Giáo án GDCD 9 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Đinh Văn Bình

* Hoạt động 1:

- HS đọc từng hành vi.

- Nhận xét từng hành vi.

- Cả lớp trao đổi những hành vi nào có lỗi, những hành vi nào không vi phạm pháp luật.

- HS nhìn vào bảng trên phân loại vi phạm pháp luật.

- Cả lớp góp ý.

- Hành vi 1, 2, 4, 5, 6 là những hành vi có chủ ý. Hành vi 3 là không có chủ ý.

- Tại sao hành vi (3) không chịu trách nhiệm pháp lý?(Vì người đó không có năng lực trách nhiệm pháp lý)

Hành vi 1 vi phạm pháp luật hành chính.

Hành vi 2, 5 vi phạm pháp luật dân sự

Hành vi 4 vi phạm pháp luật hình sự

Hành vi 6 vi phạm kỉ luật.

- GV kết: chúng ta bước đầu đã tìm hiểu, nhận biết một số khái niệm liên quan đến vi phạm pháp luật. Đó là các yếu tố của hành vi vi phạm pháp luật.

* Hoạt động: Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật và phân loại vi phạm pháp luật.

- Qua các hoạt động trên, HS rút ra khái niệm thế nào là vi phạm pháp luật?

- Có những loại vi phạm nào?

- Cho ví dụ từng loại vi phạm qua báo chí, đài.

Cho HS làm bài tập áp dụng:

- Trong các ý kến sau đây ý kiến nào đúng, sai? Vì sao?

a. Bất kì ai phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự

b. Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.

c. Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm hình sự.

d. Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính.

Tổ chức cho HS xử lý các tình huống:

1. Nam là HS lớp 9 nhận chuyển gói hàng mà không biết gói hàng đó có ma túy.

2. Tú (14 tuổi) mượn xe máy của bố lạng lách, vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông

HS: ứng xử các tình huống

 GV kết: Con người luôn có các mối quan hệ, trong qúa trình thực hiện các qui tắc do Nhà nước ban ra thường có những vi phạm. Những vi phạm đó ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, xã hội. Hiểu được các hành vi vi phạm pháp luật sẽ giúp chúng ta tránh vi phạm, thực hiện tốt các qui định, làm ổn định xã hội.

 

doc50 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án GDCD 9 - Chương trình HKII - Năm học 2015-2016 - Đinh Văn Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CỘNG
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Hôn nhân.
Hôn nhân là gì? Những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân?
Em hãy nêu Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân?
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:2/3
Số điểm:2 
20%
Số câu:1/3
Số điểm:1 
10%
Số câu:1
Số điểm: 4 
30%
Kinh doanh và thuế.
Kinh doanh là gì? Thuế là gì ?
Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế ?
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:2/3
Số điểm: 2 
20%
Số câu:1/3
Số điểm:1 
10%
Số câu:1 
Số điểm:3 
30%
Lao động.
Nêu quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Em hiểu lao động là gì?
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1/4 
Số điểm: 3 
30%
Số câu:1/4 
Số điểm:1 
 10%
Số câu:1
Số điểm:4
40%
Tổng số câu 
Tổng số điểm, 
Tỉ lệ
Sốcâu: 2/3+2/3+1/4
Số điểm: 7
70%
Số câu:1/3+1/3+1/4
Số điểm: 3
30%
Số câu: 3
Số điểm:10 
100 %
Tuần 26: Soạn ngày: 28/02/2016.
Tiết 26: Dạy ngày: 01+03+05/03/2016. 
NGOẠI KHOÁ: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Kiến thức: 
Giúp HS:
 Hiểu rõ hơn một số vấn đề lý luận liên quan đến giá trị và kĩ năng sống, hiểu rõ hơn về một số giá trị bản sắc của dân tộc Việt Nam.
 2. Kĩ năng: HS biết cách tạo ra các trò chơi, lựa chọn trò chơi phù hợp và hiệu quả, kích thích tối đa sự cảm nhận giá trị ở người học.
 3. Thái độ: HS mong muốn mang những điều tốt đẹp đến mọi người.
II/CÁC PHƯƠNG PHÁP:
 - Động não
 - Xử lí tình huống
 - Liên hệ và tự liên hệ
 - Kích thích tư duy
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Tranh ảnh, câu chuyện về một số kiến thức đã học.
 - Trò chơi
IV/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/ Ổn định tổ chức lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
 3/ Bài mới :
 a) Khám phá: Gv nêu lí do của tiết học
 b) Kết nối: GV dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
 Hoạt động 1: 
Thảo luận, phân tích khái niệm giá trị
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu khái niệm giá trị là gì
* Cách tiến hành
GV: theo em hiểu giá trị là gì?
HS: Thảo luận nhóm
đại diện các nhóm trình bày
GV: chốt lại
GV: Giá trị truyền thống là gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét chốt lại
GV: Theo em có những giá trị nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét chốt lại
I. KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ. 
 - Giá trị theo nghĩa chung nhất đó là cái làm cho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọi người thừa nhận.
 - Theo tài liệu “Giáo dục giá trị” khái niệm giá trị có thể hiểu: Một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và mong muốn có được những thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người. Không chỉ có hàng hoá vật chất mà cả lý tưởng và những khái niệm đều có giá trị như: Sự thật, công lý, lương thiện.
a) Giá trị truyền thống: là những chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, cho những quan hệ ứng xử giữa người với người trong một cộng đồng, một gia cấp, một quốc gia, một dân tộc nhất định. 
	Những giá trị của nó được chuyển giao, tiếp nối qua nhiều thế hệ và giá trị văn hoá truyền thống đó được giữ gìn, phát huy lên tầm cao mới. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyền, phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của đan tộc Việt Nam.
b) Các giá trị phổ quát: Có 12 giá trị sau:
Giá trị Hoà bình
Giá trị Tôn trọng
Giá trị Yêu thương
Giá trị khoan dung
Giá trị Trung thực
Giá trị Khiêm tốn
Giá trị Hợp tác
Giá trị hạnh phúc
Giá trị Trách nhiệm
Giá trị Giản dị
Giá trị tự do
Giá trị đoàn kết
Hoạt động 2: Hiểu giáo dục kỹ năng sống
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu về kỹ năng sống là gì?
* Cách tiến hành:
GV: Giáo dục kỹ năng sống là gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: chốt lại
Gv: Kỹ năng sống chia là 3 nhóm
- Kỹ năng nhận thức
- Kỹ năng đương đầu với cảm xúc
- kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác
Tìm hiểu một số kỹ năng cơ bản sau:
1. Kỹ năng tự nhận thức:
Làm thế nào để nhận biết mình là ai?
Các em hãy suy tưởng
- Trong những lúc vui bạn thường nghĩ về ai?
- Khi buồn bạn muốn gặp ai, nói chuyện với ai?
- Nếu bị đưa ra đảo hoang, em chỉ được đưa theo 2 (sau đó 3,4,5 người) người thân,em muốn đó là ai? tại sao? 
- Những ngày vui như sinh nhật em, đám cưới... ai sẽ có mặt mà không cần em mời?
- Khi bị ốm, em muốn người ngồi bên cạnh là ai?
 Trả lời xong các câu hỏi này, bạn sẽ nhận ra tình cảm của mình với mọi người, cũng như của mọi ngưòi đối với bạn.
2. Kỹ năng ra quyết định
 - Hãy suy nghĩ và cân nhắc: Bạn muốn thi vào trường ĐH Mỹ thuật theo sở thích của mình. Bố mẹ bạn muốn bạn thi vào trường sư phạm ví bố mẹ có cơ hội tìm chổ làm tốt cho bạn.Vậy bạn sẽ ra quyết định thế nào.
3. Kỹ năng hợp tác
- Cùng vẽ một bức tranh
- Cùng nấu ăn
- Trò chơi: Bóng chuyền
II. KỸ NĂNG SỐNG
 - Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân vầ xã hội để chuyển tải những gì mình biết, những gì mình cảm nhận và những gì mình quan tâm.Từ đó biết mình phải làm gì trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.
1. Kỹ năng tự nhận thức:
 - Kỹ năng tự nhận thức là khả năng một người tự nhận biết: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, vị trí của mình trong mối quan hệ với người khác như thế nào, mình có thể thành công trong lĩnh vực nào...
2. Kỹ năng ra quyết định
- Đạt được mục đích đã đề ra trong học tập
- Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt.
3. Kỹ năng hợp tác
 Mọi người biết là việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung.
c) Thực hành luyện tập 
Mục tiêu: Cho HS chơi một số trò chơi giáo dục giá trị và kỹ năng sống.
Cách tiến hành:
1. Trò chơi “ Bó đũa kì diệu”.
 Mỗi bạn sẽ ngồi trên 1 ghế xếp thành hình vòng tròn. Mỗi bạn dùng 2 ngón trỏ của mình để giữ 2 đầu đũa. Cả nhóm đứng đậy xoay theo chiều kim đồng hồ, bắt buộc phải ngồi xuống mỗi ghế đi qua. Làm rơi đũa sẽ bị phạt. Hô mỗi lúc một nhanh.
HS: bắt đầu tiến hành
2. Tôi tin bạn
GV: Hướng dẫn
- Có 2 nhóm: Nhóm sáng mắt và nhóm mù mắt.
- Các bạn nhóm sáng mắt tuyệt đối giữ im lặng và dẫn các bạn nhóm mù mắt đi lung tung làm cho các bạn bị mất phương hướng, sau đó đưa các bạn trở lại vị trí cũ.
- Nhóm bịt mắt phát biểu cảm xúc và đoán xem ai đã dẫm mình đi.
HS: bắt đầu tiến hành.
3. Nói và làm ngược:
GV: Hướng dẫn.
Xếp thành hình vòng tròn.
Quản trò hô: Cười thật to.
Người chơi phải làm ngược lại: Khóc thật to
Quản trò nhảy lên
Người chơi phải ngồi xuống.
Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người choi không làm ngược thì sé bị phạt.
HS: Bắt đầu tiến hành.
III. THỰC HÀNH:
1. Trò chơi “ Bó đũa kì diệu”
2. Tôi tin bạn
3. Nói và làm ngược
d) Vận dụng: Gv cho HS hệ thống kiến thức của bài.	
4) Dặn dò: 
 - Xem lại nội dung bài học, bài tập, liên hệ thực tế địa phương.
Tuần 27: Soạn ngày: 06/03/2016.
Tiết 27: Dạy ngày: 08+10+12/03/2016. 
Bài 15:VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN
I/ Mục tiêu bài học.
Kiến thức: 
 - Vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.
 - Trách nhiệm pháp lý, ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý.
Kỹ năng: 
- Biết tuân theo pháp luật, có thái độ cư xử phù hợp.
Tư tưởng:
- Tôn trọng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
II/ Phương pháp: 
- Diễn giải, thảo luận, giải quyết vấn đề.
III/ Phương tiện, tài liệu 
- Luật hình sự 1999, luật HNGĐ, báo chí sưu tầm.
IV/ Hoạt động dạy học:
1.Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Sửa bài kiểm tra.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài.
- GV dẫn chứng một học sinh đi học muộn là vi phạm kỉ luật.
- Ăn cắp, trộm là vi phạm pháp luật.
Chủ ý thực hiện
ậả
Vi phạm pháp luật
Có
Không
Có
Không
1
Xây nhà trái phép, đổ phế thải xuống cống
x
Tắc cống
x
2
Đua xe máy, vượt đèn đỏ
x
Thiệt hại về người và của
x
3
Tâm thần đập phá
x
Hư hại tài sản
x
4
Cướp giật dây chuyền, túi xách
x
Gây tổn thất tài chính 
x
5
Vay tiền không trả
x
Mất tiền
x
6
Chặt tỉa cành cây mà không đặt biển báo
x
Người đi đường bị thương
x
Hoạt đông của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: 
- HS đọc từng hành vi.
- Nhận xét từng hành vi.
- Cả lớp trao đổi những hành vi nào có lỗi, những hành vi nào không vi phạm pháp luật.
- HS nhìn vào bảng trên phân loại vi phạm pháp luật.
- Cả lớp góp ý.
- Hành vi 1, 2, 4, 5, 6 là những hành vi có chủ ý. Hành vi 3 là không có chủ ý.
- Tại sao hành vi (3) không chịu trách nhiệm pháp lý?(Vì người đó không có năng lực trách nhiệm pháp lý)
Hành vi 1 vi phạm pháp luật hành chính.
Hành vi 2, 5 vi phạm pháp luật dân sự
Hành vi 4 vi phạm pháp luật hình sự
Hành vi 6 vi phạm kỉ luật.
- GV kết: chúng ta bước đầu đã tìm hiểu, nhận biết một số khái niệm liên quan đến vi phạm pháp luật. Đó là các yếu tố của hành vi vi phạm pháp luật. 
* Hoạt động: Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật và phân loại vi phạm pháp luật.
- Qua các hoạt động trên, HS rút ra khái niệm thế nào là vi phạm pháp luật?
- Có những loại vi phạm nào?
- Cho ví dụ từng loại vi phạm qua báo chí, đài.
Cho HS làm bài tập áp dụng:
- Trong các ý kến sau đây ý kiến nào đúng, sai? Vì sao?
a. Bất kì ai phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự
b. Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.
c. Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm hình sự.
d. Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính.
Tổ chức cho HS xử lý các tình huống:
1. Nam là HS lớp 9 nhận chuyển gói hàng mà không biết gói hàng đó có ma túy.
2. Tú (14 tuổi) mượn xe máy của bố lạng lách, vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông
HS: ứng xử các tình huống
 GV kết: Con người luôn có các mối quan hệ, trong qúa trình thực hiện các qui tắc do Nhà nước ban ra thường có những vi phạm. Những vi phạm đó ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, xã hội. Hiểu được các hành vi vi phạm pháp luật sẽ giúp chúng ta tránh vi phạm, thực hiện tốt các qui định, làm ổn định xã hội. 
I/ Đặt vấn đề.
- Phân tích thông tin SGK.
1. Vi phạm pháp luật.
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý
 Các loại vi phạm pháp luật:
- Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm).
- Vi phạm pháp luật dân sự.
- Vi phạm pháp luật hành chính.
- Vi phạm kỷ luật.
4. Đánh giá: 
- Thế nào là vi phạm pháp luật? Các loại vi phạm pháp luật? Cho ví dụ?
5. Hướng dẫn học tập: 
- Học bài, xem phần (tt) của bài.
Tuần 28: Soạn ngày: 13/03/2016.
Tiết 28: Dạy ngày: 15+17+19/03/2016.
Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN (TT)
I/ Mục tiêu bài học.
Kiến thức: 
 - Vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.
 - Trách nhiệm pháp lý, ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý.
Kỹ năng: 
 - Biết tuân theo pháp luật, có thái độ cư xử phù hợp.
Tư tưởng:
 - Tôn trọng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
II/ Phương pháp: Diễn giải, thảo luận, giải quyết vấn đề.
III/ Phương tiện, tài liệu : Luật hình sự 1999, Luật HNGĐ, báo chí sưu tầm.
IV/ Hoạt động dạy học:
1.Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ: Khái niệm vi phạm pháp luật? Cho ví dụ? Các loại vi phạm pháp luật? Cho ví dụ?
3. Bài mới: Nêu hành vi vi phạm và biện pháp xử lý.
Hành vi
Loại vi phạm
Biện pháp xử lý.
- Vứt rác bừa bãi.
- Chiếm vỉa hè.
- Đánh nhau
Vi phạm hành chính.
Phạt hành chính.
- Trộm xe.
- Cướp giật.
Vi phạm hình sự.
Xử theo luật hình sự.
- Cầm xe người khác.
Vi phạm dân sự.
Bồi thường dân sự.
- Đi học trể.
Vi phạm kỷ luật.
Phê bình.
Dựa vào bảng trên trả lời câu hỏi.
Hoạt đông của GV và HS
Nội dung
- Trách nhiệm pháp lý là gì?
 Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý (thi)
Là người có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó
- Nêu các loại trách nhiệm pháp lý?
- Dựa vào bài tập gợi ý hs đưa ra biện pháp xử lý.
- Nêu rõ thế nào là các loại trách nhiệm.
Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý: 
+ Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật.
 + Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
 + Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật.
 + Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
 Theo em, mỗi công dân phải có trách nhiệm gì trong việc thực hiện pháp luật.
Công dân :
 + Chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật
 + Đấu tranh hành vi, việc làm vi phạm hiến pháp và pháp luật.
- Học sinh:
 + Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt hiến pháp và pháp luật.
 + Có lối sống lành mạnh, học tập và lao động tốt.
 + Tránh xa các tệ nạn xã hội.
 + Đấu tranh các hiện tượng xấu, vi phạm pháp luật.
- Trách nhiệm của bản thân đối với pháp luật?
- HS đọc điều 2 Hiến pháp 1992.
 Nêu hành vi vi pghạm và biện pháp xử lý mà em được biết trong thực tế cuộc sống
- Vứt rác bừa bãi
- Cãi nhau gây mất trật tự nơi công cộng
- Lấn chiếm vỉa hè lòng dường
- Trộm xe máy
- Viết vẽ bậy lên tường lớp
* Hoạt động 4: Luyện tập.
Bài 1 /55, 5/56, 6/56 SGK.
2. Trách nhiệm pháp lý: 
Là nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành biện pháp bắt buộc do Nhà nước qui định.
- Các loại trách nhiệm pháp lý:
Trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm dân sự.
Trách nhiệm hành chính.
Trách nhiệm kỷ luật.
Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý: 
Trừng phạt, ngăn ngừa, giáo dục người vi phạm pháp luật.
Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật.
Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm:
 + Đối với công dân:
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Chống các hành vi vi phạm pháp luật.
+ Đối với học sinh:
Vận động mọi người tuân theo pháp luật.
Học tập, lao động tốt.
Đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm pháp luật.
4. Đánh giá: 
Làm bài tập trong sáchgiáo khoa.
5. Hướng dẫn học tập: 
Học, hiểu bài, xem trước bài 16.
Tìm hiểu luật dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình. 
Tuần 29: Soạn ngày: 20/03/2016.
Tiết 29: Dạy ngày: 22+24+26/03/2016.
Bài 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC,
QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN
I. Mục tiêu bài học:	
1. Kiến thức: 
- Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Cơ sở của quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội.
2. Kĩ năng:
- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân.
- Tự giác tích cực tham gia các công việc chung của trường lớp và địa phương
- Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung của lớp, trường và xã hội.
3. Thái độ:
- Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXHCNVN. 
- Tuyên truyền vận động mọi người tham gia các hoạt động xã hội.
II. Chuẩn bị của thầy:
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
 - Hiến pháp năm 1992. Luật khiếu nại tố cáo, luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, HĐND.
III. Chuẩn bị của trò:
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
IV. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
 Hành vi nào sau đây chịu trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lí?
- Không chăm sóc bố mẹ lúc ốm đau.
- Đi xe máy không đủ tuổi, không có bằng lái.
- Ăn cắp tài sản của nhà nước.
- Lấy bút của bạn.
- Giúp người lớn vận chuyển ma túy.
 HS: trả lời theo nội dung bài học.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
Bài mới.
Giới thiệu bài.
 GV : Đặt ra các câu hỏi :
 Ở lớp 6,7,8 các em đã học người công dân có quyền cơ bản nào?
? Vì sao mỗi người công dân có được các quyền đó?
? Ngoài những quyền đã nêu, người công dân còn có quyền nào khác?
HS : Trả lời.
GV : Dẫn vào bài.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
GV: Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề.
? Những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân?
Thể hiện quyền:
- Tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi bổ sung dự thảo Hiến pháp
- Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.
? Nhà nước quy định những quyền đó là gì?
Những quy định đó là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
? Nhà nước ban hành những quy định đó để làm gì?
 Những quy định đó là để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực.
GV: Kết luận:
Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội vì nhà nước ta là nhà nước của dân do dân, vì dân. Nhân dân có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, các tổ chức nhà nước thực hiện tốt các chính sách và pháp luật của nhà nước, tạo điều kiện giúp đỡ các cán bộ nhà nước thực hiện tốt công vụ.
GV: Gợi ý cho HS lấy 1 số ví dụ.
 Đối với HS:
- Góp ý kiến về xây dựng nhà trường không có sử dụng ma túy.
- Bàn bạc quyết định việc quan tâm đến HS nghèo vượt khó.
- Ý kiến với nhà trường về tình trạng học ca 3, bàn ghế của HS, vệ sinh môi trường.
 Đối với công dân:
- Tham gia , góp ý kiến xây dựng hiến pháp và pháp luật.
- Chất vấn các đại biểu quốc hội
- Tố cáo khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước.
- Bàn bạc quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
- Xây dựng các quy ước của xã thôn về nếp sống văn minh và chống các tệ nạn xã hội.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học
- Nêu nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Nêu 1 ví dụ minh họa?
- Cho HS làm bài tập 1 SGK
? Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện quyền tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
Các quyền thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân:
- Quyền bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân.
- Quyền ứng cử và QH, HDND.
- Quyền khiếu nại, tố cáo.
- Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
GV: Yêu cầu HS đọc tư liệu tham khảo
GV: Thông qua bài tập này đánh giá kiến thức đã học và chứng minh cho nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội mà HS vừa thực hiện.
Kết luận tiết 1.
I . Đặt vấn đề:
.
II. Nội dung bài học.
1. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền: 
Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội.
4. Đánh giá:
Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao?
a. Chỉ có cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia vào quản lí nhà nước.
b. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người.
c. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của công dân
5. Hướng dẫn học tập:
 - Về nhà học bài , làm bài tập.
 - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi.
Tuần 30: Soạn ngày: 27/03/2016.
Tiết 30: Dạy ngày: 29+31/03+02/04/03/2016.
Bài 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC,
QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN ( tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Cơ sở của quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội.
2. Kĩ năng:
- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân.
- Tự giác tích cực tham gia các công việc chung của trường lớp và địa phương
- Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung của lớp, trường và xã hội.
3. Thái độ:
- Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXHCNVN. 
- Tuyên truyền vận động mọi người tham gia các hoạt động xã hội.
II. Chuẩn bị của thầy:
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
 - Hiến pháp năm 1992. Luật khiếu nại tố cáo, luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, HĐND.
III. Chuẩn bị của trò:
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Trong các quyền sau đây, quyền nào thể hiện sự tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân?
 a. Quyền bầu cử.
 b. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe
 c. Quyền ứng cử.
 d. Quyền khiếu nại tố cáo.
 đ. Quyền tự do kinh doanh
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1
Tìm hiểu nội dung bài học
? Em hãy nêu những phương thức thực hiện tham gia quyền quản lí nhà nước của công dân.
Ví dụ: Tham gia quyền bầu cử quốc hội
 Tham gia quyền ứng cử vào HĐN D
VD: Góp ý xây dựng phát triển kinh tế địa phương.
Gó

File đính kèm:

  • docGDCD_9_HK_II.doc
Giáo án liên quan