Giáo án GDCD 6 - Tiết 15+16, Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (tt) - Năm học 2011-2012

HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học (54’)

? An lười học ham chơi nhưng lại mơ ước trở thành bác sĩ, liệu mơ ước đó có trở thành hiện thực được không? Tại sao?

? Trong thư gửi HS nhân ngày khai trường 9/ 1945 Bác Hồ đã dặn HS điều gì?

? Vì sao HS phải có mục đích học tập?

? Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì?

? Mục đích học tập trong tương lai của học sinh là gì?

? Em hiểu mục đích cá nhân có nghĩa là như thế nào?

? Mục đích gia đình có nghĩa là gì?

? Em hiểu thế nào là mục đích của xã hội?

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 6 - Tiết 15+16, Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (tt) - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15	 Ngày soạn: 17/11/2011.
Tiết 15	 Ngày giảng: 22/11/ 2011
MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
A- Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Giúp HS: 
+ Xác định đúng mục đích học tập.
+ Biểu hiện ý nghĩa của vịêc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập.
2. Kỹ năng:
- HS biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí.
- Biết hợp tác trong hoạt động.
3. Thái độ
- Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập.
- Khiêm tốn học hỏi bạn bè, mọi người.
- Sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập
II. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tranh GDCD.
 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập.
III. Các bước lên lớp
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ
? Biểu hiện nào sau đây thể hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội:
a. Tham gia HĐNGLL nhiệt tình.
b. Giả vờ ốm để không phải đi lao động.
c. Tham gia đều các buổi tập văn nghệ.
d. Không hát chuyển tiết.
đ. Tối nào cũng để bố mẹ nhắc mới học bài.
? Em hãy nêu những việc làm cụ thể của mình biểu hiện đã tham gia tích cực hoạt động tập thể?
2. Giới thiệu chủ đề bài mới ( 2’)
? Ước mơ của em là gì? Em sẽ làm gì để đạt được ước mơ? Chúng ta học tập, rèn luyện để làm gì?
GV: Đó chính là mục đích học tập của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu truyện đọc ( 10’)
? Đọc truyện đọc ( sgk- 32 )?
? Hãy nêu những biểu hiện kiên trì vượt khó trong học tập của bạn Tú 
( Nhóm 1 )?
? Vì sao bạn Tú đạt được thành tích cao trong học tập ( Nhóm 2 )?
? Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập ( Nhóm 3 )?
? Tú đã ước mơ gì? Để đạt được ước mơ Tú đã suy nghĩ và hành động ntn ( Nhóm 4 )?
? Bạn Tú đã học tập và rèn luyện để làm gì?
? Em học tập được những gì ở bạn Tú?
? Bài học rút ra từ truyện đọc?
- GV: Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch học tập và rèn luyện để mục đích trở thành hiện thực.
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học (54’)
? An lười học ham chơi nhưng lại mơ ước trở thành bác sĩ, liệu mơ ước đó có trở thành hiện thực được không? Tại sao?
? Trong thư gửi HS nhân ngày khai trường 9/ 1945 Bác Hồ đã dặn HS điều gì?
? Vì sao HS phải có mục đích học tập?
? Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? 
? Mục đích học tập trong tương lai của học sinh là gì? 
? Em hiểu mục đích cá nhân có nghĩa là như thế nào?
? Mục đích gia đình có nghĩa là gì?
? Em hiểu thế nào là mục đích của xã hội?
? Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội?
- GV: Học sinh không vì mục đích cá nhân mà xa rời tập thể và xã hội. Chỉ có kết hợp giữa ba mục đích với nhau thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Cuộc sống mới hạnh phúc, mới mang lại danh dự cho gia đình, mới góp phần làm giàu cho đất nước.
? Nhận xét về những mục đích học tập sau:
-A học bài vì sợ bố mắng.
- B học bài vì mẹ hứa được điểm cao sẽ thưởng tiền.
? Mục đích học tập của em là gì? Em sẽ làm gì để đạt được mục đích học tập đó?
? Mục đích học tập đúng đắn nhất là gì?
? Em hãy kể những việc làm đúng thể hiện mục đích học tập của em?
? Nếu mỗi chúng ta đều xác định đúng mục đích học tập cho mình thì sẽ có lợi gì? ( ý nghĩa của việc xác định đúng mục đích học tập )?
? Em nào có thể hát tặng cô và các bạn bài hát 
“ Ước mơ”?
- GV: Đó là mục đích học tập đúng đắn.
? C thường bỏ tiết, không chú ý nghe giảng, đánh nhau. Nhận xét?
? Em cho biết những việc làm đúng để thực hiện mục đích học tập.
? Nhiệm vụ chủ yếu của HS là gì?
? Vậy để trở thành học sinh toàn diện chúng ta cần phải làm như thế nào?
? Thái độ của em với những mục đích học tập không đúng đắn?
? Kể những tấm gương có mục đích học tập mà HS biết: Vượt khó, vượt lên số phận để học tốt ở địa phương.
- GV: Người có mục đích luôn xác định được công việc của mình phải đạt đến đích nào. Tuy nhiên, có mục đích đạt được trong thời gian ngắn, có mục đích phải thực hiện lâu dài, thậm chí cả cuộc đời. Với HS chúng ta cần xác định mục đích trước mắt.
HĐ3: Luyện tập ( 18’)
? Thảo luận nhóm bài tập a, b?
? Làm phiếu bài tập c, đ?
? Sắm vai bài tập d?
? Trình bày?
? Nhận xét, bổ sung?
- GV: Nhận xét kết luận.
HĐ4: Củng cố ( 2’)
? Nêu những nội dung cần nắm trong tiết học?
? Em đã xác định được mục đích học tập chưa? Vì sao?
HĐ5: Hướng dẫn học tập ( 1’)
Về nhà học bài, hoàn thiện bài tập, chuẩn bị 2 kịch bản thể hiện nội dung bài học, 1 bài hát, tranh vẽ về nội dung bài học, ôn tập kĩ để chuẩn bị hoạt động ngoại khoá
- Biểu hiện: 
+ Tự giác học thêm ở nhà.
+ Tìm nhiều cách giải.
+ Say mê học tiếng Anh.
+ Giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh.
- Học tập và rèn luyện tốt 
- Khó khăn: Tú là con út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhâ, điều kiện học tập không tốt.
- Ước mơ trở thành nhà toán học; Tú đã tự học, rèn luyện, kiên trì vượt khó khăn để học tập tốt, không phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
- Để đạt được mục đích học tập.
- Học tập Tú: Say mê tìm tòi, độc lập suy nghĩ.
- Trình bày.
- Nghe.
- Không vì đó là ước mơ viển vông, thiếu thực tế, ước mơ phải đi kèm với nỗ lực phấn đấu-> thành công.
- “ Non sông Việt Nam có trở nên các cháu”.
- HS là chủ nhân tương lai đất nước.
- Trước mắt:
+ Học giỏi, đủ điều kiện lên THPT.
+ Trở thành con ngoan, trò giỏi.
+ Trở thành người phát triển toàn diện.
- Tương lai:
+ Lao động để tự lập nghiệp.
+ Có ích cho gia đình, xã hội.
+ Là công dân tốt, lao động tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Mục đích cá nhân: Vì tương lai của mình, vì danh dự bản thân.
- Mục đích gia đình: Mang lại danh dự cho gia đình, là niềm tự hào của dòng họ...
- Mục đích xã hội: Góp phần làm giàu chính đáng cho quê hương. Xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Phát huy truyền thống, mang lại danh dự cho nhà trường.
- Phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình, xã hội để học tập tốt:
+ Cá nhân: vì tương lai, danh dự mình tương lai sẽ hạnh phúc.
+ Gia đình: Vì góp phần làm gia đình, dòng học tự hào, thể hiện sự biết ơn.
+ XH: Góp phần làm giàu chính đáng cho quê hương, đất nước, xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống đem lại danh dự cho nhà trường.
- Nghe.
- Nghe
- Mục đích học tập không đúng đắn.
- Trình bày.
- Trình bày.
- Trình bày.
- Chốt ý b nội dung bài học SGK- 33.
- Hát
- Nghe.
- Không thực hiện tốt nhiệm vụ HS
* Việc làm:
- Có kế hoạch. 
- Tự giác.
- Học đều các môn.
- Chuẩn bị tốt phương tiện.
- Đọc tài liệu.
- Có phương pháp học tập.
- Vận dụng vào cuộc sống.
- Tham gia hoạt động tập thể và xã hội.
- Nhiệm vụ của người HS:
+ Tu dưỡng đạo đức.
+ Học tập tốt.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, XH.
- Muốn học tập tốt cần phải có ý chí nghị lực, tự giá, sáng tạo không ngại khó khăn , vất vả, biết tìm mọi cách để có thể học tập tốt hơn.
- Không đồng tình, lên án, phê phán.
- Kể
- Nghe
- Thảo luận nhóm
- Làm phiếu bài tập
- Sắm vai
- Trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe
- Trình bày.
- Trình bày.
- Trình bày.
- Nghe
Bài 11 Tiết 15, 16:
MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
I- Truyện đọc:
* Bài học:
Phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch rèn luyện để mục đích học tập trở thành hiện thực-> thành công.
II- Nội dung bài học.
1. Lí do HS phải có mục đích học tập:
- HS là chủ nhân tương lai của đất nước
- Cần có trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ tổ quốc.
2. Mục đích hoạ tập đúng đắn:
Vì tương lai bản thân gắn với tương lai của dân tộc 
3. Ý nghĩa:
Có thể học tốt
4. Nhiệm vụ của học sinh:
- Tu dưỡng đạo đức
- Học tập tốt.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và xã hội.
III- Luyện tập: 
Bài tập a:
- Mục đích học tập đúng đắn nhất: Học tập để góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Mục đích học tập không đúng: Học để dễ kiếm việc làm nhàn hạ.
- Những ý còn lại đúng nhưng chưa đủ, mục đích sâu sắc nhất là góp phần xây dựng quê hương, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vì tương lai của bản thân, vì danh dự gia đình, nhà trường.
Bài tập b:
- Động cơ học tập hợp lí: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. 
- Không đúng: 8, 9.
Bài tập c:
- Quyết tâm vượt khó.
- Học tập có kế hoạch.
- Tự giác đọc thêm sách.
- Đổi mới phương pháp học.
Bài tập d:
Tuấn sẽ trả lời Quang : “ Tớ sẽ tìm thấy những tấm gương tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, biết được mục đích học tập của các bạn, noi gương học tốt-> được yêu quí.
Bài tập đ:
HS kể.

File đính kèm:

  • docgdcd6-15-16.doc