Giáo án GDCD Lớp 9 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (Tiết 1+2)

Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN

 ( Tiếp theo )

1. MỤC TIÊU :

 a. Kiến thức:

 - HS cần hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ýư nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật.

 b. Kĩ năng:

 - Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật.

 - Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.

 - Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình.

 c. Thái độ:

 - Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân.

 - ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân,

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

 a- Giáo viên : - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.

 - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm.

 b- Học sinh :- Học thuộc bài cũ. - Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1- ổn định tổ chức

 2- Kiểm tra bài cũ (5’)

- Em hiểu thế nào là hôn nhân ? Tìm hiểu nơi em cư trú có trường hợp vi phạm về hôn nhân không? Vi phạm điều gì? Hậu quả của nó như thế nào

 * Giới thiệu bài :

GV thuyết trình : Câu tục ngữ “ Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”: sự hòa thuận, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng được tạo lập trên cơ sở tình yêu chân chính và sự thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mỗi con người trong hôn nhân.

 3- Dạy nội dung bài mới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (Tiết 1+2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN 
 TRONG HÔN NHÂN (Tiết 1)
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu khái niệm hôn nhân và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam. Các điều kiện để được kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, ý nghĩa của việc nắm vững và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân, tác hại của việc kết hôn sớm.
 2- Kĩ năng:
- Biết phân biệt hôn nhân hợp pháp và hôn nhân bất hợp pháp. Biết ứng xử những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân, không vi phạm qui định pháp luật về hôn nhân.
 3- Thái độ:
- Tôn trọng qui định của pháp luật về hôn nhân, ủng hộ việc làm đúng, phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghiac vụ của công dân trong hôn nhân.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 1- Giáo viên:
- SGK + SGV, nghiên cứu tài liệu soạn bài.
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bảng phụ.
 - Các thông tin, số liệu thực tế có liên quan
 - Giấy khổ lớn, bút dạ
 - Băng hình nói về hôn nhân, gia đình, đầu video ( nếu có)
 2- Học sinh:- Học và làm bài tập cũ.- chuẩn bị bài mới.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1/ Ổn định tổ chức.
 2- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Em hãy cho biết nhiệm vụ của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước ? Liên hệ bản thân.
 */ Giới thiệu bài: 
 3- Dạy nội dung bài mới
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 1
Tìm hiểu về những thông tin của phần đặt vấn đề.
.
 Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân của T và K ? Gây hậu quả gì ? 
Nhóm 2 : Em có suy nghĩ gì về tình yêu giữa M và H ? Hậu quả ?
-Qua thông tin trên em hãy cho biết đó có phải là hôn nhân hợp pháp không ? Cuộc sống của họ sẽ như thế nào?
-Em thấy cần rút ra bài học gì cho bản thân?
Em quan niệm như thế nào là tình yêu?
Cơ sở của tình yêu chân chính là gì ?
-( Tình yêu chân chính dựa trên cơ sở:
 - Là sự quyến luyến của hai người khác giới.
- Sự đồng cảm giữa hai người.
- Quan tâm sâu sắc, chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
- Vị tha, nhân ái - Chung thủy)
Những sai trái thường gặp trong tình yêu là gì ? 
-Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào?
-Thế nào là hôn nhân trái pháp luật?
-Tuổi đủ kết hôn là bao nhiêu?
-Em hiểu trách nhiệm của vợ chồng trong gia đình như thế nào?
 Hoạt động 2
 Tìm hiểu nội dung bài học
Qua tìm hiểu trên em hiểu thế nào là hôn nhân
-Để có hôn nhân bền vững thì cần có tình yêu như thế nào? (-> - Phải có tình yêu chân chính, xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc hiểu, thông cảm, tôn trọng, tin tưởng nhau có trách nhiệm, vị tha, nhân ái
 - Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.)
-
-Hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính có nghĩa là thế nào?
Gợi ý HS phân tích ví dụ thực tế 
Định hướng cho HS ở tuổi HS trung học cơ sở về tình yêu và hôn nhân. Đồng thời hiểu rõ về ngững quy định của pháp luật về hôn nhân.
I- ĐẶT VẤN ĐỀ: (20’)
 1- Chuyện của T:
 2- Nỗi khổ của M
* Bài học cho bản thân
- Xác định đúng vị trí của mình hiện nay là HS trung học cơ sở
- Không yêu, lấy chồng quá sớm
- Phải có tình yêu chân chính và hôn nhân đúng pháp luật quy định.
HS trả lời cá nhân
-> Tình yêu phải xuất pháp từ sự đồng cẩm sâu sắc giữa 2 người là sự chân thành, tôn trọng nhau.
-> Hôn nhân đúng pháp luật là hôn nhân trên cơ sở tình yêu chân chính.
-
=>Những sai trái trong tình yêu :
- Thô lỗ, nông cạn và cẩu thả trong tình yêu - Vụ lợi, ích kỷ
- Không nên nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. - Không nên yêu quá sớm)
=> Hôn nhân trái pháp luật: không dựa trên tình yêu chân chính: vì tiền, vì dục vọng, bị ép buộc...
-> + Nam : Đủ 20 tuổi
 + Nữ : Đủ 18 tuổi
-> Thương yêu, bình đẳng, tin tưởng nhau.
II- NỘI DUNG BÀI HỌC: (15’)
 1- Hôn nhân là gì ?
- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
HS trả lời cá nhân
-> Là vì tiền vì danh vọng, bị ép buộc sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh như T và M
HS liên hệ thực tế, lấy VD minh chứng
HS nhận biết về hậu quả của những cuộc hôn nhân không có tình yêu.
HS nhận biết về sự đúng đắn trong tình yêu và hiểu rõ về những quy định của pháp luật về hôn nhân.
 4-Củng cố, luyện tập: (4’)
GV: Cho hs làm bài tập “ Ai nhanh trí” Bài tập 1 ( SGK-43 )
 Chia lớp thành hai nhóm thi đua với nhau
 a. Được kết hôn khi nam nữ đủ 20 tuổi.
 b. Cha mẹ có quyền quyết định chuyện hôn nhân của con.
 c. Không nên yêu quá sớm.
 d. Kết hôn là chuyện của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp.
 đ. Cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ khi tìm bạn đời.
 e. Cấm kết hôn giữa những người có họ hàng trong phạm vi 3 đời.
 f. Vợ không có quyền trong gia đình.
 g. Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu có mới có hạnh phúc.
HS: Thi đua với nhau. ( lên bảng khoanh tròn vào đáp án đúng )
GV: Nhận xét, công nhận nhóm thắng cuộc. Giáo dục hs.
 5- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (1’)
Học nội dung bài học 1 trong SGK.
Tìm hiểu phần còn lại của bài học
+ Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam?
+ Quyền và nghiac vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân?
 - Bài tập: Tìm hiểu nơi em cư trú có trường hợp vi phạm về hôn nhân không? Vi phạm điều gì? Hậu quả của nó như thế nào?
Ngày soạn:22/1/2016
Tiết 23 
Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN 
 ( Tiếp theo )
1. MỤC TIÊU :	
 a. Kiến thức: 
 - HS cần hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ýư nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật.
 b. Kĩ năng:
 - Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật.
 - Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.
 - Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình.
 c. Thái độ:
 - Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân.
 - ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân,
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 a- Giáo viên : - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 - Bảng phụ, phiếu học tập. - Một số bài tập trắc nghiệm.
 b- Học sinh :- Học thuộc bài cũ. - Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1- ổn định tổ chức
 2- Kiểm tra bài cũ (5’)
- Em hiểu thế nào là hôn nhân ? Tìm hiểu nơi em cư trú có trường hợp vi phạm về hôn nhân không? Vi phạm điều gì? Hậu quả của nó như thế nào
 * Giới thiệu bài :
GV thuyết trình : Câu tục ngữ “ Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”: sự hòa thuận, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng được tạo lập trên cơ sở tình yêu chân chính và sự thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mỗi con người trong hôn nhân. 
 3- Dạy nội dung bài mới.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2
 Tìm hiểu nội dung bài học (tiếp )
 */ Thảo luận:
Tổ chức cho HS thảo luận những nguyên tắc cơ bản, những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân và ý nghĩa của các quy định dó.
Nhóm 1: Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
Nhóm 2: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân là gì ?
Giải thích quy định này là tối thiểu. Do yêu cầu kế hoạch hóa gia đình, nhà nước khuyến khích nam 26, nữ 22 tuổi mới kết hôn.
Kết hợp giải thích nội dung khó ( cùng dòng máu trực hệ, quan hệ 3 đời)
Yêu cầu HS đọc khoản 12,13 điều 8 trong SGK
Nhấn mạnh thủ tục kết hôn là cơ sở pháp lý của hôn nhân đúng quy định, có giá trị pháp lý. Lấy ví dụ thực tế của những gia đình không làm thủ tục kết hôn gây hậu quả như thế nào.
Nhóm 3: Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng?
Giải thích và lấy ví dụ thực tế minh họa, phê phán quan điểm ngày nay trong cơ chế thị trường người chồng lo kiếm tiền, phụ nữ chỉ nên ở nhà lo việc gia đình.
Yêu cầu HS đọc điều 64 HP 1992 và Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ( SGK-42)
Nhóm 4 : Trách nhiệm của công dân và HS như thế nào ?
-Vì sao pháp luật lại có những qui định chặt chẽ như vậy? Việc đó có ý nghĩa như thế nào?
 Hoạt động 3
 Hướng dẫn HS giải bài tập SGK
Yêu cầu HS cả lớp làm bài tập ( SGK trang 43
 II- NỘI DUNG BÀI HỌC (15’
2- Những qui định của pháp luật về hôn nhân:
HS thảo luận theo nhóm , đại diện trả lời
Nhóm 1 thảo luận và trả lời:
a- Những nguyên tắc cơ bản về hôn nhân ở Việt Nam
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng.
- Nhà nước tôn trọng và bảo vệ về pháp lý cho hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiẹn chính sách dân số và kế hoạch giá gia đình.
Nhóm 2 thảo luận và trả lời : 
b- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:
* Được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.
* Cấm kết hôn:
- Người đang có vợ, có chồng
- Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần, mắc bệnh)
- Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng, con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Giữa những người cùng giới.
* Thủ tục kết hôn
-Đăng ký kết hôn ở ủy ban nhân dân xã, phường.
- Được cấp giấy chứng nhận kết hôn
Nhóm 3 thảo luận và trả lời :
c- Quy định của quan hệ vợ và chồng
- Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
Nhóm 4 thảo luận và trả lời :
3. Trách nhiệm của công dân và học sinh:
- Thái độ tôn trọng nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân. Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân.
- Với học sinh, chúng ta phải đánh giá đúng bản thân , hiểu được nội dung ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình. Thực hiện đúng trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình, xã hội
=> Để mọi công dân hiểu, thực hiện, tránh vi phạm
- Đảm bảo quyền của công dân trong hôn nhân. Hai bên tự tìm hiểu, tự đến với nhau với tình cảm chân thật không chung vợ chung chồng; vợ chồng có quyền lợi như nhau
 III- BÀI TẬP ( 15’)
- Bài tập 2 ,4, 5, 8( SGK- 43, 44) 
4- Củng cố , luyện tập (9’)
GV: Tổ chức cho HS trò chơi sắm vaigiải quyết các tình huống
 Tình huống 1:
Hòa bị gia đình ép gả cho gia đình giàu có khi mới 16 tuổi.
 Tình huống 2:
Lan và Tuấn yêu nhau, kết hôn khi cả 2 vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, không đỗ đại học và không có việc làm.
 Tình huống 3:
Người chồng hành hạ, ngược đãi vợ con.
 5- Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà (1’)
- Bài tập , 3, , 6, 7, trang 43, 44 SGK
- Sưu tầm tục ngữ nói về hôn nhân - gia đình
- Xem bài 13" Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế"
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
* Tục ngữ:	- Con dại, cái mang
	- Cha muốn cho con hay, thầy muốn cho trò giỏi
	- Của chồng công vợ

File đính kèm:

  • docBai_12_Quyen_va_nghia_vu_cua_cong_dan_trong_hon_nhan.doc
Giáo án liên quan