Giáo án GDCD 12 - Tiết 4-6, Bài 2: Thực hiện pháp luật - Năm học 2014-2015
b. Các hình thức thực hiện pháp luật:
* Sử dụng pháp luật:
- Ví dụ: Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua việc lựa chọn nghành, nghề, hình thức kinh doanh phù hợp
với điều kiện, khả năng của mình và tổ chức việc kinh doanh theo đúng qui định của pháp luật.
-> Khái niệm: Các cá nhân tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
* Thi hành pháp luật:
- Ví dụ: Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nam thanh niên từ 18-25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
-> Khái niệm: các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật qui định phải làm.
* Tuân thủ pháp luật:
- Ví dụ: Mọi người khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy thì phải đội mũ bảo hiểm.
-> Khái niệm: Các cá nhân tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
* Áp dụng pháp luật:
- Ví dụ: Ủy ban nhân dân xã, phường cấp giấy đăng kí kết hôn.
-> Khái niệm: Các cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của các nhân, tổ chức.
Tuần 4,5,6- Tiết 4,5,6- Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ngày soạn: 06/9/2014 I Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nêu được các khái niệm: thực hiện pháp luật,các hình thức thực hiện pháp luật. - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. - Người có hành vi tham nhũng là người vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân. Người có hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật hoặc trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật. 2. Về kỹ năng: - Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. - Biết phân biệt hành vi vi phạm pháp luật do tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác. - Phân biệt trách nhiệm pháp lí đối với vi phạm pháp luật do tham nhũng với các loại trách nhiệm pháp lí khác. 3. Về thái độ: - Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật. - Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật. - Đồng tình với việc xử lí vi phạm đối với người có hành vi tham nhũng. II. Tiến trình dạy-học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: pháp luật là gì? Em hãy nêu các đặc trưng của pháp luật? 3. Giới thiệu bài mới: pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Câu hỏi đặt ra là: nhà nước và công dân sử dụng phương tiện pháp luật như thế nào? Các qui định trong luật, bộ luật đi vào đời sống hằng ngà của mỗi các nhân, mỗi tổ chức theo cách thức nào? Để hiểu rõ nội dung này, trong các tiết 4, 5, 6, chúng ta tìm hiểu bài 2. 4.Bài mới: Hoạt động dạy- học Kiến thức cần nắm - GV giảng: PL được ban hành để hướng dẫn hành vi, điề chỉnh cách xử sự của mỗi cá nhân, tổ chức theo các qui tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của nhà nước. - Hỏi: theo em, khi nào thì pháp luật thật sự đi vào đời sống? -HS theo dõi SGK, trả lời. 1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật: a. Khái niệm thực hiện pháp luật: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những qui định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các các nhân, tổ chức. - Ví dụ: Trên đường phố, mọi người đi xe đạp, xe máy, ô tô tự giác dừng lại đúng nơi qui định, không vượt qua ngã 3, ngã tư khi có tín hiêij đèn đỏ. Đó là việc các công dân thực hiện pháp luật giao thông đường bộ. - HĐ nhóm: + Nhóm 1: sử dụng pháp luật. + Nhóm 2: Thi hành pháp luật. + Nhóm 3: Tuân thủ pháp luật. + Nhóm 4: Áp dụng pháp luật. b. Các hình thức thực hiện pháp luật: * Sử dụng pháp luật: - Ví dụ: Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh thông qua việc lựa chọn nghành, nghề, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của mình và tổ chức việc kinh doanh theo đúng qui định của pháp luật. -> Khái niệm: Các cá nhân tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. -> Các nhóm thảo luận, sau đó cử đại diện lên bảng trình bày. - GV nhận xét, kết luận. * Thi hành pháp luật: - Ví dụ: Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nam thanh niên từ 18-25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. -> Khái niệm: các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật qui định phải làm. * Tuân thủ pháp luật: - Ví dụ: Mọi người khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy thì phải đội mũ bảo hiểm. -> Khái niệm: Các cá nhân tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. * Áp dụng pháp luật: - Ví dụ: Ủy ban nhân dân xã, phường cấp giấy đăng kí kết hôn. -> Khái niệm: Các cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của các nhân, tổ chức. - HĐ: GV cho HS theo dõi SGK, phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cho HS tìm ví dụ minh họa. - GV hỏi: Khi cá nhân có hành vi làm trái qui định của pháp luật thì gọi là gì? Có phải chịu trách nhiệm gì không? - GV nêu tình huống: Giả sử có một người đi xe máy vượt đèn đỏ bị cảnh sát giao thông giữ lại. Người đó dúi vao tay cảnh sát tờ 500.000đ và được chú cảnh sát cho đi. Việc làm đó của chú công an có vi phạm pháp luật không? - HS thảo luận trả lời. -> GV kết luận: đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, thu tư lợi -> Đây là hành vi tham nhũng. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí: a. Vi phạm pháp luật: * Các dấu hiệu vi phạm pháp luật: - Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật. - Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. - Thứ 3, người vi phạm pháp luật phải có lỗi. * Khái niệm: vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - GV dẫn dắt HS phân tích mục đích của việc chịu trách nhiệm pháp lí. - Cho HS tìm ví dụ trong thực tiễn. b. Trách nhiệm pháp lí: * Khái niệm: trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật cả mình. * Mục đích: - Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật: . Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định. . Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt. . Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật. . Khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của họ gây ra. ->Để bảo vệ các trật tự, lợi ích bị xâm hại, đảm bảo cho các quan hệ xã hội diễn ra và phát triển đúng hướng diều chỉnh của pháp luật. - Giáo dục răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc lam trái pháp luật, đồng thời giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, củng cố niềm tin ở tính nghiêm minh của pháp luật, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật. - HĐ nhóm: . Nhóm 1: Vi phạm hình sự. . Nhóm 2: Vi phạm hành chính. . Nhóm 3: Vi phạm dân sự. . Nhóm 4: Vi phạm kỷ luật. -> Các nhóm chuẩn bị , cử đại diện lên bảng trình bày. GV nhận xét, chốt ý. c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí: + Vi phạm hình sự: là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được qui định tại Bộ luật Hình sự. + Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. + Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. + Vi phạm kỷ luật: là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. 4. Củng cố: hệ thống lại nội dung kiến thức của từng tiết học. 5. Dặn dò: học bài chuẩn bị kiểm tra 15 phút.
File đính kèm:
- Bai_2_Thuc_hien_phap_luat.doc