Giáo án GDCD 6 - Tiết 28, Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (Tiếp) - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thống Nhất

Con hãy nêu :

- Những biểu hiện chưa tốt trong học tập của bản thân và bạn bè

- Những biểu hiện tốt trong học tập của bản thân và bạn bè

GV gọi HS trình bày, lắng nghe, chốt lại

? Nếu gặp biểu hiện chưa tốt trong học tập chúng ta cần có thái độ như thế nào? Hậu quả của nó đối với bản thân, gia đình và xã hội?

? Bên cạnh những biểu hiện chưa tốt trong học tập, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, hãy nêu một vài tấm gương trong lớp, trường mình mà con biết? Qua những tấm gương đó, con học tập được điều gì ở họ?

GV đưa ra ảnh một vài tấm gương tiêu biểu.

? Qua đó, con hãy cho biết là học sinh, chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập

 

doc8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 6 - Tiết 28, Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (Tiếp) - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24- 2-2016 Ngày dạy : 09- 3-2016
Tiết 28: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiếp)
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập
2. Về thái độ
- Phân biệt được những biểu hiện đúng hoặc chưa đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập
- Thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của bản thân: siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt
3. Về kỹ năng
- Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: + Một số tấm gương biết vượt khó vươn lên trong học tập
 + Bảng phụ
 + Một số bài tập
- Học sinh: + Tìm hiểu một số văn bản pháp luật có liên quan 
 + Sưu tầm tài liệu liên quan
C. Tiến trình giờ dạy học
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? 
III. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân.Vậy thì mỗi công dân nói riêng và Nhà nước nói chung có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập đó như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu trong tiết này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu Nội dung bài học
GV đưa tình huống cho HS thảo luận/ đóng vai
GV gọi HS trình bày, nhận xét
? Con hãy nêu suy nghĩ của mình về lời nói của hai bạn?
GV chiếu Đ9 Luật giáo dục, gọi HS đọc
? Ý kiến của con về việc học là gì?
Gv chiếu hình ảnh trẻ em khuyết tật học tập 
? Con có nhận xét gì về các hình ảnh trên ? 
? Theo con, những trẻ bị khuyết tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ có quyền và nghĩa vụ học tập không? Nhờ đâu mà những trẻ em đó có điều kiện đi học?
GV chiếu những bức ảnh đã sưu tầm được nói về sự quan tâm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân đối với việc học tập của học sinh, gọi HS trình bày 
GV giảng mở rộng:. Ngay sau khi thành lập nước VNDCCH mặc dù còn muôn vàn khó khăn nhưng Đảng và Bác Hồ luôn đặt việc diệt giặc dốt là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, Đảng ta đã xác định "giáo dục là quốc sách hàng đầu", xây dựng xã hội học tập. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta thể hiện rất rõ qua những chính sách đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo mọi điều kiện cho tất cả mọi trẻ em được đến trường.Hàng nghìn lớp học mới được xây dựng với cơ sở vật chất khang trang, hàng trăm những cây cầu và con đường được xây dựng để giúp các em có thể tiếp cận được với tri thức 
? Con thử liên hệ với trường mình, con thấy chính sách đối với những bạn học sinh nghèo có khác gì không? Lầy ví dụ cụ thể?
=> Chính những việc làm cụ thể và thiết thực đó đã giúp cho hàng nghìn trẻ em được đến trường, đẩy lùi nạn mù chữ. Nhà nước ta tạo mọi điều kiện để người dân được học tập, nâng cao trình độ học vấn, điều đó thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta, đó cũng là phần c của nội dung bài học, gọi HS đọc Vậy là học sinh, chúng ta cần làm gì để có thể thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, chúng ta sang phần 4.
Con hãy nêu :
- Những biểu hiện chưa tốt trong học tập của bản thân và bạn bè
- Những biểu hiện tốt trong học tập của bản thân và bạn bè
GV gọi HS trình bày, lắng nghe, chốt lại
? Nếu gặp biểu hiện chưa tốt trong học tập chúng ta cần có thái độ như thế nào? Hậu quả của nó đối với bản thân, gia đình và xã hội?
? Bên cạnh những biểu hiện chưa tốt trong học tập, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, hãy nêu một vài tấm gương trong lớp, trường mình mà con biết? Qua những tấm gương đó, con học tập được điều gì ở họ?
GV đưa ra ảnh một vài tấm gương tiêu biểu.
? Qua đó, con hãy cho biết là học sinh, chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập
HS đóng vai, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. 
HS theo dõi, phát biểu ý kiến
Suy nghĩ của An là sai vì học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ, nếu không đi học sẽ không làm được gì.
Khoa nói cũng sai vì mặc dù là trẻ em ở quê nhưng các bạn đó vẫn có quyền được đến trường.
HS đọc
HS theo dõi, phát biểu ý kiến
Học là quyền và nghĩa vụ của mỗi người, có học có hiểu biết, có tri thức
HS suy nghĩ, phát biểu.
Đó là h/a các bạn hs khuyếm thính, khiếm thị đang tham gia hoạt động học tập. 
Nhờ có sự quan tâm của Nhà nước
 HS tự liên hệ
- Miễn giảm học phí cho những hs nghèo, những gia đình thương binh, liệt sĩ
- Có quỹ khuyến học.
- Trợ cấp tết cho những HS có hoàn cảnh khó khăn.
HS chia nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày
- Lưòi học, trốn học, bỏ tiết, thiếu trung thực trong học tập
- Cần cù, siêng năng, luôn tìm ra phương pháp học tập mới
HS tự liên hệ
- Phê phán
- Hậu quả: 
+ Bản thân:học hành sút kém, không thi được vào cấp 3
+ Gia đình: là gánh nặng đối với gia đình
+ Xã hội : không giúp ích được gì cho xã hội
HS tự liên hệ
HS tự liên hệ
- Ý chí, nghị lực
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến
I. Tìm hiểu bài
II. Nội dung bài học
1. Ý nghĩa của học tập
2. Quy định của pháp luật 
3.Trách nhiệm của Nhà nước
- Thực hiện công bằng xã hội
- Tạo điều kiện để mọi người đều được đi học
4.Trách nhiệm của HS.
- Có kế hoạch học tập khoa học.
- Có phương pháp học tập đúng đắn. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
GV phát phiêu học tập cho HS, hướng dẫn HS cách làm
GV yêu cầu HS làm bài tập d Tr40sgk
Bài d:
- Ban ngày đi làm, tối đi học ở trung tâm giáo dục thường xuyên
- Tạm nghỉ học một thời gian, có điều kiện lại học tiếp
- Học ở trường vừa học vừa làm
- Tự học qua sách báo
- Học ở lớp học tình thương
 HS làm việc độc lập
HS thảo luận, phát biểu ý kiến
III. Luyên tập
Phiếu bài tập.
Bài tập d:
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài - làm bài ở nhà
GV chốt: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về trách nhiệm của Nhà nước cũng như trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, khi chúng ta có những biểu hiện chưa tốt trong học tập chính là những hành vi tự tước đoạt quyền học tập của mình, cô mong các con hãy tự xác định cho mình kế hoạch học tập hợp lý, chăm chỉ, siêng năng để không phụ lòng cha mẹ và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
GV yêu cầu HS:
- Hoàn thành bài tập
- Học thuộc bài
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập.
HS chú ý lắng nghe
* Nhận xét, đánh giá học sinh sau tiết dạy
Bài tập tình huống
 Ở lớp 6A, hai bạn An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập. An nói: 
- Học tập là quyền của mình thì mình học cũng được mà không học cũng được, không ai bắt buộc được mình
Còn Khoa nói:
- Tớ chẳng muốn học ở lớp này tẹo nào vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê, chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng.
Tham khảo:
Điều 9 Luật giáo dục
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Trường THCS Thống Nhất
Họ và tên:
Lớp:
PHIẾU HỌC TẬP
TIẾT 27. Quyền và nghĩa vụ học tập ( tiếp theo).
Bài 1. Nối cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:
Cột A (Đối tượng)
Nối
Cột B (Hình thức học tập)
1. Lan học ở nhà vào buổi tối một mình.
a. Học theo trường, lớp.
2. Người đi làm rồi
b. Tự học.
3. Hoa học ở trường THCS Thống Nhất – Ba Đình – Hà Nội.
c. Vừa học vừa làm.
4. Trẻ em bị khiếm thị, khiếm thính.
d. Học ở lớp học tình thương.
5. Những trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
e. Học ở lớp dành riêng cho trẻ khuyết tật.
Bài 2. Hãy khoanh tròn vào những biểu hiện đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. 
a. Chỉ chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì.
b. Chỉ học trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.
c. Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể.
d. Được tự do lựa chọn trường và khối thi phù hợp với khả năng của mình.
e. Bố mẹ bắt con ở nhà làm việc, phụ giúp gia đình, không cho con đi học.

File đính kèm:

  • docBai_15_Quyen_va_nghia_vu_hoc_tap.doc