Giáo án GDCD 12 - Tiết 7, Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật - Năm học 2014-2015

- GV giảng: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân được qui định tại điều 16 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:

 1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- HĐ nhóm:

 + Nhóm 1: Khái niệm công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cho ví dụ.

 + Nhóm 2: Biểu hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cho ví dụ.

 + Nhóm 3: Khái niệm công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, cho ví dụ.

 + Nhóm 4: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

 -> Các nhóm thảo luận, sau đó cử đại diện lên bảng trình bày.

- GV nhận xét, kết luận

- GV kết hợp phân tích các ví dụ mà HS vừa nêu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 12 - Tiết 7, Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tu ần 7- Tiết7
Ngày soạn:15/9/2014
Bài 3. CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG 
TRƯỚC PHÁP LUẬT
	I. IMục tiêu bài học
	1. .Kiến thức
	- Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí. 
	- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
	- Người vi phạm pháp luật do tham nhũng dù ở bất kì cương vị, chức vụ nào cũng đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.
	2. Về kỹ năng: 
	- Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
	- Nhận xét được việc người có chức quyền trong cơ quan nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí do tham nhũng như mọi người khác là thể hiện bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
	3. Về thái độ:
	- Có ý thức tôn trọngquyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
	- Đồng tình với việc xử lí hành vi tham nhũng của người có chức quyền trong bộ máy nhà nước.
	II. Tiến trình dạy-học:
	1. Ổn định lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật.
 	3. Giới thiệu bài mới: Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ qua các thời kì lịch sử khác nhau. Năm 1948, Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, khẳng định “ mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Ở nước ta quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ, được ghi nhận trong Hiến pháp và luật. Để hiểu rõ nội dung này, trong tiết 7chúng ta tìm hiểu bài 3.
	4. Bài mới: 
Hoạt động dạy- học
Kiến thức cần nắm
- GV giảng: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân được qui định tại điều 16 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: 
 1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. 
1. Khái niệm công dân bình đẳng trước pháp luật: bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ, thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
- HĐ nhóm:
 + Nhóm 1: Khái niệm công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cho ví dụ.
 + Nhóm 2: Biểu hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cho ví dụ.
 + Nhóm 3: Khái niệm công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, cho ví dụ.
 + Nhóm 4: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
 -> Các nhóm thảo luận, sau đó cử đại diện lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, kết luận
 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
 * Khái niệm: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo qui định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
 * Nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
 + Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật đều được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ công dân.
 + Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội.
- GV kết hợp phân tích các ví dụ mà HS vừa nêu.
 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí:
 * Khái niệm: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo qui định của pháp luật.
 * Nội dung:
 - Công dân dù ở địa vị nào , làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật, không phân biệt đối xử trong việc truy cứu trách nhiệm pháp lí giữa các công dân.
 - Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
2. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật:
- Tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
 - Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội.
4. Củng cố: Hệ thống lại nội dung kiến thức của tiết học.
5. Dặn dò: Học bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docBai_3_Cong_dan_binh_dang_truoc_phap_luat.doc