Giáo án GDCD 12 - Tiết 1-3, Bài 1: Pháp luật và đời sống - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Kim Cúc

Hoạt động 1: Đàm thoại + thuyết trình để tìm hiểu bản chất giai cấp của pháp luật.

GV hỏi:

  Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào?

  Theo em, pháp luật do ai ban hành?

  PL thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp ?

  Việc ban hành pháp luật nhằm mục đích gì?

HS: thảo luận lớp

HS: Đại diện trình bày

Gv: Giới thiệu về pháp luật chủ nô, tư sản, phong kiến và xã hội chủ nghĩa.

* Pháp luật chủ nô:

- Qui định quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.

* Pháp luật nhà nước tư sản:

- Bảo vệ quyền lợi, ý chí của giai cấp tư sản và sự vô quyền của giai cấp vô sản.

* Pháp luật phong kiến:

- Quy định đặc quyền và đặc lợi của địa chủ phong kiến và các chế tài hà khắc đối với nhân dân lao động.

GV nhận xét và kết luận:

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Pháp luật do nhà nước ban hành nhằm giữ gìn trật tự xã hội và bảo vệ quyền lợi cho nhà nước - lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Hoạt động 2: : Đàm thoại + thuyết trình để tìm hiểu bản chất xã hội của pháp luật.

GV: Vì sao nói pháp luật mang tính xã hội?

? Tính xã hội của pháp luật được thể hiện như thế nào?

HS: Trả lời(SGK)

Gv: Giảng giải , phân tích ví dụ:

- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

VD: Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường và chất độc vào đất, nước, không khí. Qui định này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội cần có một môi trường trong lành,sạch đẹp.

- Pháp luật phản ánh nhu cầu và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội.

VD: Pháp luật nhà nước tư sản ngoài việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn phải thể hiện ở mức độ nào đó ý chí của các giai cấp khác trong xã hội như gccn, gcnd,tiểu chủ, đội ngũ trí thức.

 

doc11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 12 - Tiết 1-3, Bài 1: Pháp luật và đời sống - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Kim Cúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1	
Ngày soạn: 18/08/2014
Ngày dạy: 25/8/2014
 Bài 1(3 tiết): PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 
 (Tiết 1)
( Môc 1a,b)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: 
 -Nêu được khái niệm của Pháp Luật
 - Làm rõ các đặc trưng của pháp luật.
2.Về kĩ năng: 	
 - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
3.Về thái độ: 
 - Có ý thức tôn trọng Pháp Luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.
4. Nội dung tích hợp: 
- Kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác theo các chuẩn mực của pháp luật.
- Tich hợp nội dung GDATGT vào các đặc trưng của pháp luật.
* Các định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
- Năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp khi tìm hiều những kiến thức cơ bản về pháp luật.
- Năng lực tự học và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông tìm hiểu những quy định của pháp luật trong các lĩnh vực ở nước ta.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 - Theo chuẩn kiến thức kĩ năng: SGK, Sách Giáo viên GDCD12
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định tổ chức lớp :
 2. Giảng bài mới:
 §Ó qu¶n lý mét x· héi cã trËt tù kØ c­¬ng ®Ó cã thÓ tån t¹i, ph¸t triÓn ®­îc th× cÇn ph¶i cã ph¸p luËt. Mét ®Êt n­íc muèn ph¸t triÓn bÒn v÷ng th× kh«ng thÓ thiÕu ph¸p luËt ®­îc. VËy ph¸p luËt lµ g× vµ b¶n chÊt cña ph¸p luËt nh­ thÕ nµo? chóng ta cïng t×m hiÓu bµi häc nµy.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đàm thoại lớp:
 Tìm hiểu khái niệm pháp luật.
GV hỏi:
­ Em hãy kể tên một số luật mà em biết. Những luật đó do cơ quan nào ban hành? 
­ Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì? 
­Nếu không thực hiện PL có sao không? 
 HS: Thảo luận lớp sau đó đại diện trình bày.
GV giảng: Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về : 
-Những việc được làm. 
-Những việc phải làm. 
-Những việc không được làm.
 Hoạt động 2: Phương pháp thuyết trình và đàm thoại lớp: Các đặc trưng của pháp luật.
 a.- Tính quy phạm phổ biến
GV: Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Tìm ví dụ minh hoạ? 
 HS trả lời.
GV giảng:
Tính quy phạm : những nguyên tắc, khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung. 
 GV: Tại sao nói, PL có tính quy phạm phổ biến ?
HS trả lời.
GV: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội. 
b/Tính quyền lực, bắt buộc chung
GV hỏi: Tại sao PL mang tính quyền lực, bắt buộc chung? Ví dụ minh hoạ. 
HS trả lời.
VD: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu... 
GV: Em có thể phân biệt sự khác nhau giữa PL với quy phạm đạo đức? 
HS trả lời.
GV: Việc tuân theo quy phạm đạo đức chủ yếu dựa vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm thì bị dư luận xã hội phê phán.
c/Tính chặt chẽ về mặt hình thức:
GV: (Điều 64). Phù hợp với Hiến pháp , Luật hôn nhân gia đình năm 2000 khẳng định quy tắc chung:
“Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con” Điều 34 (GV có thể giới thiệu nhanh sơ đồ “Hệ thống pháp luật Việt Nam” khi giảng phần này)
GV: có thể lấy ví dụ minh hoạ khi phân tích các đặc trưng của pháp luật: Luật Hôn nhân và Gia đình.
 Thứ nhất, về mặt nội dung: 
 Thứ hai, về tính hiệu lực bắt buộc thi hành của pháp luật.
 Thứ ba, về mặt hình thức thể hiện
GV: kết luận:
 Như vậy pháp luật có 3 đặc trưng cơ bản: Tính quy phạm phổ biến , tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tình bắt buộc chung. Nhờ những đặc trưng này của pháp luật mà mọi người dân trong xã hội đều hiểu được pháp luật và thực hiện nghiêm túc.
I/ Khái niệm pháp luật: 
Pháp luật là gì:
 Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
2) Các đặc trưng của pháp luật:
 a)Tính quy phạm phổ biến :
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mçi quy t¾c xư sù ®­ợc thể hiện thµnh mét quy ph¹m ph¸p luËt. TÝnh quy ph¹m phỉ biÕn lµm nªn gi¸ trÞ c«ng b»ng, b×nh ®¼ng của ph¸p luËt.
b)Tính quyền lực, bắt buộc chung:
 - Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước, bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượng trong xã hội cũng phải thực hiện. 
Nếu không thực hiện sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
c/ Tính chặt chẽ về hình thức:
+ Thứ 1: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh sự hiểu sai dẫn đến sự lạm dụng pháp luật. 
+ Thứ 2: Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước được qui định trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 
 + Thứ 3: Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp không được trái Hiến pháp. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). 
3/Củng cố và luyện tập: 	
GV treo sơ đồ 2 lên để nhắc lại kiến thức đã học: Khái niệm pháp luật và các đặc trưng 
của pháp luật.
4/Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: 
- Làm bài tập 1 – 2 trong SGK trang 10 –11 
- GV : Phân công 2 nhóm chuẩn bị tìm hiểu về bản chất của Pháp Luật (tổ 1 – 2) 
 2 nhóm tìm hiểu về mối quan hệ giữa pháp luật với các lĩnh vực khác (tổ 3 – 4 )
Phê duyệt giáo án
Gia lộc, ngày.......tháng..........năm...........
Tổ trưởng( nhóm trưởng)
(ký,ghi rõ họ tên)
Tuần 2 Tiết 2
Ngày soạn: 25/08/2014
Ngày dạy: 01/9/2014
Bài 1(3 tiết): PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
(Tiết 2: Môc 2a, b,3c)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: 
 - Hiểu được bản chất giai cấp và bản chất xã hội của Pháp Luật( Pháp luật của ai, 
do ai và vì ai)
 - Hiểu được mối quan hệ giữa Pháp luật với đạo đức.
2.Về kĩ năng: 
 - Biết liên hệ thực tế làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, xã hội và chính trị với pháp luật.
3.Về thái độ: 
 - Có ý thức tôn trọng Pháp Luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.
4. Nội dung tích hợp:
- Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- Kĩ năng tư duy phê phán và đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác theo các chuẩn mực pháp luật.
* Các năng lực định hướng phát triển cho học sinh:
- Năng lực sáng tạo tìm hiểu bản chất của pháp luật.
- Năng lực hợp tác tìm hiểu mối quan hệ của pháp luật với các lĩnh vực.
- Năng lực nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 - Theo tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng: SGK,SGV GDCD 12
 - Hiến pháp năm 1992
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Giới thiệu bài mới:
 Trong lịch sử phát triển văn minh của các nước. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật luôn là một nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với một đất nước. Vì vậy pháp luật có tầm quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của đất nước.Vậy pháp luật là của ai, do ai và vì ai? Pháp luật có mối quan hệ với các lĩnh vực như thế nào trong đời sống?
 3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đàm thoại + thuyết trình để tìm hiểu bản chất giai cấp của pháp luật.
GV hỏi:
­ Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào?
­ Theo em, pháp luật do ai ban hành?
­ PL thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp ?
­ Việc ban hành pháp luật nhằm mục đích gì?
HS: thảo luận lớp 
HS: Đại diện trình bày
Gv: Giới thiệu về pháp luật chủ nô, tư sản, phong kiến và xã hội chủ nghĩa.
* Pháp luật chủ nô:
- Qui định quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.
* Pháp luật nhà nước tư sản:
- Bảo vệ quyền lợi, ý chí của giai cấp tư sản và sự vô quyền của giai cấp vô sản.
* Pháp luật phong kiến:
- Quy định đặc quyền và đặc lợi của địa chủ phong kiến và các chế tài hà khắc đối với nhân dân lao động.
GV nhận xét và kết luận:
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Pháp luật do nhà nước ban hành nhằm giữ gìn trật tự xã hội và bảo vệ quyền lợi cho nhà nước - lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Hoạt động 2: : Đàm thoại + thuyết trình để tìm hiểu bản chất xã hội của pháp luật. 
GV: Vì sao nói pháp luật mang tính xã hội?
? Tính xã hội của pháp luật được thể hiện như thế nào?
HS: Trả lời(SGK)
Gv: Giảng giải , phân tích ví dụ:
- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
VD: Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường và chất độc vào đất, nước, không khí. Qui định này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội cần có một môi trường trong lành,sạch đẹp.
- Pháp luật phản ánh nhu cầu và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội.
VD: Pháp luật nhà nước tư sản ngoài việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn phải thể hiện ở mức độ nào đó ý chí của các giai cấp khác trong xã hội như gccn, gcnd,tiểu chủ, đội ngũ trí thức.....
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.
Vd( SGK)
GV kết luận: Một đạo luật chỉ phát huy được hiệu lực và hiệu quả nếu kết hợp được hài hoà bản chất xã hội và bản chất giai cấp. 
Hoạt động 3: Thuyết trình, giảng giải, thảo luận lớp làm rõ: Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
GV: Hướng dẫn hs đọc thêm tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế và chính trị.
GV: cho học sinh đọc phần a và b SGK trang 8 và 9. 
GV: hỏi : 
? Mối quan hệ giữa PL và kinh tế được thể hiện ntn?
? Mối quan hệ giữa PL và chính trị được thể hiện ntn?
GV: học sinh lấy VD minh hoạ?
 *Mối quan hệ giữa PL với đạo đức
( Nghiên cứu SGK)
GV: Cho 1 hs đọc mục c sgk- pháp luật với đạo đức.
GV hỏi: Giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau ntn? Lấy vd về 1 số quy phạm đạo đức đã được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật?
Ví dụ: pháp luật hôn nhân và gia đình
GV kết luận:
 Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan điểm đạo đức. Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin , lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước .
2/ Bản chất của pháp luật.
 a)Bản chất giai cấp của pháp luật.
- Pháp Luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì Pháp Luật do Nhà nước- đại diện cho giai cấp cầm quyền, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. 
VD:
*Pháp luật xã hội chủ nghĩa:
- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, quy định quyền tự do, công bằng và bình đẳng cho tất cả nhân dân.
b)Bản chất Xã hội của Pháp luật.
­ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. Do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
- Pháp luật phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội.
­ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.
3/ Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
a)Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:
b)Quan hệ giữa pháp luật với chính trị:
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
­ Trong quá trình xây dựng pháp luật . Nhà nước ta luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến , phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.
- Những giá trị cơ bản của pháp luật như công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đều là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
4. Củng cố và luyện tập : 
-Trình bày mối quan hệ PL với Đạo đức.
-Chốt lại các kiến thức cơ bản.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà : 	
-Làm bài tập 3,4,5 trong SGK trang 11
-Xem trước phần 3 : Vai trò của PL trong đời sống XH.
Phê duyệt giáo án
Gia lộc, ngày.......tháng..........năm...........
Tổ trưởng( nhóm trưởng)
(ký,ghi rõ họ tên)
Tuần 3 Tiết 3
Ngày soạn: 01/09/2014
Ngày dạy: 08/ 9/2014
 Bài 1(3 tiết): PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
 (Tiết 3: 4a,4b)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: 
 -Hiểu được vai trò của pháp luật với đời sống cá nhân, nhà nước và xã hội.
2.Về kĩ năng: 
 - Biết liên hệ thực tế làm rõ vai trò của pháp luật trong đời sống
- Biết đánh giá hành vi ứng xử của bản thân và người khác theo các chuẩn mực của pháp luật.
3.Về thái độ: 
 - Có ý thức tôn trọng Pháp luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.
4. Nội dung tích hợp:
- Kĩ năng phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước, xã hội và công dân.
- Kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi ứng xử của bản thân và người khác theo chuẩn mực pháp luật.
* Các năng lực định hướng phát triển cho học sinh:
- Năng lực hợp tác tìm hiểu vai trò của pháp luật với đời sống.
- Năng lực giao tiếp phát triển sự tự tin cho học sinh.
- Năng lực tự lực và tính trách nhiệm của học sinh giải quyết vai trò của pháp luật.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 - Theo tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng: SGK, SGVGDCD 12
 - Tình huống thực tế về vai trò của pháp luật.
 - Các tư liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài học.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Giới thiệu bài mới:
 Vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật? Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Để hiểu rõ hơn nội dung này, chúng ta đi vào nội dung bài học.
 3.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: 
 Tìm hiểu: Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:
GV: cho HS thảo luận nhóm và yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho phần thảo luận.
Nhóm 1:Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật? VD?
Nhóm 2: Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất, vì sao?
Nhóm 3: Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào ? vd?
Hs: Thảo luận nhóm.
GV: tổng kết ý kiến tranh luận của HS.
GV giảng ( Kết hợp pháp vấn HS):
 Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức,
 Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật thì phải làm cho dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Do đó, nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật và “dân làm” theo pháp luật.
*Hoạt động 2( Phương pháp thuyết trình+ giảng giải): Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
 GV: yêu cầu HS tìm ví dụ minh hoạ
 Thảo luận tình huống :
 Chị Hiền, anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này. Không những thế, bố còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền nhất định kết hôn với anh Thiện. 
 Khi ấy, chị Hiền trả lời : Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào ; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Vậy Bố có vi phạm pháp luật không nhỉ?
Câu hỏi : Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng PL không ? Tại sao chị Hiền phải nêu ra LHNGĐ để thuyết phục bố ? Trong trường hợp này, PL có cần thiết đối với CD không ?
Hs: trả lời.
GV kết luận toàn bài:
 Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, KT, dân sự, văn hoá và Xã hội được tôn trọng và thể hiện ở các quyền công dân. Các quyền này được quy định cụ thể trong Hiến pháp và các luật ban hành. 
4/Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội 
 a) Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. 
- Nhà nước ổn định trật tự để tồn tại và phát triển bền vững.
­ Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
­ Quản lí bằng PL là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.
+ Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội 
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
­ Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các luật và văn bản dưới luậtđược tôn trọng và được quy định cụ thể , cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Từ đó công dân thực hiện quyền của mình.
­ Pháp luật quy định cách thức, trình tự thủ tục pháp lí. Nhờ thế, công dân sẽ bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4/ Củng cố và luyện tập:
 Em hãy trình bày nguồn gốc, nội dung, hình thức thể hiện, phương thức tác động của đạo đức và pháp luật.
Đạo đức
Pháp luật
Nguồn gốc (h. thành từ đâu?)
Hình thành từ đời sống
Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật 
Nội dung
Các quan niệm, chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần, tình cảm của con người (về thiện, ác, công bằng, danh dự, nhân phẩm, nghĩa vụ,)
Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm ,việc không được làm)
Hình thức thể hiện
Trong nhận thức, tình cảm của con người.
Văn bản quy phạm pháp luật 
Phương thức tác động
Dư luận xã hội
Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước
5/Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.
- Đọc trước bài 2.
 Phê duyệt giáo án
Gia lộc, ngày.......tháng..........năm...........
Tổ trưởng( nhóm trưởng)
(ký,ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docBai_1_Phap_luat_va_doi_song.doc