Giáo án GDCD 6 - Tiết 3, Bài 2: Siêng năng, kiên trì (tt) - Năm học 2011-2012

? Nhóm 1: Tìm những biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập?

? Nhóm 2: Tìm những biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì trong lao động?

? Nhóm 3: Tìm những biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì trong các hoạt động khác.

? Ngư¬ời có tính siêng năng, kiên trì trong công việc sẽ đạt kết quả nh¬ư thế nào?

? Vậy tính siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như¬ thế nào đối với mỗi chúng ta?

? Em hãy kể tên những người mà em biết nhờ có tính siêng năng cần cù mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình?

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 6 - Tiết 3, Bài 2: Siêng năng, kiên trì (tt) - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3.	 Ngày soạn: 28 / 08 /2011
Tiết 3. 	 Ngày giảng: 30 / 08/2011
Bài 2: 	 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I- Mục tiêu bài dạy:
 1- Kiến thức:
 Giúp HS hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì ; Biểu hiện của siêng năng, kiên trì; Biểu hiện của siêng năng, kiên trì; ý nghĩa của siêng năng kiên trì.
 2- Kĩ năng:
 Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác để trở thành người học sinh tốt.
 3- Thái độ:
 - Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì.
 - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người tốt.
 - HS tự biết đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác. Biết học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về siêng năng kiên trì.
II. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tranh GDCD.
 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập.
III. Các bước lên lớp
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ
? Siêng năng trong cuộc sống, trong học tập sẽ đem lại lợi ích gì?.
	? Em sẽ rèn luyện tính siêng năng kiên trì như thế nào?
3. Bài mới .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1
? Nhận xét về những tình huống sau:
a. Lần đầu nấu cơm bị khê A không bao giờ nấu nữa.
b. Gặp bài tập khó An không bao giờ làm.
c. Bài tập dù nhiều nhưng Lan vẫn làm song mới đi chơi.
d. Vườn nhà Hà nhiều cỏ bố mẹ đi vắng Hà 1 mình rẫy cỏ dù trời nắng vẵn cố làm song.
? Thế nào là đức tính kiên trì? Cho ví dụ?
? Em có phải là người siêng năng kiên trì không? Tại sao?
? Nêu những biểu hiện siêng năng kiên trì?
? Nhóm 1: Tìm những biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập? 
? Nhóm 2: Tìm những biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì trong lao động?
? Nhóm 3: Tìm những biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì trong các hoạt động khác.
? Người có tính siêng năng, kiên trì trong công việc sẽ đạt kết quả như thế nào?
? Vậy tính siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
? Em hãy kể tên những người mà em biết nhờ có tính siêng năng cần cù mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình? 
? Em hãy tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?
? Cần có thái độ như thế nào đối với người có những biểu hiện đó?
? Là H/S cần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì như thế nào?
? Tìm những câu tục ngữ , ca dao , danh ngôn nói về SNKT?
Hoạt động 2
? Làm bài tập a trên bảng phụ?
? Làm phiếu bài tập b?
? Thảo luận nhóm bài tập c, d?
? Trình bày?
? Nhận xét, bổ sung?
- GV: Nhận xét, kết luận.
- a, b: Gặp thất bại khó khăn nản chí.
- c, d: Có lòng quyết tâm, vượt khó
- Chốt ý b nội dung bài học.
- Kể.
- Trình bày.
- Chăm chỉ, cần cù, chịu khó, miệt mài
*/ Nhóm 1:
- Đi học chuyên cần. 
- Chăm chỉ làm bài tập.
- Có kế hoạch học tập.
- Bài khó không nản chí
- tự giác học
- Không chơi la cà
- Đạt kết quả cao
*/ Nhóm 2:
- Chăm làm việc nhà.
- Không bỏ dở công việc.
- Không ngại khó.
- Miệt mài với công việc.
- Tìm tòi sáng tạo.
- Hoàn thành tốt công việc.
*/ Nhóm 3:
- Năng luyện tập thẻ dục thể thao.
- Đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.
- Bảo vệ môi trờng.
- Đến vùng sâu, vùng xa xoá đói giảm nghèo.
- Thành công trong mọi công việc trong cuộc sống.
- Chốt ý c nội dung bài học.
- Nhà bác học Lê Quý Đôn, Giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học- Giáo sư Lương Đình Của, nhà văn Nga M.Gorki, Niu- tơn...
- Nghe.
- Lười nhác, ngại khó, ngại khổ, chểnh mảng, nản trí, nản lòng, nói nhiều, làm ít, ỉ lại, cẩu thả, hời hợt, đùn đẩy, trốn tránh.
- Không đồng tình, không yêu quí, lên án, phê phán.
- Chăm chỉ học tập, lao động, trong mọi việc
- “ Mưa dầm thấm lâu“ Luyện mới thành tài , miệt mài tất giỏi”
- “Tay làm hàm nhai”
- “Miệng nói tay làm”
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
“Kiến tha lâu cũng đầy tổ”
- Làm bài tập trên bảng phụ.
- Làm phiếu bài tập.
- Thảo luận nhóm..
- Trình bày.
- Nhận xét, kết luận.
- Nghe.
- Trình bày.
- Nghe.
II- Nội dung bài học:
2- Kiên trì:
 - Quyết tâm làm đến cùng
- Dù gặp khó khăn gian khổ
3. Ý nghĩa: 
Thành công trong công việc, cuộc sống.
III- Bài tập: 
a. Siêng năng kiên trì:
Đáp án đúng 1, 2.
b. Việc làm thể hiện tính siêng năng: 
 Ngày nào em cũng dọn dẹp nhà cửa.
c. Kể tấm gương Siêng năng kiên trì:
HS Kể.
d. Ca dao, tục ngữ nói về siêng năng kiên trì:
4. Củng cố: 
Cho tình huống: Đang làm một bài toán khó thì có một bạn trong lớp rủ em đi chơi, thì em sẽ làm gì?
5. Dặn dò:
-Học thuộc bài .
-Làm các bài tập vào vở.
-Chuẩn bị bài "Tiết kiệm" 
IV. RÚT KINH NGHIỆM .
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ký duyệt: 29/08/2011.
 TT
 Trần Đức Ngọ

File đính kèm:

  • docgdcd6-3.doc
Giáo án liên quan