Giáo án GDCD 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016

Tiết 15 ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp HS có điều kiện ôn tập, hệ thống lại các kến thức đã học trong học kì I, nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm, làm được các bài tập trong sách giáo khoa.

2. Kỹ năng

- HS có phương pháp là các dạng bài tập, đặc biệt là áp dụng các kiến thức đã được học vào trong cuộc sống.

3. Thái độ

- Tạo cho các em có ý thức ôn tập, học bài và làm bài.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực chung: KN hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức đã học.

- Năng lực riêng: KN nêu và giải quyết vấn đề, KN liên hệ thực tiễn.

II. Chuẩn bị

 - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án. Bảng phụ, phiếu học tập. Một số bài tập trắc nghiệm.

- Học sinh: VBT, SGK GDCD 9. Nội dung kiến thức đã được học trong học kì I. Học thuộc bài cũ. Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. Tiến trình bài dạy

1. Bài cũ

- Kiểm tra nội dung ôn tập chuẩn bị ở nhà

- GV: Nhận xét.

2. Bài mới

 

docx139 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án GDCD 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả?
 Để làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả cần rèn luyện như thế nào?
Số câu 
Điểm
%
0.5
1
10%
0,5
1
10 %
1
2
20 %
2. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Nêu ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.
Chúng ta làm gì để kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
Số câu 
Điểm
%
0,5
1
10%
0,5
1
10%
1
2
20%
3. Chí công vô tư
Nêu được 4 hành vi thể hiện trái chí công vô tư.
Số câu
Điểm
%
1
2
20%
1
2
20%
4. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới 
Vận dụng để giữ gìn và phát huy tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Số câu 
Điểm
%
1
2
20%
1
2
20%
5. Hợp tác cùng phát triển
Thế nào là hợp tác cùng phát triển?
Em đã hợp tác với bạn bè trong vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào? Nó mang lại kết quả gì?
Em sẽ làm gì để hợp tác được tốt hơn?
Số câu 
Điểm
%
0,25
0,5
5%
0,25
0,5
5%
0,5
1
10%
1
2
20%
Tổng số câu
Điểm
%
0,75
1,5
15%
2
4
40%
1,75
3,5
35%
0,5
1
10%
4
10
100%
Đề số 1
Câu 1: (2 điểm) Nêu 4 hành vi thể hiện chí công vô tư. 
Câu 2: (2 điểm) Thế nào là làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? Để làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả cần rèn luyện như thế nào?
Câu 3: (2 điểm) Nêu ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.
Chúng ta làm gì để kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
Câu 4: (2 điểm) Em sẽ làm gì khi gặp tình huống sau:
Bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài
Câu 5: (2 điểm) 
a. Thế nào là hợp tác cùng phát triển? (0,5đ)
b. Em đã hợp tác với bạn bè trong những công việc nào? Nó mang lại kết quả gì? (0,5đ)
c*. Em sẽ làm gì để hợp tác được tốt hơn? (1đ)
Đề số 2
Câu 1: (2 điểm) Thế nào là làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? Để làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả cần rèn luyện như thế nào?
Câu 2: (2 điểm) Nêu ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.
Chúng ta làm gì để kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
Câu 3: (2 điểm) Nêu 4 hành vi thể hiện trái với chí công vô tư. 
Câu 4: (2 điểm) Em sẽ làm gì khi gặp tình huống sau:
Trường em tổ chức giao lưu với người nước ngoài
Câu 5: (2 điểm) 
a. Thế nào là hợp tác cùng phát triển?
b. Em đã hợp tác với bạn bè trong vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào? Nó mang lại kết quả gì? (1đ)
c*. Em sẽ làm gì để hợp tác được tốt hơn? (1đ)
Đáp án và biểu điểm đề số 1
Câu 1: (2 điểm)
* Hành vi thể hiện chí công vô tư: (2đ)
- Giúp đỡ bạn nghèo học tập (0,5đ)
- Hiến đất xây trường học (0,5đ)
- Cán bộ lắng nghe ý kiến của dân để sửa chữa khuyết điểm (0,5đ)
- Dạy học miễn phí cho học sinh nghèo (0,5đ)
Câu 2: (2 điểm)
- Khái niệm: (1đ)
Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao trong một thời gian nhất định. 
- Rèn luyện: (1đ)
+ Nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ (0,25đ)
+ Tự giác lao động, học tập, năng động, sáng tạo (0,25đ)
+ Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống (0,25đ)
+ Đi học chuyên cần, ghi chép bài đầy đủ (0,25đ)
Câu 3: (2 điểm) 
* Ý nghĩa: (1đ)
- Góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, đưa nền văn hoá Việt Nam ngày càng phát triển (0,5đ)
- Là kinh nghiệm quý giá cho mỗi người, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (0,5đ)
* Trách nhiệm: (1đ)
- Bảo vệ, kế thừa và phát huy có chọn lọc (0,25đ) 
- Lên án, ngăn chặn những hành vi phá hoại truyền thống dân tộc (0,25đ) 
- Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về truyền thống dân tộc (0,25đ) 
- Giao lưu, học hỏi với các nước khác (0,25đ) 
Câu 4: (2 điểm) 
- Em góp ý kiến với bạn (0,5đ)
- Cần có thái độ văn minh, lịch sự với người nước ngoài (0,5đ)
- Cần giúp đỡ họ tận tình nếu họ yêu cầu (0,5đ)
- Vì có như vậy mới phát huy tình hữu nghị với các nước trên thế giới (0,5đ)
Câu 5: (2 điểm)
- Khái niệm: (0,5đ)
Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Em đã hợp tác với bạn bè trong những công việc : (0,25đ)
+ Vệ sinh thường xuyên, lao động 
 + Chăm sóc bồn hoa, trồng cây 
- Kết quả: (0,25đ)
 Môi trường sạch sẽ, đoàn kết với bạn bè.
- Dự kiến: (1đ)
+ Giao lưu với bạn bè và mọi người xung quanh (0,5đ)
+ Hợp tác trong học tập và các hoạt động khác... (0,5đ)
Đáp án và biểu điểm đề số 2
Câu 1: (2 điểm)
- Khái niệm: (1đ) 
Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao trong một thời gian nhất định. 
- Rèn luyện: (1đ)
+ Nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ (0,25đ)
+ Tự giác lao động, học tập, năng động, sáng tạo (0,25đ)
+ Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống (0,25đ)
+ Đi học chuyên cần, ghi chép bài đầy đủ (0,25đ)
Câu 2: (2 điểm) 
* Ý nghĩa: (1đ)
- Góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, đưa nền văn hoá Việt Nam ngày càng phát triển (0,5đ)
- Là kinh nghiệm quý giá cho mỗi người, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (0,5đ)
* Trách nhiệm: (1đ)
- Bảo vệ, kế thừa và phát huy có chọn lọc (0,25đ) 
- Lên án, ngăn chặn những hành vi phá hoại truyền thống dân tộc (0,25đ) 
- Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về truyền thống dân tộc (0,25đ) 
- Giao lưu, học hỏi với các nước khác (0,25đ) 
Câu 3: (2 điểm)
* Hành vi trái với chí công vô tư:
- Che dấu khuyết điểm cho bạn (0,5đ)
- Sống ích kỉ chỉ có lợi cho cá nhân (0,5đ)
- Chiếm đoạt tài sản nhà nước (0,5đ)
- Trù dập người tốt (0,5đ) 
Câu 4: (2 điểm)
- Em tham gia tích cực (0,5đ)
- Đóng góp sức mình, ý kiến cho cuộc giao lưu (0,5đ) 
- Đây là dịp để giới thiệu con người và đất nước Việt Nam (0,5đ)
- Để họ thấy chúng ta lịch sự, hiếu khách (0,5đ) 
Câu 5: (2 điểm)
- Khái niệm: (0,5đ)
Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Em đã hợp tác với bạn bè trong vấn đề bảo vệ môi trường: (0,25đ)
+ Vệ sinh thường xuyên, lao động 
+ Chăm sóc bồn hoa, trồng cây 
- Kết quả: (0,25đ)
 Môi trường sạch sẽ, đoàn kết với bạn bè.
- Dự kiến: (1đ)
+ Giao lưu với bạn bè và mọi người xung quanh (0,5đ)
+ Hợp tác trong học tập và các hoạt động khác... (0,5đ)
3. Củng cố
- Giáo viên thu bài kiểm tra của học sinh
- Nhận xét thái độ làm bài của học sinh
4. Dặn dò
- Về nhà tìm hiểu các vấn đề “phòng chống tệ nạn ma túy học đường” để hôm sau học tốt.
*Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
 TCM duyệt ngày
 TT
 Phạm Thị Hồng Lý
Ngày soạn: 05/12/2015
Ngày dạy: 10/12/2015
Tiết 17 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
 PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ TRONG HỌC ĐƯỜNG
(Chờ lịch kiểm tra của nhà trường)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nắm được khái niệm về ma tuý
- Tác hại của ma tuý đối với bản thân, gia đình, xã hội
- Nguyên nhân vì sao lại bị nghiện ma tuý 
- Rút ra bài học cho bản thân cần tránh xa ma tuý có lối sống trong sạch, lành mạnh
2. Kỹ năng
- Phân biệt các loại ma tuý
3. Thái độ
- Có ý thức phòng chống ma túy học đường.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: KN hoạt động nhóm, KN đàm thoại.
- Năng lực riêng: KN nêu và giải quyết vấn đề, KN liên hệ thực tiễn.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án. Các bức tranh về sử dụng ma tuý. Các số liệu mới nhất về sử dụng ma tuý. Máy chiếu, phiếu học tập. Một số bài tập trắc nghiệm.
- Học sinh: Học thuộc bài cũ. Chuẩn bị trước bài ngoại khóa
III. Tiến trình lên lớp
1. Bài cũ
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
GV cho học sinh tìm hiểu về khái niệm ma tuý và các loại ma tuý
GV đặt câu hỏi:
Em hiểu thế nào về ma tuý?
(Học sinh trung bình yếu)
Ma tuý có bao nhiêu loại?
(Học sinh khá giỏi)
Học sinh trả lời cá nhân, cả lớp nhận xét, bổ sung
GV kết luận 
GV chiếu lên khái niệm ma tuý và giới thiệu các dạng của ma tuý
Gv chiếu các loại cây dùng để chế tạo các loại ma tuý
- Cây anh túc
- Cây khát
- Cây coca
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác hại của ma tuý
Vậy ma tuý có tác hại như thế nào?
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung đó
Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Gv kết luận về tác hại của ma tuý sau đó chiếu lên máy nội dung tác hại của ma tuý
Gv chiếu lên máy những hậu quả mà khi sử dụng ma tuý sẽ gặp phải
Hoạt đông 3
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại sử dụng ma tuý
Theo em nguyên nhân nào lại khiến học sinh sa vào tệ nạn ma tuý?
(Học sinh khá giỏi)
Hs trả lời cá nhân
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Gv kết luận 
Gv cung cấp cho học sinh số liệu học sinh, sinh viên tham gia tệ nạn xã hội trên toàn quốc
Hoạt động 4
Cần phải làm gì để tránh xa tệ nạn ma tuý
Gv tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Gv kết luận
Gv cung cấp cho học sinh quy định của pháp luật 
- Học sinh sử dụng ma tuý sẽ bị đình chỉ một năm học
- Học sinh vận chuyển, buôn bán... ma tuý sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật tuỳ theo mức độ
Gv đặt câu hỏi:
Giữa ma tuý và các tệ nạn xã hội khác có mối quan hệ với nhau không? Lấy ví dụ làm rõ?
(Học sinh khá giỏi)
Các tệ nạn xã hội và ma tuý luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ma tuý là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS
Hoạt động 5
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm
1.Trong các phương thức sau phương thức nào có thể đưa ma tuý vào cơ thể người bằng con đường máu???
(Học sinh trung bình yếu)
a. Hút
b. Hít
c. Chích
d. Uống
2. Mọi người chúng ta cần phải làm gì để góp phần phòng chống tệ nạn ma tuý?
(Học sinh trung bình yếu)
A Không thử dù chỉ một lần
b. Giúp mọi người nhận rõ tác hại của ma tuý
c. Tham gia tích cực vào các hoạt động đoàn thể
d. Cả 3 ý trên
1. Ma tuý là gì?
- Là một số chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp (hoá học), khi đưa vào cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác.
2.Các loại ma tuý
- Hêroin
- Thuốc phiện
- Cần sa
- Ma tuý tổng hợp
- Thuốc lắc
3.Tác hại của ma tuý
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
	- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
	- Rối loạn trật tự xã hội.
	- Suy thoái giống nòi dân tộc.
4.Nguyên nhân vì sao sử dụng ma tuý
a. Nguyên nhân chủ quan	
- Do tò mò
- Do hiếu kỳ
- Do không có tính tự chủ
b.Nguyên nhân khách quan
-Do bị bạn bè rủ rê
-Do bố mẹ không quan tâm
-Do chính quyền địa phương không quan tâm chỉ đạo
-Do các hoạt động đoàn thể, tổ chức xã hội không có sức thu hút học sinh tham gia
5.Học sinh phải làm gì?
- Có lối sống trong sạch, giản dị
- Tự làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống
- Tham gia tích cực các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
- Tuyªn truyÒn phßng chèng tÖ n¹n x· héi.
- Gióp c¬ quan chøc n¨ng ph¸t hiÖn téi ph¹m.
- Tu©n theo nh÷ng quy ®Þnh cña ph¸p luËt.
6. Bài tập
Bài tập 1: Đáp án:c
Bài tập 2: Đáp án: d
3. Củng cố
- Các em đã tìm hiểu về tác hại của ma tuý vì vậy không nên thử dù chỉ một lần, phải làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống đừng để người khác dụ dỗ vào tệ nạn này.
- Cần phải góp sức với xã hội để phòng tránh tệ nạn ma tuý bằng những việc làm vừa sức
4. Dặn dò
- Tìm hiểu tác hại của ma tuý ở các loại sách, báo
- Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay
*Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 TCM duyệt ngày 07/12/2015
 TT
 Phạm Thị Hồng Lý
Ngày soạn: 12/12/2015
Ngày dạy: 17/12/2015
Tiết 18 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC:
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức	
- Giúp HS nắm vững, khắc sâu các kiến thức đã học.
- Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày.
- Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
- Giúp các em nắm được 1 số biển báo hiệu an toàn giao thông quan trọng
2. Kỹ năng
- Giúp học sinh có kỹ năng phân biệt các biển báo giao thông và tham gia thực hiện trật tự an toàn giao thông tốt.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức các em đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: KN hoạt động nhóm, KN đàm thoại.
- Năng lực riêng: KN phân biệt các biển báo giao thông và tham gia thực hiện trật tự an toàn giao thông tốt.
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 + Các bức tranh về tai nạn giao thông
 + Một số biến báo hiệu giao thông
 + Bảng phụ, phiếu học tập.
 + Một số bài tập trắc nghiệm.
- Học sinh: Học thuộc bài cũ.
+ Chuẩn bị trước bài ngoại khóa.
III. Tiến trình bài dạy
1. Bài cũ
Kiểm tra bài soạn HS
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
 Hiện nay tình hình an toàn giao thông đang là 1 vấn đề cấp bách đối với xã hội. Theo cục thống kê quốc gia thì trung bình hàng ngày có khoảng 30 người chết và 80 người bị thương, đây là một con số không nhỏ. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông như trên
Hoạt động2
Tìm hiểu thông tin của tình hình tai nạn giao thông hiện nay 
GV: Nêu sơ qua về tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc hện nay.
 Hiện nay ở Việt Nam trung bình mỗi ngày có khoảng 30 người chết, 80 người bị thương do tai nạn giao thông.
- Theo số liệu của ủy ban an toàn giao thông quốc gia thì nếu như năm 1990 trên cả nước có 6110 vụ tai nạn, số người chết là 2268 người, số người bị thương là 4956 người. Thì đến năm 2001 đã có tới 2531 vụ tai nạn giao thông, làm chết 10866 người và 29449 ngời bị thương phải cấp cứu.
? Vậy qua đó các em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay?
(Học sinh trung bình yếu)
HS:..nhận xét.
? Em hãy liên hệ với thực tế ở địa phương mình xem hàng năm có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông xảy ra?
(Học sinh khá giỏi)
HS: đọc số liệu đã tìm hiểu được.
? Em nào đã chứng kiến vụ tai nạn giao thông đã xảy ra ở trên địa phương mình ?
(Học sinh trung bình yếu)
HS: Miêu tả lại các vụ tai nạn giao thông.
? Vậy theo các em có những nguyên nhân nào dẫn đến các vụ tai nạn giao thông hiện nay?
Chuyển ý
Hoạt động 2
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
? Trong những nguyên nhân trên thì đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông?
(Học sinh khá giỏi)
HS:.Do sự thiếu hiểu biết ý thức kém của người tham gia giao thông như: đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường
? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường?
(Học sinh trung bình yếu)
Hoạt động 3
Tìm hiểu các loại biển báo
GV: Chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ biển báo bao gồm 3 loại biển lẫn lộn.
Yêu cầu: - Dựa vào màu sắc, hình khối em hãy phân biệt các loại biển báo.
- Sau 3 phút cho HS lên dán trên tường theo đúng biển báo hiệu và nhóm của mình.
GV: Giới thiệu khái quát ý nghĩa?
1. Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương
- Tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, đã đến mứcđộ báo động.
- Xe máy đi lạng lách đánh võng đâm vào ô tô, người lái xe chết tại chỗ.
- Xe ôtô đi không đẻ ý đường do rơm rạ phơi ngoài đường nên đã trật bánh lan xuống vệ đường làm chết hai hành khách.
- Xe đạp khi xang đường không để ý xin đường nên đã bị xe máy phóng nhanh đi sau tông phải.
2. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
- Do dân cư tăng nhanh.
- Do các phương tiện giao thông ngày càng phát triển.
- Do ý thức của người tham gia giao thông còn kém.
- Do đường hẹp xấu.
- Do quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
3. Những biện páp giảm thiểu tai nạn giao thông
- Phải tìm hiểu nắm vững, tuân thủ theo đúng những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền luật giao thông cho mọi người nhất là các em nhỏ.
- Khắc phục tình trạng coi thường hoặc cố tình vi phạm luật giao thông.
4. Một số biển báo hiệu giao thong đường bộ.
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển chỉ dẫn
3. Củng cố
GV: Đưa ra tình huống:
Phạm Văn T 18 tuổi cùng bạn bè rủ nhau đi chơi. Do bạn bè rủ rê lôi kéo nên đã tham gia đua xe trên đường phố và bị cảnh sát giao thông bắt giữ.
? Việc T tham gia đua xe có vi phạm luật giao thông hay không? (Học sinh trung bình yếu)
?Xe có bị thu giữ hay không? Vì sao? (Học sinh khá giỏi)
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhận xét cho điểm
4. Dặn dò
- Về nhà học bài, làm bài tập. (Học sinh trung bình yếu)
- Liên hệ thực tiễn vấn đề tham gia giao thông của bản thân và người dân ở địa phương? (Học sinh khá giỏi)
 *Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
 TCM duyệt ngày 14/12/2015
 TT
 Phạm Thị Hồng Lý
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết 19 Bài 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (T1)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Học sinh bước đầu nắm được thế nào là tình yêu chân chính và không chân chính.
- Biết được như thế nào là hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật
2. Kĩ năng
- Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật.
3. Thái độ
- Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân.
- Ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân,
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: KN hoạt động nhóm, KN đàm thoại.
- Năng lực riêng: KN nêu và giải quyết vấn đề, KN liên hệ thực tiễn.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: SGK GDCD 9, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, các thông tin, số liệu thực tế có liên quan.
- Học sinh: SGK, VBT GDCD 9
III. Tiến trình bài dạy
1. Bài cũ
- Kiểm tra bài soạn HS 
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu : Ngày 1/10 ở Sơn La đã xảy ra 1 vụ tử vong, nguyên nhân là do cha mẹ của cô gái đã ép cô tảo hôn với một người con trai ở bản khác. Do mâu thuẫn với cha mẹ, cô đã tự sát vì không muốn lập gia đình sớm, đồng thời cô đã viết thư để lại cho gia đình trước khi tự vẫn, cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và những dự định tương lai của cô.
? Suy nghĩ của các em về cái chết thương tâm của cô ?
? Theo các em cái chết đó trách nhiệm thuộc về ai ?
Hoạt động2
Tìm hiểu những thông tin của phần đặt vấn đÒ
GV: Tổ chức cho HS thảo luận.
HS: chia lớp thành 3 nhóm hoặc thảo luận theo tổ.
GV: cho HS đọc các thông tin trong phần đặt vấn đề.
1. Những sai lầm của T và K, M và H trong hai câu truyện trên?
(Học sinh trung bình yếu)
? Hậu quả của việc là sai lầm của K và T?
(Học sinh trung bình yếu)
? Hậu quả việc làm sai lầm của M - T?
2. Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong các trường hợp trên?
(Học sinh khá giỏi)
3. Em thấy cần rút ra bài học gì?
(Học sinh khá giỏi)
HS: thảo luận trả lời
HS : Cử đại diện trình bày.
GV: kết luận phần thảo luận.
- ở lớp 8 các em đã học bài “quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình”
- Lớp 9 đã trang bị cho các em những quan niệm, cách ứng xử đúng đắn trước vấn đề tình yêu và hôn nhân đang đặt ra trước các em.
Hoạt động 3
Thảo luận quan niêm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân
GV: Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp.
HS: cả lớp trao đổi.
1. Em hiểu thế nào là tình yêu chân chính? Nó dựa trên cơ sở gì?
(Học sinh khá giỏi)
2. Những sai trái thường gặp trong tình yêu?
(Học sinh trung bình yếu)
3. Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào?
(Học sinh trung bình yếu)
4. Thế nào là hôn nhân trái pháp luật?
(Học sinh khá giỏi)
GV: Kết luận: ĐÞnh hưíng cho HS ë tuæi THCS vÒ t×nh yªu vµ h«n nh©n.
? Hôn nhân là 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_gdcd_9_2016.docx