trò chuyện về việc cảnh giác với người lạ. 
 - Trò chuyện về hành vi ứng xử đối với những người thân trong gia đình
- Cho trẻ chơi ở các góc chơi, làm quen bài thơ, bài hát trong chủ đề..
Thể dục buổi sáng
- Hô hấp : Thổi nơ bay
- Tay : hai tay đưa trước lên cao 
- Chân : Ngồi khuỵu gối 
- Lườn : Nghiêng người sang hai bên 
- Bật : bật chụm chân tách chân
Hoạt động
Học có chủ đích
PTTC
- HĐTD: Bé thử làm vận động viên lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng
-TC: Nhảy tiếp sức
KPXH
- Hãy kể về gia đình bé
PTTM
-HĐTH: Vẽ người thân của bé( ĐT)
PTTM
- HĐ ÂN : Cả nhà thương nhau
- VĐ : Theo lời ca
- NH : Chỉ có một trên đời
- TC : Nghe tiếng hát tìm về nhà
PTNT
- HĐLQVT: Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6 .
Hoạt động ngoài trời
1.Hoạt động có chủ đích
-Trò chuyện về gia đình bé
- Quan sát tranh việc tốt của bé 
- Trò chuyện về sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè 
- Quan sát tranh về về công việc của bố, mẹ và những hoạt động…
- Trò chuyện về nhu cầu về gia đình mình.
*Mục đích yêu cầu;
- Trẻ biết về các thành viên trong gia đình...
- Trẻ biết giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày 
- Trẻ biết được công việc của các thành viên..
- Trẻ biết nhu cầu sống của gia đình mình… 
2. Hoạt động tập thể
*Trò chơi vận động:Tìm đúng nhà
* Trò chơi học tập: Ai nói đúng
*Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, bỏ khăn, Nu na nu nống…Rồng rắn
3. Chơi tự do: Cô cho trẻ chơi theo những đồ chơi trẻ thích…
Hoạt động góc
1 – Góc phân vai : Bán hàng, gia đình,phòng khám
2 – Góc xây dựng : xây dựng ,lắp ghép ngôi nhà nông thôn và. trang trí phù hợp . 
3 – Góc nghệ thuật : - Hát, vận động theo nhạc, bài “Cả nhà thương nhau”và một số bài liên quan đến chủ đề
- Cắt dán ảnh trên báo, tô màu tranh người thân trong gia đình, xé dán tranh tặng mẹ, nặn đồ duingf tặng người thân,vẽ người thân yêu trong gia đình 

File đính kèm:

  • docChu de Gia dinh lop lon nam 2014215.doc