Giáo án GDCD 8 - Tiết 29, Bài 19: Quyền tự do ngôn luận - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2: Nội dung bài học (20’)

? Thế nào là quyền tự do ngôn luận.

+ HS trả lời cá nhân.

- GV chốt lại.

- GV chốt lại.

- GV cho HS nêu VD phân.

+ HS nêu: Tự do ngôn luận trong trường, trong lớp

o Góp ý phương hướng hoạt động của lớp trong năm học.

o Nhận xét việc thực hiện nội quy của các bạn trong lớp.

o Tham gia phát biểu ý kiến đại hội Chi đội, đại hội Liên đội.

- GV: Trong các cuộc họp ở xóm, ấp thường phát biểu những vấn đề gì ?

+ HS trả lời:

o Phát triển kinh tế ở địa phương.

o Góp ý giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.

o Phòng, chống tệ nạn xã hội.

- GV chốt lại các ví dụ, nhận xét và bổ sung (nếu cần).

? Nêu được những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.

+ HS trao đổi đôi phát biểu ý kiến.

- GV ghi bảng tất cả các ý kiến của HS, sau đó chọn lọc những ý kiến phù hợp và hoàn chỉnh nội dung trên bảng chính.

? Trong các vấn đề sau, vấn đề nào thể hiện quyền tự do ngôn luận?

a. Xây dựng đoàn kết xóm giềng.

b. Góp ý kiến dự thảo Hiến pháp 2013.

c. Làm việc của gia đình.

d. Tham gia tuyền truyền phòng chống các tệ nạn xã hội.

+ HS trả lời.

(Dự kiến HS trả lời: a, b, d).

- GV hướng dẫn HS tranh luận giải thích các câu hỏi sau:

? Dựa trên cơ sở nào để phân biệt tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu ?

? Em hãy kể những hành vi thể hiện quyền tự do ngôn luận và tự do ngôn luận trái pháp luật.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 8 - Tiết 29, Bài 19: Quyền tự do ngôn luận - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/02/2016
Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Tuần 29 tiết 29
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được thế nào là quyền tự do ngôn luận.
 - Nêu được những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.
 - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước.
 2. Kĩ năng:
 - Phân biệt được tự do ngôn luận đúng đắn với lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu.
 - Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.
 3. Thái độ:
 - Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người.
 - Phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: SGK; giáo án; Điều 25 Hiến pháp 2013; Điều 20 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật báo chí; bảng phụ; máy chiếu.
 2. Học sinh: SGK, xem bài, đồ dùng học tập khác.
III. Phương pháp: Đàm thoại vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kích thích tư duy. 
IV. Tiến trình giờ dạy:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (1’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới: (39’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (13’)
- GV gọi 1 HS đọc phần đặt vấn đề.
+ HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ câu hỏi sau (GV chiếu câu hỏi lên)
? Những việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận ? Vì sao ? 
 a. Học sinh thảo luận bàn về biện pháp giữ gìn vệ sinh trường lớp.
 b. Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh của địa phương.
 c. Gửi đơn kiện đòi quyền thừa kế.
 d. Góp ý kiến vào dự thảo Pháp luật và Hiến pháp.
+ HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét – kết luận.
? Việc làm c không phải là quyền tự do ngôn luận, đó là quyền gì?
+ HS giải thích: Việc làm ở câu c là quyền khiếu nại.
- GV khẳng định lại.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ: Thế nào là quyền khiếu nại? Từ đó em hiểu thế nào là ngôn luận, thế nào là quyền tự do ngôn luận?
+ HS trả lời theo hiểu biết cá nhân.
- GV kết luận lại.
• Ngôn luận: Dùng lời nói (ngôn) để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ,... của mình nhằm bàn một vấn đề (luận).
• Tự do ngôn luận: Là tự do phát biểu ý kiến bàn bạc công việc chung. 
Hoạt động 2: Nội dung bài học (20’)
? Thế nào là quyền tự do ngôn luận.
+ HS trả lời cá nhân.
- GV chốt lại.
- GV chốt lại.
- GV cho HS nêu VD phân.
+ HS nêu: Tự do ngôn luận trong trường, trong lớp
o Góp ý phương hướng hoạt động của lớp trong năm học.
o Nhận xét việc thực hiện nội quy của các bạn trong lớp.
o Tham gia phát biểu ý kiến đại hội Chi đội, đại hội Liên đội.
- GV: Trong các cuộc họp ở xóm, ấp thường phát biểu những vấn đề gì ?
+ HS trả lời:
o Phát triển kinh tế ở địa phương.
o Góp ý giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.
o Phòng, chống tệ nạn xã hội.
- GV chốt lại các ví dụ, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
? Nêu được những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.
+ HS trao đổi đôi phát biểu ý kiến.
- GV ghi bảng tất cả các ý kiến của HS, sau đó chọn lọc những ý kiến phù hợp và hoàn chỉnh nội dung trên bảng chính.
? Trong các vấn đề sau, vấn đề nào thể hiện quyền tự do ngôn luận?
a. Xây dựng đoàn kết xóm giềng.
b. Góp ý kiến dự thảo Hiến pháp 2013.
c. Làm việc của gia đình.
d. Tham gia tuyền truyền phòng chống các tệ nạn xã hội.
+ HS trả lời. 
(Dự kiến HS trả lời: a, b, d).
- GV hướng dẫn HS tranh luận giải thích các câu hỏi sau: 
? Dựa trên cơ sở nào để phân biệt tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu ?
? Em hãy kể những hành vi thể hiện quyền tự do ngôn luận và tự do ngôn luận trái pháp luật.
+ HS kể theo sự hiểu biết.
o Tự do ngôn luận đúng pháp luật:
 · Chất vấn đại biểu quốc hội.
 · Góp ý về dự thảo văn bản pháp luật.
 · Góp ý các cuộc họp cơ sở bàn về kinh tế, chính trị.
o Tự do ngôn luận trái pháp luật:
 · Viết thư nặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ vì lợi ích cá nhân.
 · Lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước.
- GV nhận xét và kể thêm một số hành vi thể hiện quyền tự do ngôn luận và tự do ngôn luận trái pháp luật.
- HS nghe.
? Nhà nước đã tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào.
+ HS suy nghĩ – nêu.
- GV khẳng định lại.
- GV cho HS liên hệ trách nhiệm bản thân mình và công dân nói chung.
+ HS phát biểu ý kiến.
- GV giới thiệu: 
· Hiến pháp 2013: Điều 25. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. 
· Luật báo chí: 
Điều 2. Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. 
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình [] Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
· Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Điều 20. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.
1. Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
+ HS lắng nghe.
Hoạt động 3: Bài tập (6’)
- GV đưa bảng phụ ghi bài tập 1 SGK
? Tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.
+ HS hoạt động cá nhân, trả lời.
 HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại đáp án.
- GV cho HS thảo luận nhóm bài tập 2.
+ HS các nhóm giải quyết vấn đề.
 Đại diện nhóm trả lời.
 HS các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chuẩn lại đáp án.
I. Đặt vấn đề: 
1. Đọc vấn đề
2. Xác định quyền tự do ngôn luận 
 Việc làm ở các câu a, b, d thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người phát biểu ý kiến, bàn bạc vào công việc chung.
II. Nội dung bài học:
 1. Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
 Là quyền của công dân tham gia bàn bạc, thảo luận góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
 2. Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:
 - Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền thông tin theo quy định của pháp luật. 
 - Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng.
 - Sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật để phát huy quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội.
 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân
 Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phát huy vai trò của mình.
 4. Trách nhiệm của bản thân học sinh, công dân
 Sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, không lợi dụng tự do ngôn luận để phát biểu lung tung, vu khống, vu cáo người khác hoặc xuyên tạc sự thật, phá hoại, chống lại lợi ích Nhà nước, nhân dân. 
 Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của trường lớp, cộng đồng, đất nước.
III. Bài tập 
 Bài tập 1: 
 Đáp án đúng b, d.
 Bài tập 2: 
 - Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật.
 - Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo.
4. Củng cố: (3’)
GV sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết học.
? Em nêu vài chuyên mục mà công dân tham gia góp ý trên báo, đài, truyền hình.
 5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học bài.
- Làm bài tập còn lại ở SGK.
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.
- Chuẩn bị bài: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
	KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	NGƯỜI SOẠN
	 Tạ Hồng Phúc

File đính kèm:

  • docBai_19_Quyen_tu_do_ngon_luan.doc