Giáo án GDCD 7 - Tiết 15+16 - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Mỹ Hoaf
TỰ TIN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là tự tin.
- Hiểu biểu hiện, ý nghĩa của tự tin.
- Biết cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin .
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh.
- Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân.
3.Thái độ:
- Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- KN phân tích, so sánh những biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin
- KN xác định giá trị của sự tự tin.
- KN thể hiện sự tự tin.
- KN tự nhận thức giá trị bản thân về lòng tự tin, tự trọng.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đóng vai; phương pháp đối thoại.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân, học sinh khuyết tật học vi tính.Bảng phụ.
2. Học sinh: Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về tự tin. Ca dao, tục ngữ, câu chuyện tấm gương về tự tin
V. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Nêu ý nghĩa (6 điểm)
Câu 2. Bản thân em đã và sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? (4 điểm)
2. Giới thiệu bài: Cho HS xem hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân, học sinh khuyết tật học vi tính. . Bài mới
3. Dạy học bài mới:
Tuần 15: Tiết:15 Ngày soạn:23/11/2015 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ(tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. - Hiểu ý nghĩa, bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. 2. Kĩ năng: - HS biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và xóa bỏ tập tục lạc hậu, bảo thủ. - Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. - Phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống của gia đình, dòng họ. 3.Thái độ: - Học sinh có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. - Biết ơn thế hệ đi trước. Mong muốn phát huy truyền thống đó. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng về về ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp g/đình, dòng họ - KN tư duy sáng tạo về cách giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp g/đình, dòng họ III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại. IV. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Hình ảnh nghề truyền thống.Bảng phụ. 2. Học sinh: Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ. V. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : Câu 1. Để xây dựng gia đình văn hóa các thành viên trong gia đình có trách nhiệm ntn? Câu 2. Nêu những việc em đã làm góp phần xây dựng gia đình văn hóa? 2. Giới thiệu bài: Cho HS xem hình ảnh về nghề truyền.thống.Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì Bài mới 3. Dạy học bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt - Họat động 1: Tìm hiểu truyện . HS: Đọc truyện. GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút) HS:Thảo luận và trình bày kết quả. Nhóm 1, 2: Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc trên thể hiện qua tình tiết nào? HS: Bàn tay cha, anh dày lên chai sạn, bất kể thời tiết khắc nghiệt cũng không rời trận điạ HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét chốt ý. -Nhóm 3,4: Kết quả tốt đẹp mà gia đình họ đạt được là gì? HS: Biến qủa đồi thành trang trại, trồng bạch đàn, hòe, mía, nuôi bò dê,gà HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. -Nhóm 5, 6: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “ Tôi” đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình? HS: Từ chuồng gà bé nhỏ đến số tiền có được để mua sách, vở HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, chốt ý. GV:Nhận xét kết qủa thảo luận của các nhóm. GV: Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì? HS: Việc làm đó thể hiện việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. GV: Kết luận, chuyển ý. - Họat động 2 : Liên hệ thực tế. GV: Hãy kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ em? HS: Nghề mây tre, đúc đồng, GV: Khi nói về truyền thống gia đình em có cảm xúc gì? HS: Tiếp thu cái mới, gạt bỏ cái lạc hậu, không phù hợp GV: Nhận xét, chuyển ý. - Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ gồm những nội dung gì? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét chốt ý. GV:Giữ gìn và phát huy truyền thống là gì? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. GV: Vì sao cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống? HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, chốt ý. GV: Chúng ta cần phê phán những biểu hiện sai trái gì? HS: Cần phê phán biểu hiện coi thường, không tiếp thu, không học truyền thống. HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, chốt ý. GV: Chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống? HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, chốt ý. - Hoạt động 4 : Hướng dẫn làm bài tập GV: Em hãy giải thích câu ca dao: “Giấy rách phải giữ lấy lề ”. HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập a,b SGK trang 32. HS: Trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, cho điểm GV: Kết luận bài học. I.Nội dung bài học: 1.Đinh nghĩa: a. – Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp về: học tập, lao động, nghề nghiệp, đọa đức, văn hoá. b.Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống. 2.Ý nghĩa: - Để có thêm kinh nghiệm.. - Làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. 3. Trách nhiệm: -Trân trọng, tự hào nối tiếp truyền thống. - Sống trong sạch, lương thiện. - Không bảo thủ, lạc hậu. - Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. II.Bài tập : * Bài tập c: Đồng ý câu 1,2,5. 4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học. 5/ Dặn dò: + Học bài, làm các bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 31,32. - Chuẩn bị bài 11: “Tự tin” +Đọc truyện đọc, trả lời câu hỏi, xem trước nội dung bài học, bài tập SGK/33-35. +Tìm ca dao, tục ngữ, tranh ảnh về tự tin. Ký duyệt: TUẦN:16 Tiết:16 Ngày soạn:1/12/2015 TỰ TIN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là tự tin. - Hiểu biểu hiện, ý nghĩa của tự tin. - Biết cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin . 2. Kĩ năng: - Học sinh biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh. - Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân. 3.Thái độ: - Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - KN phân tích, so sánh những biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin - KN xác định giá trị của sự tự tin. - KN thể hiện sự tự tin. - KN tự nhận thức giá trị bản thân về lòng tự tin, tự trọng. III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đóng vai; phương pháp đối thoại. IV. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân, học sinh khuyết tật học vi tính.Bảng phụ. 2. Học sinh: Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về tự tin. Ca dao, tục ngữ, câu chuyện tấm gương về tự tin V. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : Câu 1. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Nêu ý nghĩa (6 điểm) Câu 2. Bản thân em đã và sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? (4 điểm) 2. Giới thiệu bài: Cho HS xem hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân, học sinh khuyết tật học vi tính.. Bài mới 3. Dạy học bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt - Họat động 1: Tìm hiểu truyện . HS: Đọc truyện. GV: Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào? HS: Góc học tập là căn gác xép nhỏ, không học thêm, học trong sách giáo khoa, cùng với anh trai nói chuyện với người nước ngoài GV: Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học ở nước ngoài? HS: Do Hà là học sinh giỏi toàn diện, nói tiếng Anh thành thạo, vượt qua kỳ thi tuyển chọn, là người chủ động, tự tin trong học tập. GV: Nêu biểu hiện của sự tự tin ở bạn Hà? HS: Tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, chủ động trong học tập, ham học GV: Nhận xét, bổ sung câu trả lời? GV: Em hãy nêu bài học rút ra từ truyện đọc trên là gì? HS: Phải tin vào khả năng của mình, ham học, chủ động, tự tin trong học tập. GV: Nhận xét, chuyển ý. - Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút) HS: Thảo luận và trình bày kết quả. - Họat động 3 : Liên hệ thực tế. GV: Em hiểu thế nào là tự lập, tự lực và nêu mối quan hệ giữa tự lập, tự lực với tự tin? HS: - Tự lập: là tự xây dựng cuộc sống cho mình không dựa vào người khác. - Tự lực: Tự làm lấy, tự giải quyết các công việc của bản thân mình. HS: - Có mối quan hệ chặt chẽ: Người có tính tự tin mới có tính tự lực, tự lập trong cuộc sống. GV: Nhận xét, chuyển ý. GV: Tự tin có khác với tự cao, tự đại, ba phải, rụt rè, tự ti, a dua? HS: Có khác. Tự cao, tự đại, ba phải, rụt rè, tự ti, a dua là những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực cần phê phán và khắc phục. GV: Cho HS lấy ví dụ và chứng minh. HS:Trả lời. GV: Nhận xét. - Hoạt động 4 : Hướng dẫn làm bài tập Bài tập b SGK trang 34,35 I.Nội dung bài học: 1.Đinh nghĩa: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm 2.Ý nghĩa: - Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực, sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ. 3. Cách rèn luyện - Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể. - Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. II.Bài tập Bài tập b SGK trang 34,35 - Đồng ý với ý kiến 1,3,4,5,6,8. - HS: Giải thích 4./ Đánh giá: Nhận xét tiết học. 5/ Dặn dò: + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 34. + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 34,35. - Chuẩn bị ôn tập nội dung các bài: từ bài 1 đến bài 11. + Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tình huống sắm vai thể hiện nội dung trong các bài. + Tìm ca dao, tục ngữ, câu chuyện liên quan đến các bài đã học IV. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt:
File đính kèm:
- GDCD7 TUAN15-16.doc