Giáo án Gia đình thân yêu của bé

- Chân cô đứng tự nhiên, 1 tay thẳng, 1 tay cong khuỷu tay, chân dậm đều kết hợp lời bài hát, đồng thời tay đưa lên, đưa xuống.

* Cho trẻ vận động theo cô

- Cô cho cả lớp vận động cùng cô nhiều lần.

- Cho tổ , nhóm , cá nhân vận động cùng cô

- Quá trình trẻ vận động, cô động viên và sửa sai cho trẻ

* Các con vừa vận động bài gì ?

- Giáo dục trẻ biết phối hợp cùng bạn vận động không xô đẩy

 

doc51 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Gia đình thân yêu của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu không 
 cúi
 - N1: Hai tay đưa về phía trước, lòng bàn tay ngửa.
 - N2: Hai tay đưa lên cầm 2 tai kéo sang trái , sang phải
+ Động tác bụng:
 - TTCB: Hai tay chống hông, chân đứng rộng bằng vai
 - N1: Quay người sang trái 90o
 - N2: Về TTCB -> Sau đó đổi bên
+ Động tác chân:
 - TTCB: Hai tay thả xuôi, chân rộng bằng vai, đầu không cúi.
 - N1: Hai tay thả xuôi xuông, ôm 2 đầu gối, người cúi xuống
 Mắt nhìn thẳng, xoay đầu gối bên trái.
 - N2: Về TTCB và sau đó xoay đầu gối đổi bên.
b/ VĐCB: Bò trong đường hẹp.
- Cô làm mẫu 1-2 lần kết hợp với giảng giải cho trẻ biết: đầu tiên cô cúi xuống qùi đầu gối, lòng bàn tay đặt sát nền nhà.Cô bò chân nọ tay kia bò hết đường cô đứng lên lấy đồ chơi chạy về tặng búp bê.
- Mời 1 trẻ khá lên chơi trước
- Trẻ thực hiện: Cho từng tốp 2-3 trẻ lên chơi.
Cô nhắc trẻ bò không cúi đầu, lưng thẳng không xô đẩy nhau, không chạm vào dây, cô động viên khích lệ trẻ mạnh dạn
c/ TCVĐ: Nu na nu nống
- Cô nói cách chơi sau đó cho trẻ chơi cùng cô.
* HĐ3: Hồi tĩnh
- Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1 phút.
Hoạt động của trẻ
- Trẻ đi theo yêu cầu của cô.
- Tập theo cô từng động tác, mỗi động tác tập 3 lần
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Cả lớp xem bạn chơi.
- Trẻ chơi theo tốp mỗi trẻ 
chơi 2 lần.
- Chơi 3 lần
- Trẻ đi nhẹ nhàng
 Hoạt động ngoài trời
 * HĐCMĐ: Quan sát “ Cây Phượng”
 * TCVĐ: “Bắt bướm”
 * Chơi tự do: 
 Cô bao quát trẻ chơi.
 Hoạt động góc:
 Hoạt động chiều:
 Hướng dẫn trò chơi mới: Lộn cầu vồng.
1. Mục đích:
 - Phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu.
2. Luật chơi:
 - Đọc đến câu thơ cuối cùng, hai trẻ lộn nửa vòng quay lưng vào nhau
 (hoặc đối mặt nhau).
3. Cách chơi:
 - Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Cứ dứt mỗi tiếng,trẻ lại vung tay sang ngang 1 bên.
 - Lộn cầu vồng . – Có chị mười ba.
 Nước trong nước chảy. Hai chị em ta.
 Có cô mười bảy. Ra lộn cầu vồng.
Đọc đến tiếng cuối cùng thì cả hai cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay. Đến tiếng cuối cùng, trẻ lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu.
* Chơi tự do với đồ chơi: Cô bao quát trẻ chơi.
Vệ sinh- trả trẻ
Đánh giá các HĐ trong ngày của trẻ.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010
 Hoạt động có chủ đích
 Phát triển ngôn ngữ
 Đọc thơ cho trẻ nghe : Trăng 
 I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: - Trẻ lắng nghe cô đọc bài thơ “Trăng” cảm nhận được vần điệu của bài thơ. Đọc thơ cùng cô.
- Kỹ năng: - Nghe có chủ định 
- Giáo dục: - Trẻ bộc lộ vui sướng khi đọc bài thơ cùng cô.
 II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ bé ngắm trăng, có, đèn ông sao...
 - Đàn ghi bài hát: “ánh trăng hoà bình”.
III. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:
 Cô hát cho trẻ nghe bài “ánh trăng hoà bình” hỏi trẻ:
+/ Các con đã thấy trăng chưa?
+/ Cô đưa bức tranh bé ngắm trăng ra cho trẻ xem và hỏi: 
 Ai đây? Đang làm gì? Trăng như thế nào?(Cô nói cho trẻ biết trăng tròn).
* Hoạt động 2: 
 Cô đọc thơ cho trẻ nghe 
+/ Cô đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ 2-3 lần hỏi trẻ tên bài thơ.
+/ Cô đọc chậm rõ lời khuyến khích trẻ đọc theo.
+/ Mời 2 tổ thi đua nhau đọc cùng cô.
Kết thúc: Cho trẻ chơi rước đèn.
-Trò chuyện cùng cô
Trẻ trả lời
- Trẻ xem tranh: Bé..., 
Trăng tròn
- Nghe cô đọc thơ
- Trẻ đọc thơ theo cô
- Từng tổ đọc theo cô
- Cả lớp chơi
 Hoạt động ngoài trời.
 HĐCMĐ: “Quan sát thời tiết”
 TCVĐ: “Nu na nu nống”
 * Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi.
 Hoạt động góc
 Hoạt động chiều
 Ôn luyện.
 Cho trẻ xâu vòng tặng mẹ.
 Vệ sinh – trả trẻ
 Đánh giá các HĐ cuối ngày của trẻ.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ------------------------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 22 tháng 9 năm 2010
 Hoạt động có chủ đích
 Phát triển nhận thức
 Trò chuyện về tết trung thu:
 I: Yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Giúp trẻ hiểu hơn ý nghĩa của ngày tết trung thu, tết dành cho các bé, tết có chị Hằng, chú Cuội, có quà bánh trung thu.
 - Khuyến khích tinh thần mong muốn háo hức đón tết trung thu của bé
 - Trẻ biết được đêm tết trung thu có mâm cỗ, có múa sư tử,có đèn lồng,rước đèn ông sao và hứng thú hát cùng cô
 - Qua tranh trẻ biêt gọi tên và hành động của mọi người trong tranh.
 - Phát triển trí nhớ, ngôn ngữ, tưởng tượng cho trẻ
 2. Kĩ năng:
 - Trẻ nói rõ ràng trọn câu 5-6 từ.
 - Trẻ biết bắt chước một vài hành động của người trong tranh.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục trẻ có tình yêu thiên nhiên,yêu quê hương.
 - Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn vâng lời mọi người.
 II: Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ cảnh tết trung thu.
 - Đàn ghi bài hát rước đèn. 
 - Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ
 - Vị trí sân chơi hợp lý, thuận lợi cho việc trò chuyện vè ngày tết trung thu. 
III: Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Dự kiến HĐ của trẻ
* Hoạt động1: ổn định – giới thiệu bài
- Cô thu hút, dẫn trẻ đi tham quan và giới thiệu tranh về ngày tết trung thu.
- Cô trò chuyện với trẻ 1 số hình ảnh trong tranh,
Dẫn dắt vào nội dung chính: “Trò chuyện về ngày tết trung thu”.
- Cô hỏi trẻ 1 số câu hỏi và động viên , giúp đỡ trẻ trả lời.
- Đố các con sắp đến ngày tết gì mà có chị hằng, chú cuội xuống chơi. - Ngày tết trung thu sẽ có những gì?( bánh trung thu, đèn ông sao, đèn lồng).
- Bố mẹ đã mua gì cho các con?
- Các con có thích tết trung thu không? vì sao?
- Cô cho trẻ hát bài “Rước đèn dưới trăng” cùng cô.
* Họat động 2 : Cho trẻ chơi trò chơi.
 Múa sư tử và hát những bài hát có nội dung về ngày tết trung thu.
- Trẻ đi tham quan .
- Trẻ quan sát và biết được 1 số hình ảnh trong tranh theo gợi ý của cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu.
- Trẻ trả lời 1 số câu hỏi cô đưa ra
- Trẻ chơi trò chơi.
 Hoạt động ngoài trời
HĐCMĐ: “ Quan sát cây xoài”
 TCVĐ: Gieo hạt 
 * Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi.
 Hoạt động góc
Hoạt động chiều.
 Cho trẻ làm quen bài : “Rước Đèn”
1. Yêu cầu:
 - Trẻ hứng thú hát theo cô., biết được tên bài hát.
2. Chuẩn bị:
 - Cô hát thuộc bài hát, hát diễn cảm
 - Đàn ghi bài hát
3. Chuẩn bị:
- Cô cho trẻ xem chiếc đèn ông sao
- Hỏi trẻ: Cái gì đây? 
- Các con có bíêt sắp đến ngày gì không?Đó là ngày gì?
- Vào đêm rằm trung thu bố mẹ thường mua gì cho các con.
- Đó cũng là nôin dung bài hát: “Rước đèn”mà hôm nay cô cho các con làm quen đấy, các con có thích không?
- Cô hát trẻ nghe 2 lần
- Cho cả lớp hát theo cô nhiều lần.
- Quá trình trẻ hát cô động viên khuyến khích trẻ hát to, hát rõ lời.
- Các con vừa hát bài gì?
- Cho cả lớp hát lại lần cuối.
* Kết thúc: Cho trẻ chơi T/c: “Lộn cầu vồng”
 Vệ sinh- trả trẻ
 Đánh giá các HĐ cuối ngày của trẻ
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010
 Hoạt động có chủ đích
Phát triển tình cảm – xã hội
 Âm nhạc: DH: “Rước Đèn”
 NH: Rước đèn dưới trăng
 Chơi: Rước đèn.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: - Trẻ hứng thú nghe cô hát, nhớ tên bài hát và thích hưởng ứng cùng cô.
 - Trẻ hát được theo cô bài “Rước Đèn” hứng thú hát.
2.Kỹ năng: - Trẻ biết kỹ năng vận động nhịp nhàng theo nhịp lời bài hát (1 tay duỗi thẳng ,1 tay cong nhấc lên nhấc xuống giống rước đèn ông sao , chân dậm đều.
3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ, có tình yêu quê hương ngoan ngoãn vâng lời cô giáo, người lớn tuổi.
II. Chuẩn bị:
 - Đàn ghi các bài hát
 - Đèn ông sao
 - Cô vận động tốt bài: “Rước đèn”
III. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Dự kiến HĐ của trẻ.
* HĐ1: Vận động: Bài “Rước đèn”
- Cô đưa đèn ông sao ra giới thiệu với trẻ.
- Cô có gì đây?
- Đèn ông sao có đẹp không?
- Đèn có màu gì?
- Thế chúng mình có biết đèn ông sao để rước vào ngày gì không?
- Vào ngày 15 /8 ( âm lịch) hàng năm là ngày tết trung thu, ban đem trăng rất sáng, các bạn đều có đèn ông sao, đèn lồng được bố mẹ đưa đi đến để rước đèn. Thế các con có thích rước đèn trong đêm trung thu không?
- Hôm nay cô sẽ dạy các con cách vận động bài: “Rước đèn” để đem trung thu sắp tới các con rước đèn thật giỏi nhớ chưa nào?
* Cô vận động mẫu cho trẻ xem: 2 lần
L2: Có phân tích cách vận động rõ ràng.
- Chân cô đứng tự nhiên, 1 tay thẳng, 1 tay cong khuỷu tay, chân dậm đều kết hợp lời bài hát, đồng thời tay đưa lên, đưa xuống.
* Cho trẻ vận động theo cô 
- Cô cho cả lớp vận động cùng cô nhiều lần.
- Cho tổ , nhóm , cá nhân vận động cùng cô
- Quá trình trẻ vận động, cô động viên và sửa sai cho trẻ
* Các con vừa vận động bài gì ?
- Giáo dục trẻ biết phối hợp cùng bạn vận động không xô đẩy 
* HĐ2 : Nghe hát : “Rước đèn dưới ánh trăng“
- Cô hỏi trẻ : Đố các bạn đèn ông sao có mấy cánh . Trẻ không nói để cô đếm cho trẻ nói theo và cô cũng có bài hát rước đèn dưới ánh trăng , giờ cô sẽ hát tặng các con ...
- Cô hát lần 1, không ming hoạ 
- Hát lần 2-3 , minh hoạ theo động tác, khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
Kết thúc : Cho trẻ vận động đi ra ngoài
Đèn ông sao
 Có ạ
Màu đỏ, xanh...
Đêm trung thu
Có ạ
Trẻ chú ý xem cô vận động.
Cả lớp vận động cùng cô.
Bài rước đèn.
5 cánh
Chú ý nghe cô hát
 Hoạt động ngoài trời.
 HĐCMĐ: “Quan sát đồ chơi có màu xanh”
 TCVĐ : Dung dăng dung dẻ
 CTD : Cô bao quát trẻ chơi
Hoạt động góc
 Hoạt động chiều
* Cho trẻ xem tranh về gia chủ đề
Cô trò chuyện với trẻ, hỏi trẻ trong gia đinh mình có những ai.
Thế hàng ngày ông thường làm gì?
Bà của con làm gì?
Cô có tranh vẽ về cảnh sinh hoạt gia đình các con xem đây là ai?
Bé đang làm gì?
Lần lượt cho trẻ xem tranh cô đã chuẩn bị
Đàm thoại cùng trẻ 
Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người lớn tuổi, người thân trong gia đình.
Kết thúc : Cô và trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
* Chơi tự do với đồ chơi ( Cô bao quát trẻ chơi)
 Vệ sinh – Trả trẻ.
Đánh giá các HĐ trong ngày của trẻ. 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 --------------------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 24 tháng 9 năm 2010
 Hoạt động có mục đích
 Phát triển tình cảm – Xã hội.
 Xâu vòng tặng chị Hằng
 I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết tay phải cầm dây, tay trái cầm hạt, để xâu các hạt vào dây thành vòng tặng chị Hằng.
- Kỹ năng: 	Luyện kỹ năng xâu
- Giáo dục: Trẻ thích được chơi xâu vòng 
 II. Chuẩn bị: 
 - Mỗi trẻ 1 rổ, 1-2 dây, hạt các màu
- Nơi bày sản phẩm có tranh chị Hằng
III. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:
 - Trò chuyện với trẻ: Sắp đến ngày trung thu, ngày tết trung thu có ai? Các con có muốn xâu vòng tặng chị Hằng không?
* Hoạt động 1: Xâu vòng
- Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ quan sát và đàm thoại các câu hỏi.
- Muốn xâu vòng cần có những gì?
- Tay phải cầm gì?
- Tay trái cầm gì ? hạt màu gì?
- Khi xâu vòng cô làm gì?
- Vòng này để tặng ai?
- Cho 1 trẻ lên xâu trước.
- Trẻ thực hiện
- Cho cả lớp cùng chơi, cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi, kết hợp hỏi trẻ câu hỏi: Con chơi gì đây? Con xâu vòng tặng ai?
Trẻ xâu vòng cô giúp trẻ buộc lại thành vòng. Khuyến khích trẻ xâu nhanh, xâu được nhiều vòng.
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
Kết thúc cho trẻ đưa vòng lên tặng Chị Hằng
-Trẻ kể tên
- Có ạ!
- Trẻ xem cô xâu và đàm thoại theo câu hỏi của cô.
- Dây, hạt
- Cầm dây
- Cầm hạt...
- Cô buộc dây lại
- Tặng chị Hằng ạ!
- 1 trẻ lên xâu trước
- Trẻ chơi xâu vòng.
- Xâu Vòng
- Tặng chị Hằng
- Trẻ đưa vòng lên tặng chị Hằng
 Hoạt động ngoài trời
 HĐCMĐ: Quan sát tranh về tết trung thu
 TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
 Chơi tự do : Cô bao quát trẻ chơi
 Hoạt động góc
 Hoạt động chiều:
 Vui tết trung thu. 
 vệ sinh - trả trẻ
 Đánh giá các HĐ trong ngày của trẻ.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 --------------------------------------------------------------------
 Kế hoạch giáo dục chủ đề: gia đình thân yêu của bé 
 Tuần 3: (Từ ngày 27/9 đến ngày 1/10)
 Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010
 Đón trẻ
 - Cô trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình bé có Ông, bà, bố mẹ, anh, chị......
 -Trẻ biết được công việc của các thành viên trong gia đình
- ở nhà, mẹ các con thường phải làm gì? Bố làm gì?
- Ngày nghỉ bố mẹ thường đưa các con đi chơi ở đâu
- Cô trò chuyện với trẻ về tên một số bạn trong lớp, đặt một số câu hỏi gợi mở chủ đề của hoạt động chơi tập có chủ đích.
- Hàng ngày đến lớp các con làm những gì?
- Khi chơi các con chơi với ai? Nhiều bạn chơi có thích không?
 Thể dục sáng:
 Tập với bài: “ồ sao bé không lắc”
1. Khởi động: 
 - Cho trẻ nối đuôi nhau đi thành vòng tròn, kết hơp các kiểu đi..
2. Trọng động: 
+ Động tác Hô hấp " Ngửi hoa"
 - Đưa 2 tay lên mũi hít thật sâu để " ngửi hoa"rồi thở mạnh ra 2-3 lần 
+ Động tác tay:
 - TTCB: Đứng tự nhiên, chân rộng bằng vai, tay thả xuôi, đầu không 
 cúi
 - N1: Hai tay đưa về phía trước, lòng bàn tay ngửa.
 - N2: Hai tay đưa lên cầm 2 tai kéo sang trái , sang phải
+ Động tác bụng:
 - TTCB: Hai tay chống hông, chân đứng rộng bằng vai
 - N1: Quay người sang trái 90o
 - N2: Về TTCB -> Sau đó đổi bên
+ Động tác chân:
 - TTCB: Hai tay thả xuôi, chân rộng bằng vai, đầu không cúi.
 - N1: Hai tay thả xuôi xuông, ôm 2 đầu gối, người cúi xuống
 Mắt nhìn thẳng, xoay đầu gối bên trái.
 - N2: Về TTCB và sau đó xoay đầu gối đổi bên.
3. Hồi tĩnh: Cô và trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập ( 1- 2 p)	 
 * Hoạt động có chủ đích.
 Phát triển thể chất. 
 VĐCB : Đi theo đường ngoằn ngoèo (L2)
 TCVĐ: Mèo và chim sẻ
I. Yêu cầu: 
+) Kiến thức:- Trẻ tập thành thạo BTPTC cùng cô
 - Trẻ mạnh dạn đi trong đường ngoằn ngoèo, đi đúng tư thế, đi không chạm vạch, chân đứng sát vạch chuẩn theo yêu cầu của cô.
 - Trẻ hứng thú chơi trò chơi: "Mèo và chim sẻ"
+) Kỹ năng: - Rèn luyện cho trẻ tính khéo léo,kiên trì, mạnh dạn và có nề nếp thói quen trong các hoạt động
 - Phát triển khả năng định hướng trong không gian và khả năng phối hợp giữa tri giác với vận động.
+) Thái độ: - Giáo dục trẻ không xô đẩy bạn khi chơi, biết nhường nhịn ,giúp đỡ bạn.
 - Trẻ tích cực, hào hứng tập theo hướng dẫn của cô
 - Có ý thức tổ chức kỷ luật.
II. Chuẩn bị: 
 - Kẻ 2 vạch làm đường ngoằn ngoèo dài từ 1,5 -2m, khoảng cách giữa 2 vạch từ 30 - 35cm.
 - Vạch làm chuẩn, đồ chơi , mô hình cô giáo và các bạn đang chơi . Tâm thế trẻ thoải mái, khoẻ mạnh
 - Phòng tập sạch sẽ thoáng mát.
III. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
* Hoạt động1: Khởi động: Cô cùng trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi. Sau đó cho trẻ đúng thành vòng tròn.
* Hoạt động 2:
Trọng động: BTPTC: Tập vơi bài:" Chim Sẻ"
+ ĐT1: Thổi lông chim
- TTCB: Đứng thẳng, hai tay thả xuôi.
- Chân trái đưa ra, hai tay đưa lên miệng, thổi hơi ra
- Về TTCB.
+ ĐT 2: Chim vẫy cánh.
- TTCB: Đứng thẳng, hai tay thả xuôi
- Chân đưa ra, hai tay dang ngang vẫy.
- Về TTCB
+ ĐT3: Chim mổ thóc.
- TTCB: Đứng thẳng, hai tay thả xuôi.
- Chân đưa ra cúi người xuống, tay đưa xuống sàn nhà mổ tốc ,tốc ...
- Về TTCB.
+ ĐT4: Chim bay.
- Đi vòng tròn,hai tay dang ngang vẫy
* Họat động3: VĐCB" Đi trong đường ngoằn ngoèo"
- Cô cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng ngang.
- Đố các con đây là đường đến nhà ai?
- Muốn đến được nhà Gấu phải đi qua con đường như thế nào?
- Cô nhắc lại.
+ Cho trẻ thực hiện:
- Cho 1 trẻ khá lên thực hiện.
- Cô vừa quan sát vừa động viên trẻ
- Lần lượt cho 2 trẻ 2 tổ lên thi đua nhau
- Cho cá nhân thi đua.
- Quá ttrình trẻ thực hiện cô quan sát và động viên trẻ.
- Các con vừa đến nhà ai?
- Đến nhà Gấu phải đi qua con đường như thế nào?
- Cô nhận xét quá trình trẻ thực hiện
- Động viên trẻ kịp thời
* TCVĐ:Mèo và chim sẻ
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
 Dự kiến HĐ của trẻ
Trẻ thực hiện
Trẻ tập BTPTC.
Mỗi động tác tập 3 – 4 lần
- Nhà Gấu mi sa
- Đường ngoằn ngoèo
1 trẻ thực hiện
Trẻ cả lớp thực hiện
Gấu mi sa
- Đường ngoằn ngoèo
Trẻ chơi trò chơi
 Hoạt động ngoài trời
 * HĐCMĐ: Quan sát “ Cây Phượng”
 * TCVĐ: “Mèo và chim sẻ”
 * Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi.
 Hoạt động góc:
 Hoạt động chiều:
 Hướng dẫn trò chơi mới : Lộn cầu vồng.
1. Mục đích:
 - Phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu.
2. Luật chơi:
 - Đọc đến câu thơ cuối cùng, hai trẻ lộn nửa vòng quay lưng vào nhau
 (hoặc đối mặt nhau).
3. Cách chơi:
 - Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Cứ dứt mỗi tiếng,trẻ lại vung tay sang ngang 1 bên.
 - Lộn cầu vồng . – Có chị mười ba.
 Nước trong nước chảy. Hai chị em ta.
 Có cô mười bảy. Ra lộn cầu vồng.
Đọc đến tiếng cuối cùng thì cả hai cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay. Đến tiếng cuối cùng, trẻ lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu.
* Chơi tự do với đồ chơi: Cô bao quát trẻ chơi.
 Vệ sinh- trả trẻ
 Đánh giá các HĐ trong ngày của trẻ.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ------------------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 28 tháng 9 năm 2010
 Hoạt động có chủ đích
 Phát triển ngôn ngữ
 Chuyện : Cháu chào ông ạ (l2)
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:- Trẻ nhớ được tên chuyện, tên các nhân vật trong chuyện:“Cháu chào ông ạ”
 -Trẻ nhớ được phần nào nội dung câu chuyện
 -Trẻ kể được theo cô một số tình tiết chuyện theo tranh
2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng trả lời các câu hỏi về tên chuyện, tên các nhân vật tro

File đính kèm:

  • docchu de nha tre 2436ve gia dinhva co giao.doc