Giáo án GDCD 6 - Học kì I - Năm học 2015-2016 - Đinh Văn Bình

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Học sinh kiểm tra lại kiến thức đã học.

 - Học sinh phải trung thực và khách quan trong quá trình làm bài để đạt được kết quả cao.

 - Qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả của từng em và có phương pháp dạy học phù hợp hơn.

II. PHƯƠNG PHÁP: Làm bài trên lớp

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

 1. Công tác chuẩn bị của giáo viên: Đề kiểm tra in sẵn

2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh: Ôn kĩ các bài đã học

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức (01 phút )

2. GV phát đề cho HS- HS làm bài

A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4 (1đ):

1. Ý nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

 a. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.

 b. Luyện tập thể dục hằng ngày.

 c. Súc miệng nước muối mỗi sáng.

 d. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.

2. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?

 a. Ăn diện theo mốt.

 b. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm.

 c. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

 d. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.

3. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?

 a. Chào hỏi người lớn tuổi.

 b. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.

 c. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.

 d. Ngắt lời khi người khác đang nói.

4. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật?

 a. Đi học đúng giờ.

 b. Làm việc riêng trong giờ học.

 c. Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm.

 d. Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.

Câu 2: (1đ) Chọn và điền những từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau để làm rõ ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người:

 “Lễ độ thể hiện sự ., sự quan tâm đối với mọi người. Lễ độ là biểu hiện của người có ., có đạo đức, có , do đó được mọi người quý mến. Lễ độ làm cho giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn tiến, bộ minh”

 (tôn trọng, quý mến, văn hóa, lòng tự trọng, mối quan hệ)

Câu 3: (1đ)

 Em đồng tình hoặc không đồng tình với các hành vi, việc làm nào dưới đây? (Đánh dấu (x) vào ô tương ứng)

Hành vi, việc làm Đồng tình Không đồng tình

a. Nói chuyện riêng trong lớp học

b. Đổ rác đúng nơi quy định.

c. Giữ trật tự ở nơi công cộng.

d. Ngồi vắt chân lên ghế.

B. TỰ LUẬN: (7đ)

Câu 1: (3đ) Thế nào là siêng năng, kiên trì? Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?

Câu 2: (2đ) Vì sao cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

Câu 3: (2đ) Cho tình huống sau:

Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải Bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt!”

Em có đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn Hải không? Vì sao?

 

doc51 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án GDCD 6 - Học kì I - Năm học 2015-2016 - Đinh Văn Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời".
- Ân hận vì làm trái lời thầy.
- Quan tâm thực hiện lời chỉ bảo của thầy: viết tay trái.
- Luôn nhớ kỉ niệm và lời dạy của thầy.
- Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi thầy.
- Chị đã thể hiện lòng biết ơn sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy. Đó là 1 truyền thống đạo đức của dtộc ta.
- Tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
- Thầy cô những người giúp đỡ chta lúc khó khăn.
- Anh hùng, liệt sĩ
- Đảng và Bác Hồ.
- Các dân tộc trên thế giới
- Sinh thành, nuôi dưỡng.
- Dạy dỗ, mang đến điều tốt lành.
- Có công bảo vệ tổ quốc, đem lại độc lập tự do.
- Vật chất, tinh thần để bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Học giỏi, chăm ngoan.
- Giúp đỡ công việc nhà.
- Chăm sóc, hỏi thăm khi đau ốm.
- Lễ phép với người lớn.
- Vô ơn, bội nghĩa, bạc tình, "ăn cháo, đá bát"
I/ Tìm hiểu truyện
II/ Bài học
1. Biết ơn. Là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp mình, với những người có công với dân tộc, đất nước
2. Ý nghĩa:
- Là truyền thống của dtộc
- Làm đẹp quan hệ giữa người với người.
- Làm đẹp nhân cách của con người.
3. Rèn luyện
- Thăm hỏi, chăm sóc vâng lời giúp đỡ cha mẹ.
- Tôn trọng người già, người có công tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo vô lí... diễn ra trong cuộc sống.
	4. Củng cố (05 phút ) 
	GV hệ thống lại kiến thức bài học
	5. Dặn dò (02 phút ) 
	- Xem lại bài
	- Về nhà làm các bài tập SGK
	 - Soạn bài 7. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
Tuần 7:
Tiết 7:
 Ngày soạn: 28/09/2014
 THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 
 VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức
- Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến gây ra các tai nạn giao thông, những qui định cần thiết, ý nghĩa việc chấp hành trất tự an toàn giao thông.
2- Kĩ năng
- Nhận thức một số dấu hiệu chỉ dẫn áp dụng vào thực tế.
3- Giáo dục
- Rèn ý thức tôn trọng các qui định, ủng hộ việc tôn trọng luật an toàn giao thông, phản đối hành vi vi phạm luật an toàn giao thông.
II- Tài liệu và phương tiện
GV: - SGK + SGV, nghiên cứu bài soạn.
- Sưu tầm thông tin, số liệu, biển chỉ dẫn
Hs:- SGK + vở ghi.
- Ôn lại các nội dung đã học.
- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức(1’).
2- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3- Bài mới
- Giới thiệu bài(4’)
Tai nạn giao thông trong những năm gần đây ngày cang gia tăng, trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn cầu ( xã hội). Hàng năm tai nạn giao thông làm chết, bị thương hàng vạn người, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Vậy làm thế nào để giảm bớt được những vụ tai nạn đó 
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV-HS
Tg
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Ngoại khoá
- Em hãy nêu việc thực hiện luật an toàn giao thông ở địa phương nơi em cư trú?
- Những nguyên nhân nào phổ biến gây ra các tai nạn giao thông?
- Những đối tượng nào thường gây ra tai nạn giao thông nhiều nhất?
- Các vụ tai nạn xảy ra do xe máy chiếm khoảng 70%... ở Việt Nam tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao so với các nước trên thế giới.
- Em hãy nêu các nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn giao thông mà em biết?
Gv:Bổ sung.
- Để giảm bớt được các tai nạn giao thông đáng tiếc sảy ra chúng ta phải làm như thế nào?
Mọi người dân cần nêu cao ý thức, trách nhiệm
- Những nguyên nhân nào do người đi bộ gây ra tai nạn giao thông?
- Những nguyên nhân gây tai nạn giao thông do người đi xe đạp là gì?
- Tai nạn giao thông do người đi xe máy gây ra bao gồm những nguyên nhân nào?
17’
19’
I- Tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông ở địa phương
- Đa số thực hiện tốt.
- Một số người còn vi phạm (Cố tình vi phạm).
II- Nguyên nhân gây ra các tai nạn giao thông
- Đi lại lộn xộn, phóng nhanh, vượt ẩu.
- Chưa đủ 18 tuổi đi xe máy.
- Đi xe, đi bộ không tuân thủ luật giao thông.
- Không hiểu luật giao thông.
- Ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông kém
-> Các vụ tai nạn do thanh thiếu niên gây ra chiếm tỉ lệ cao. Vì không am hiểu luật giao thông, một số ít người cố tình vi phạm.
- Do người đi bộ không đi đúng phần đườn qui định: Đi lộn xộn, mang vác cồng kềnh
- Người đi xe đạp: Đi hàng 3 hàng 4, kéo đẩy, sang đường không xin đường
- Người đi xe máy: Phóng nhanh vượt ẩu, đi quá tốc độ cho phép, đèo 3...
- Điều khiển ô tô không có giấy phép, xe quá hạn sử dụng
III- Cách khắc phục
- Tìm hiểu luật giao thông đường bộ.
- Thực hiện đúng hiệu lệnh, qui định, tín hiệu, biển báo, cọc tiêu, hàng rào chắn
- Nêu cao ý thức khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm luật giao thông.
IV- Nhận biết những tai nạn giao thông do nguyên nhân nào gây ra 
1- Do người đi bộ:
- Đi không đúng phần đường qui định dành cho người đi bộ.
- Gánh hàng cồng kềnh.
- Không quan sát trước khi sang đường.
2- Do người đi xe đạp:
- Dàn hàng ngang.
- Lạng lách, đánh võng.
- Chở vật cồng kềnh.
- Kéo đẩy xe khác.
- Đèo 3, đi bằng 1 bánh, buông hai tay
3- Do người đi xe máy:
- Đi quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu.
- Lạng lách, đánh võng.
- Không am hiểu luật giao thông.
- Say rượu, bia khi điều khiển xe.
- Chở hang cồng kềnh.
- Chưa đủ tuổi đi xe
4.Củng cố(4’)
- Tình hình tai nạn giao thông ở hiện nay như thế nào?
- Để giảm bớt được các vụ tai nạn giao thông mỗi chúng ta cần phải làm gì?
5.Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung các bài đã học.
- Làm lại các dạng bài tập ở các bài.
Tuần 8:
Tiết 8:
 Ngày soạn: 05/10/2014
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	- Học sinh kiểm tra lại kiến thức đã học.
	- Học sinh phải trung thực và khách quan trong quá trình làm bài để đạt được kết quả cao.
	- Qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả của từng em và có phương pháp dạy học phù hợp hơn.
II. PHƯƠNG PHÁP: Làm bài trên lớp
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
	1. Công tác chuẩn bị của giáo viên: Đề kiểm tra in sẵn
2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh: 	Ôn kĩ các bài đã học
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	1. Ổn định tổ chức (01 phút ) 
2. GV phát đề cho HS- HS làm bài
A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4 (1đ):
1. Ý nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
 a. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh. 
 b. Luyện tập thể dục hằng ngày.
 c. Súc miệng nước muối mỗi sáng.
 d. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.
2. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?
 a. Ăn diện theo mốt.
 b. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm. 
 c. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng. 
 d. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.
3. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người? 
 a. Chào hỏi người lớn tuổi. 
 b. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.
 c. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt. 
 d. Ngắt lời khi người khác đang nói.
4. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật?
 a. Đi học đúng giờ. 
 b. Làm việc riêng trong giờ học.
 c. Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm. 
 d. Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.
Câu 2: (1đ) Chọn và điền những từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau để làm rõ ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người:
 “Lễ độ thể hiện sự ..., sự quan tâm đối với mọi người. Lễ độ là biểu hiện của người có .., có đạo đức, có, do đó được mọi người quý mến. Lễ độ làm cho giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn tiến, bộ minh”
 (tôn trọng, quý mến, văn hóa, lòng tự trọng, mối quan hệ)
Câu 3: (1đ)
 Em đồng tình hoặc không đồng tình với các hành vi, việc làm nào dưới đây? (Đánh dấu (x) vào ô tương ứng)
Hành vi, việc làm
Đồng tình 
Không đồng tình
a. Nói chuyện riêng trong lớp học
b. Đổ rác đúng nơi quy định.
c. Giữ trật tự ở nơi công cộng.
d. Ngồi vắt chân lên ghế.
B. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: (3đ) Thế nào là siêng năng, kiên trì? Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì? 
Câu 2: (2đ) Vì sao cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?
Câu 3: (2đ) Cho tình huống sau:
Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải Bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt!”
Em có đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn Hải không? Vì sao?
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
A.TRẮC NGHIỆM:
Câu 1:
(1đ)
1. a
0.25 đ
2. c 
0.25 đ
3. d
0.25 đ
4. b
0.25 đ
Câu 2:
(1đ)
tôn trọng 
0.25 đ
văn hóa 
0.25 đ
lòng tự trọng
0.25 đ
mối quan hệ
0.25 đ
Câu 3:
(1đ)
a. Không đồng tình
0.25 đ
b. Đồng tình
0.25 đ
c. Đồng tình
0.25 đ
d. Không đồng tình
0.25 đ
B. TỰ LUẬN:
Câu 1:
(3.0 điểm)
Siêng năng: Là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
1 đ
Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
1 đ
Liên hệ đúng: Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập; Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình; sống gọn gàng, ngăn nắp; 
1 đ
Câu 2:
(2.0 điểm)
Giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc, học tập có hiệu quả.
0.5 điểm.
Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.
1 điểm.
Câu 3:
(2.0 điểm)
Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải, vì Hải đã để nước chảy tràn lan, gây lãng phí không cần thiết. Hải đã không có đức tính tiết kiệm.
1 điểm.
Dù giá nước có rẻ cũng không nên sử dụng một cách tùy tiện, vì Nhà nước đang yêu cầu nhân dân tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
1 điểm.
	3. GV thu bài- nhận xét tiết kiểm tra
	4. Dặn dò:
	- Chuẩn bị bài 7. Yêu thiên nhiên -sống hòa hợp với thiên nhiên.
Tuần 9:
Tiết 9:
 Ngày soạn: 12/10/2014
Bài 7. YÊU THIÊN NHIÊN - SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 	1. Kiến thức
- Biết ơn thiên nhiên bao gồm những gì.
	- Hiểu vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và loài người.
	- Hiểu tác hại của việc phá hại thiên nhiên
2. Kĩ năng:
 	- Tôn trọng, yêu quý thiên nhiên.
- Có nhu cầu sống gần gũi với thiên nhiên
3. Thái độ:
 	- Biết cách bảo vệ, giữ gìn môi trường thiên nhiên.
- Biết ngăn cản kịp thời hành vi cố ý hoặc vô ý phá hoại môi trường tự nhiên, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
II. PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
- Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề;
- Đàm thoại
- Nêu gương
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
	1. Công tác chuẩn bị của giáo viên:
SGK,SGV, tranh bài 6, ca dao, tục ngữ
2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh:
Vở ghi, SGK
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	1. Ổn định tổ chức (01 phút ) 
	2. Kiểm tra bài cũ (05 phút ) 
 ? Biết ơn là gì? Cần biết ơn những ai? Vì sao? 
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
îHoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc (16 phút ) 
-Yêu cầu hs đọc truyện
? Những chi tiết nào nói lên cảnh đẹp của địa phương, đất nước?
? Ở Đak Lak có những cảnh đẹp nào? 
? Các em đã đi tham quan nơi nào? Cảnh ở đó ntn?
î Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (16 phút ) 
? Thiên nhiên là gì?
* TL nhóm 
? Nêu những việc làm nhằm bảo vệ thiên nhiên
? Nêu những việc làm nhằm phá hoại thiên nhiên?
? Tác hại của việc làm sai trái đó?
? Vai trò của thiên nhiên?
? Bản thân của mỗi người cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
? Hãy nêu những việc làm ở trường, lớp nhằm bảo vệ thiên nhiên
- Dãy núi Tam Đảo hùng vi mờ trong sương 
- Cây xanh, mây trắng
- Hồ Lak, Buôn Đôn,...
- Suy nghĩ, trả lời
- Trồng cây xanh
- Không xả rác bừa bãi, không chặt cây, đốt rừng làm nương rẫy
- Săn bắt động vật quý hiếm
- Đốt rừng làm nương rẫy
- Khai thác gỗ bừa bãi
- Gây ô nhiễm môi trường
- Lũ lụt, hạn hán
- Cạn kiệt TNTN
- Sự thay đổi của khí hậu
I. Truyện đọc
* Cảnh đẹp:
- Dãy núi Tam Đảo hùng vi mờ trong sương 
- Cây xanh, mây trắng
II/ Bài học:
1. Định nghĩa:
Thiên nhiên bao gồm không khí, bầu trời, sông suối, rừng núi, động thực vật...
2. Vai trò của thiên nhiên
- Thiên nhiên là tài sản vô giá rất cần thiết cho con người
 3. Trách nhiệm:
 - Bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên
 - Tuyên truyền, nhắc nhở mọi ngưòi cùng thực hiện
 - Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên
 - Biết tiết kiệm TNTN
	4. Củng cố (05 phút ) 
	GV hệ thống lại kiến thức bài học
	5. Dặn dò (02 phút ) 
	- Xem lại bài
	- Về nhà làm các bài tập SGK
	 - Soạn bài mới. 
Tuần 10:
Tiết 10:
 Ngày soạn: 19/10/2014
Bài 8: SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 	1. Kiến thức
- Hiểu những biểu hiện sống chan hoà và không sống chan hoà với mọi người.
- Hiểu ý nghĩa và biết xây dựng quan hệ tập thể, bạn bè sống chan hoà, cởi mở
2. Kĩ năng: 
Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh. 	
3. Thái độ: 
Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.
II. PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
- Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề;
- Đàm thoại
- Nêu gương
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
	1. Công tác chuẩn bị của giáo viên:
SGK,SGV
2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh:
Vở ghi, SGK
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	1. Ổn định tổ chức (01 phút ) 
	2. Kiểm tra bài cũ: (05 phút) Trả bài kiểm tra cho học sinh 
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện.(11 phút ) 
 1. Mục tiêu: Bước đầu biết một số biểu hiện của sống chan hòa
 2. PP: Hỏi đáp
 3. Cách tiến hành
- Gọi hs đọc truyện.
? Qua câu chuyện, Bác Hồ là người như thế nào?
? Những chi tiết nào nói lên điều đó.
=> Kl: Bác là một người bận trăm công ngàn việc nhưng vẫn quan tâm đến mọi người.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu NDBH.(11 phút ) 
 1. Mục tiêu: 
 - Hiểu thế nào là sống chan hòa
 - Nêu được biểu hiện sống chan hòa và chưa biết sống chan hòa
 - Rèn kỹ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, lên án cái xấu
? Thế nào là sống chan hoà.
- Bảng phụ:
TH "Nga và An là hai người học chung 1 lớp, Nga là hs sinh giỏi, dễ gần gũi, quan tâm đến mọi người trong lớp. An thì người lạnh lung, chỉ biết mình, không quan tâm đến ai. An cho rằng: chỉ cần học giỏi là được, còn chuyện khác không cần quan tâm. Có lần cả hai bạn đều gặp chuyện buồn, mọi người trong lớp đều đến động viên, an ủi Nga còn An chẳng ai để ý đến".
- Yêu cầu hs đọc tình huống
? Nhận xét về An và Nga.
Thảo luận nhóm.
? Tìm biểu hiện biết sống chan hoà và chưa biết sống chan hoà.
? Vì sao phải sống chan hoà với mọi người.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế(11 phút ) 
Kiến thức:
 - Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
 - Rèn luyện kĩ năng ứng xử, giao tiếp
2. PP: Động não
3. Cách tiến hành
? Khi bạn bè người thân gặp chuyện buồn thì em sẽ làm gì?
- Sống chan hoà, quan tâm đến mọi người.
- Đi thăm hỏi đồng bào.
- Quan tâm đến cụ già em nhỏ.
- Cùng ăn, làm việc, vui chơi TDTT với các đồng chí trong cơ quan.
- Tiếp khách, hỏi thăm đới sống bà con.
- Ân cần chu đáo.
- Nga là người quan tâm gần gũi, sống chan hoà với mọi người.
- An là người lạnh lùng, ích kỷ.
- Sống chan hoà:
+ Không đối xử phân biệt với các bạn trong lớp
+ Quan tâm, giúp đỡ người khác.
+ Chân thành biết nhường nhịn nhau.
+ Yêu thương, sống trung thực, thẳng thắn.
- Không sống chan hoà.
+ Lợi dụng, ghen ghét.
+ Nói xấu nhau, ích kỷ.
+ Đố kị, lạnh lung.
- An ủi, chia sẽ, động viên
- Cởi mở, chia sẻ.
- Tham gia tích cực mọi hoạt động do lớp, đội tổ chức.
- Quan tâm tới công việc của lớp, trường
I/ Tìm hiểu truyện.
II/ Bài học.
1/ Sống chan hoà:
- Vui vẻ hoà hợp với mọi người.
- Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
2/ Ý nghĩa.
- Được mọi người yêu quý giúp đỡ.
- Tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
	4. Củng cố: (05 phút ) 
Hành vi nào thể hiện sống chan hoà với mọi người
	a. Cởi mở, vui vẻ.
	b. Giúp đỡ, quan tâm người khác.
	c. Chỉ cần học hỏi, không quan tâm đến ai.
	- ? Để sống chan hoà với mọi người, cần htập, rèn luyện ntn.
	5. Dặn dò:(01 phút ) 
	- Học bài cũ
	- Làm bài tập a,b
	- Chuẩn bị bài 9. Lịch sự, tế nhị.
Tuần 11:
Tiết 11:
 Ngày soạn: 26/10/2014
Bài 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 	1. Kiến thức
	- Hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị.
	- Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh.
2. Kĩ năng:
 	- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị
	- Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.
3. Thái độ:
 	Yêu mến, quý trịng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
II. PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
- Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề;
- Đàm thoại
- Nêu gương
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
	1. Công tác chuẩn bị của giáo viên:
SGK,SGV
2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh:
Vở ghi, SGK
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	1. Ổn định tổ chức (01 phút ) 
	2. Kiểm tra bài cũ (05 phút ) 
? Thế nào là sống chan hoà? Lợi ích? Rèn luyện? 
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống (11 phút ) 
1. Mục tiêu: Bước đầu biết một số biểu hiện của lịch sự, tế nhị và ngược lại.
2. PP: Thảo luận
3. Cách tiến hành
Yêu cầu HS đọc tình huống
? Hãy nhận xét về hành vi của các bạn
? Nếu em là thầy Hùng, em sẽ nhắc nhở các bạn ntn?
- Phê bình gắt gao trước giờ sinh hoạt
- Phê bình kịp thời ngay lúc đó
- Nhắc nhở nhẹ nhàng khi tan học
- Coi như không có chuyện gì
- Kể cho các bạn nghe 1 câu chuyện về lịch sự, tế nhị
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế (11 phút ) 
1. Mục tiêu: Hiểu và kể được biểu hiện của lịch sự, tế nhị
 - rèn luyện kĩ năng hợp tác và tự tin.
2. PP: Thảo luận nhóm.
3. Cách tiến hành
TL nhóm: 
N1: Nếu đi học về thấy trong nhà có khách em sẽ xử sự ntn?
N2: Kể 1 câu chuyện lịch sự tế nhị của bạn em
N3.4: Kể lại 1 câu chuyện không lịch sự tế nhị.
KL: Là học sinh cần phải rèn luyện tính lịch sự tế nhị ngay từ đầu để dần tạo cho mình bản năng lịch sự tế nhị
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (11 phút ) 
? Thế nào là lich sự, tế nhị.
? Ý nghĩa?
- Bạn không chào: Vô lễ, thiếu lịch sự, tế nhị
- Bạn chào rất to: Ko lịch sự, tế nhị
- Bạn Tuyết: Lễ phép, lịch sự, tế nhị và kính trọng thầy giáo
- Vòng tay chào khách và bước nhẹ nhàng vào cất sách vở.
- Trong 1 lần đi mua bút, bạn Lan gặp 1 bạn khác đi mua nhưng quên không mang theo tiền. Lúc ấy bạn ấy băn khoăn không biết làm thế nào thì Lan đến gần và nói: Xin phép cho mình được gửi tiền cho cây bút này.
I. Tình huống
II. Bài học:
1. Lịch sự là: Cử chỉ dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quyết định của xã hội thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
2. Tế nhị: Là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, văn hoá.
3. Ý nghĩa:
- Thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp và quan hệ với mọi người xung quanh
- Thể hiện trình độ văn hoá đạo đức của mỗi người.
	4. Củng cố (05 phút ) 
	- Thế nào là lịch sự tế nhị? Ý nghĩa của lịch sự tế nhị?
	5. Dặn dò:(01 phút ) 
	- Học bài cũ
	- Chuẩn bị bài 10. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
Tuần 12:
Tiết 12:
 Ngày soạn: 02/11/2014
 Bài 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 	1. Kiến thức
 	- Hiểu thế nào là tích cực, tự giác
 	- Hiểu biểu hiện của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kĩ năng:
Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người. 	
3. Thái độ:
 	 Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
- Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề;
- Đàm thoại
- Nêu gương
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
	1. Công tác chuẩn bị của giáo viên:
SGK, SGV
2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh:
Vở ghi, SGK
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	1. Ổn định tổ chức (01 phút ) 
	2. Kiểm tra bài cũ (05 phút ) 
	Thế nào là lịch sự, tế nhị? Ý nghĩa của lịch sự tế nhị? 
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tích cực, tự giác(11 phút ) 
MT: Bước đầu để hs hiểu ntn là TC, TG
PP: Giải quyết vấn đề
Cách tiến hành
 Ycầu hs đọc truyện
? Trương Quế Chi có suy nghĩ, ước mơ gì?
? Trương Quế Chi đã làm gì để thể hiện ước mơ đó?
? Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác tha

File đính kèm:

  • docGDCD_6_HK_I.doc
Giáo án liên quan