Giáo án GDCD 9 - Tiết 25, Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh Trúc

Thảo luận nhóm (4’).

 Nhóm 1:

Tình huống : Một anh thanh niên phóng nhanh, vượt đèn đỏ đâm vào một em bé đi đường. Hãy chỉ ra lỗi của của anh thanh niên trong trường hợp này?

 Lỗi của anh thanh niên: Phóng nhanh,vượt đèn đỏ,đâm vào người đi đường.

Kết luận :Đây là hành vi vi phạm pháp luật có lỗi là không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi tham gia giao thông .

Nhóm 2:

Tình huống :Trên đường đi công tác ông Bá gặp một vụ tai nạn xảy ra mọi người đề nghị ông chở người bị thương nặng đến bệnh viện nhưng ông không đi vì việc gấp . Vậy theo em ông Bá có vi phạm pháp luật không ?

 Ông có vi phạm pháp luật vì không chịu cấp cứu người bị thương .Hành vi trái với quy định của pháp luật .

Cung cấp:Điều 102 BLHS tội không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà dẫn đến hậu quả chết người thì bị phạt cảnh cáo ,cải tạo không giam giữ đến 2 năm hặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm .

Nhóm 3:

Tình huống: Duy là học sinh lớp 9 do mê chơi điện tử nên Duy đã cúp tiết, trốn học đi chơi. Duy còn gây gỗ đánh nhau với bạn. Hãy chỉ ra lỗi của Duy trong trường hợp này?

 Lỗi của Duy: Cúp tiết, trốn học, đánh nhau.

Kết luận: Đây là hành vi vi phạm kỉ luật vì đã làm trái với những quy định trong nhà trường.

Nhóm 4:

Tình huống: Một người mắc bệnh tâm thần cướp giật túi tiền của người qua đường .Theo em có vi phạm pháp luật không?

 Không vi phạm pháp luật.

Giải thích : Năng lưc trách nhiệm pháp lí .Như trường hợp trên thì không có năng lực trách nhiệm pháp lí do không biết điều khiển việc làm của mình .

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 9 - Tiết 25, Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh Trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI PHẠM PHÁP LUẬT 
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN (Tiết 1)
Bài 15- Tiết:
Tuần dạy: 25
Ngày dạy:24/2/2016
1. MỤC TIÊU	
 1.1 Kiến thức:
 - Học sinh biết thế nào là vi phạm pháp luật và các loại vi phạm pháp luật.
 - Học sinh hiểu khái niệm trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí.
 1.2 Kĩ năng:
 - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
 - Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách xử sự phù hợp
 1.3 Thái độ:
 - Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
 - Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
2. TRỌNG TÂM
 - Vi phạm pháp luật và các loại vi phạm pháp luật.
 - Khái niệm trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí.
3. CHUẨN BỊ
 3.1 Giáo viên: 
 - SGK, SGV, bảng phụ, các bài báo về những vấn đề liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 
 3.2 Học sinh:
 - Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung và bài tập. 
4. TIẾN TRÌNH
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 4.2 Kiểm tra miệng
 Câu 1: Lao động là gì ? Theo em người lao động có quyền gì?(8 điểm)
Trả lời:
 Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. 
 Mọi công có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
 Câu 2: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2 điểm)
 4.3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Đặt vấn đề vào bài mới:
 Giáo viên đặt tình huống: Nam chạy xe 
không đội mũ bảo hiểm và cho rằng đây là ở 
thôn quê không cần phải đội.
´ Em hãy cho cô biết hành vi đó có được xem 
là vi phạm pháp luật không?
Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét.
=> Hành động chạy xe không đội mũ bảo hiểm của Nam như vậy là vi phạm pháp luật. Vậy vi phạm pháp luật là gì và có những loại vi phạm pháp luật nào? Cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề.
- Gọi học sinh đọc phần Đặt vấn đề SGK/52.
* Thảo luận nhóm (3’), đại diện nhóm trình bày. (Mỗi nhóm trả lời 2 hành vi).
Nhóm 1,2,3: Em hãy nêu những nhận xét trên và cho biết người thực hiện từng hành vi mắc lỗi gì ?
F Hành vi của ông Ân như vậy là sai .
+ Vi phạm qui tắc về quản lí an toàn công trình đô thị.
+Vi phạm pháp luật hành chính .
F Hành vi của Lê và bạn Lê là sai. Vi phạm pháp luật vì không thực hiện đúng quy định của pháp luật . 
+Vi phạm các qui tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông .
+Vi phạm pháp luật hành chính .
F Hành vi của người bị bệnh tâm thần là sai .
+ Xâm phạm tài sản nhà nước 
+ Làm thiệt hại tài sản nhà nước .
+ Hành vi trái pháp luật nhưng không bị coi là vi phạm pháp luật.
F Hành vi cướp giật của N là sai .
+ Cướp đoạt tài sản của công dân .
+Vi phạm pháp luật hình sự .
F Hành vi vay tiền không trả của Bà Tư là sai .
+ Xâm phạm tài sản của công dân. (Tranh chấp dân sự )
+Vi phạm pháp luật dân sự .
F Hành vi chặt cây không đặt biển báo của anh Sa như vậy là sai .
+Vi phạm qui tắc an toàn trong khu vực thi công .
+Vi phạm pháp luật hành chính .
Nhóm 4,5,6: Những hành vi đó đã gây ra hậu quả gì?
F Hành vi (1): Tắc cống, ngập nước.
F Hành vi (2): Thiệt hại người và của.
F Hành vi (3): Làm thiệt hại tài sản nhà nước . 
F Hành vi (4 ): Tổn thất tài sản.
F Hành vi (5 ): Thiệt hại người cho vay.
F Hành vi (6 ): Gây nguy hiểm cho người đi đường.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu về vi phạm pháp luật.
´ Em hãy cho cô biết như thế nào là vi phạm pháp luật?
- Vi phạm pháp luật: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
´ Có mấy loại vi phạm pháp luật ? Nêu các loại vi phạm pháp luật mà em biết ? 
F Có 4 loại vi phạm pháp luật:
- Vi phạm pháp luật hình sự.
- Vi phạm pháp luật hành chính.
- Vi phạm pháp luật dân sự.
- Vi phạm pháp luật kỉ luật.
´ Em hãy cho biết thế nào là vi phạm pháp luật hình sự ?Cho ví dụ?
F Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự. 
Ví dụ: cố ý gây thương tích nặng cho người khác, buôn ma túy, giết người,
´ Thế nào là vi phạm pháp luật hành chính? Cho ví dụ? 
F Vi phạm pháp luật hành chính: là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm. Ví dụ: Vi phạm luật an toàn giao thông (Lái xe quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm); lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm nơi buôn bán,
´ Thế nào là vi phạm pháp luật dân sự? Cho ví dụ? 
F Vi phạm pháp luật dân sự: là hành vi trái pháp luật , xâm hại tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản,) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở huux công nghiệp, Ví dụ: các hành vi như hành vi xâm phạm như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, tranh chấp đất đai, nhà ở, quyền thừa kế,
´ Thế nào là kỉ luật? Cho ví dụ? 
- Vi phạm kỉ luật: là những hành vi trái với quy định, quy tắc, quy chế, xác định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học. Ví dụ: học sinh đánh nhau, quay cóp trong thi cử, đi học muộn, không học bài,
 Thảo luận nhóm (4’).
 Nhóm 1:
´Tình huống : Một anh thanh niên phóng nhanh, vượt đèn đỏ đâm vào một em bé đi đường. Hãy chỉ ra lỗi của của anh thanh niên trong trường hợp này?
F Lỗi của anh thanh niên: Phóng nhanh,vượt đèn đỏ,đâm vào người đi đường. 
Kết luận :Đây là hành vi vi phạm pháp luật có lỗi là không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi tham gia giao thông .
Nhóm 2:
´Tình huống :Trên đường đi công tác ông Bá gặp một vụ tai nạn xảy ra mọi người đề nghị ông chở người bị thương nặng đến bệnh viện nhưng ông không đi vì việc gấp . Vậy theo em ông Bá có vi phạm pháp luật không ?
F Ông có vi phạm pháp luật vì không chịu cấp cứu người bị thương .Hành vi trái với quy định của pháp luật .
Cung cấp:Điều 102 BLHS tội không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà dẫn đến hậu quả chết người thì bị phạt cảnh cáo ,cải tạo không giam giữ đến 2 năm hặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm .
Nhóm 3:
´Tình huống: Duy là học sinh lớp 9 do mê chơi điện tử nên Duy đã cúp tiết, trốn học đi chơi. Duy còn gây gỗ đánh nhau với bạn. Hãy chỉ ra lỗi của Duy trong trường hợp này?
F Lỗi của Duy: Cúp tiết, trốn học, đánh nhau.
Kết luận: Đây là hành vi vi phạm kỉ luật vì đã làm trái với những quy định trong nhà trường.
Nhóm 4:
´Tình huống: Một người mắc bệnh tâm thần cướp giật túi tiền của người qua đường .Theo em có vi phạm pháp luật không?
F Không vi phạm pháp luật.
Giải thích : Năng lưc trách nhiệm pháp lí .Như trường hợp trên thì không có năng lực trách nhiệm pháp lí do không biết điều khiển việc làm của mình ..
Kết luận : Trường hợp nào là vi phạm pháp luật , trường hợp nào là không vi phạm pháp luật.
I.Đặt vấn đề: 
 SGK/52.
II. Nội dung bài học:
Vi phạm pháp luật:
- Vi phạm pháp luật: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
 Có các loại vi phạm pháp luật sau:
- Vi phạm pháp luật hình sự.
- Vi phạm pháp luật hành chính.
- Vi phạm pháp luật dân sự.
- Vi phạm pháp luật kỉ luật.
- Vi phạm pháp luật hình sự ( tội phạm): là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- Vi phạm pháp luật hành chính: là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.
- Vi phạm pháp luật dân sự: là hành vi trái pháp luật, xâm hại các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, chuyển dịch tài sản,...) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,...
- Vi phạm kỉ luật: là những hành vi trái với những quy định, quy tắc, quy chế, xác định trật tự, kỉ luật trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học.
4.4 Bài tập củng cố:
Bài tập 1/SGK: Em hãy xác định các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì ( hành chính,dân sự , hình sự hay kỉ luật ?
Hành vi
Vi phạm
pháp luật hành chính
Vi phạm pháp luật hình sự
Vi phạm pháp luât dân sự
Vi phạm kỉ luật
Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà.
ü
Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
ü
Trộm cắp tài sản của công dân.
ü
Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
ü
Giở tài liệu xem trong giờ kiểm tra.
ü
Vi phạm nội quy an toàn lao động của xí nghiệp
ü
Đi xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe.
ü
Bài tập 2: Hãy cho biết các hành vi đó có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
(1) A rất ghét B và có ý định sẽ đánh B một trận thật đau cho bõ ghét.
(2) Một người uống rượu say, đi xe máy và gây tai nạn.
(3) Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy một số đồ gỗ của nhà bên cạnh.
F Hành vi 1 và 3 không vi phạm pháp luật vì:
(1) Chưa gây ra hậu quả gì, mới chỉ là “ý định”.
(2) Em bé 5 tuổi -> chưa ý thức được việc làm của mình.
Hành vi (2) là vi phạm pháp luật vì đó là người hoàn toàn ý thức việc mình làm, gây ra hậu quả (gây tai nạn).
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
 *Đối với bài học ở tiết này : 
 - Học thuộc bài ghi.
 - Tìm hiểu các hành vi vi phạm pháp luật ở địa phương để làm cơ sở áp dụng trách nhiệm pháp lí cho tiết học sau .
 * Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
 - Nghiên cứu tiếp phần còn lại tiết sau tìm hiểu tiếp.
 - Xem lại các quyền công dân ở lớp 6,7,8 
 - Đọc trước phần tư liệu tham khảo SGK trang 54. 
 - Xem các bài tập ở nhà trước tiết sau làm tại lớp.
5. RÚT KINH NGHIỆM: 
. 

File đính kèm:

  • docBai_15_Vi_pham_phap_luat_va_trach_nhiem_phap_li_cua_cong_dan.doc