Giáo án GDCD 6 - Tiết 27, Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tt) - Năm học 2011-2012
HĐ1: Giúp cho HS thấy được tính nhân đạo của PLVN:
GV: Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập.
? Để mọi người đều được học tập, Nhà nước đã làm gì?
GV: Đặc biệt Nhà nước ta thực hiện công bằng trong giáo dục.
? Thế nào là công bằng trong giáo dục?
? Tất cả những điều trên thể hiện điều gì của PL nước ta?
(GV giải thích thêm về tính nhân văn, nhân đạo của PL nước ta cho HS hiểu).
HĐ2: Liên hệ bản thân:
? Để đáp lại tính nhân đạo của PL, mỗi cá nhân cần phải làm gì?
? Thế nào là thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập?
? Những việc làm nào thể hiện người chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập?
HĐ3: Giúp HS tìm hiểu về những hình thức học tập:
* Thảo luận nhóm:
- N1+2: Làm bài tập d - sgk.
Tuần 27. Ngày soạn : 01 /03/2012 Tiết 26 Ngày dạy: 06 / 03/ 2012 Bài 15 : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (TT) I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của việc học tập, hiểu ND quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của CD và trách nhiệm của bản thân trong học tập. 2. Kĩ năng: Phân biệt được những biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập; thực hiện đúng những quy định, nhiệm vụ học tập của bản thân, siêng năng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt. 3. Thái độ: Tự giác và mong muốn thực hiện tốt các quyền học tập và yêu thích học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC : ? Nêu các quy định của PL về quyền và nghĩa vụ học tập của CD? 3. Bài mới: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG HĐ1: Giúp cho HS thấy được tính nhân đạo của PLVN: GV: Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập. ? Để mọi người đều được học tập, Nhà nước đã làm gì? GV: Đặc biệt Nhà nước ta thực hiện công bằng trong giáo dục. ? Thế nào là công bằng trong giáo dục? ? Tất cả những điều trên thể hiện điều gì của PL nước ta? (GV giải thích thêm về tính nhân văn, nhân đạo của PL nước ta cho HS hiểu). HĐ2: Liên hệ bản thân: ? Để đáp lại tính nhân đạo của PL, mỗi cá nhân cần phải làm gì? ? Thế nào là thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập? ? Những việc làm nào thể hiện người chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập? HĐ3: Giúp HS tìm hiểu về những hình thức học tập: * Thảo luận nhóm: - N1+2: Làm bài tập d - sgk. - N3+4: Kể cách hình thức hoc tập mà em biết? HĐ4: Luyện tập: Làm các bài tập trong SGK - Tạo điều kiện: Mở rộng khắp các hệ thống trường lớp, miễn phí cho HS Tiểu học, có chế độ đãi ngộ đối với HS có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách... - Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ học tập, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo... - Thể hiện tính nhân văn và nhân đạo sâu sắc. - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình để trở thành người CD có ích cho xã hội. - Chăm chỉ, say mê học tập, biết tự lực và có mơ ước, có ý chí vươn lên trong học tập, học tập bàng nhiều hình thức, học ở mọi nơi mọi lúc. - Lười học, bỏ tiết, bỏ học không có lí do chính đáng, thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử... - Một trong các biện pháp: + Ban ngày đi làm, tối đi học ở TTGD thường xuyên. + Tạm nghỉ học 1 thời gian khí đã bớt khó khăn thì đi học lại. + Xin học tại trường vừa học vừa làm. + Học tại lớp học tình thương. + Học qua sách báo, bạn bè. -Học ở trường, ở lớp - Tự học - Vừa học vừa làm - Học tại lớp học tình thương. - HS làm -> GV hướng dẫn 2. Nội dung bài học: - Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, cụ thể: Mở rộng trường lớp, miễn phí cho HS Tiểu học, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... => Những quy định trên thể hiện tính nhân đạo của PL nước ta. - Chúng ta phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình. 3. Bài tập: Làm các bài tập trong SGK 4. Củng cố : - Nhà nước thực hiện công bằng Xã hội trong giáo dục như thế nào? - Chúng ta phải làm gì đối với quyền và nghĩa vụ học tập? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ. - Chép bài tập vào vở - Ôn tập các bài đã học trong học kì II để tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV. RÚT KINH NGHIỆM : Ký duyệt 05 / 03 / 2012 TT Trần Đức Ngọ
File đính kèm:
- gdcd6-27.doc