Giáo án GDCD 12 - Tiết 1-3, Bài 1: Pháp luật và đời sống - Năm học 2014-2015

b. Các đặc trưng của pháp luật:

 - Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Vì pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mối quan hệ xã hội. Đây chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính trị -xã hội, bởi vì các quy phạm xã hội chỉ được áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt.

-Pháp luật có tính quyền lực, tính bắt buộc chung: vì pháp luật do nhà nước ban hành mang tính quyền lực, tính bắt buộc chung, nghĩa là bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.

 Ví dụ: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông thì bị xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

-Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

- Bởi vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

-Các văn bản này thường được gọi là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản này đòi hỏi phải diễn đạt chính xác, một nghĩa để người dân bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác các quy định pháp luật.

- Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều phải được qui định chặt chẽ trong Hiến pháp Và luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật.

- Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành.

- Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước , có hiệu lực pháp lí cao nhất.Yêu cầu này nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 12 - Tiết 1-3, Bài 1: Pháp luật và đời sống - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, 2, 3- Tiết 1, 2, 3: Bài 1.PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
 Ngày soạn: 15/8/2014
	I.Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS cần nắm được:
	1.Về kiến thức:
	-Nêu được khái niệm, bản chất của pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị,đạo đức.
	- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân,nhà nước và xã hội.
	2. Về kĩ năng:
	- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
	3. Về thái độ:
	Có ý thức tôn trọng pháp luật; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.
	II. Tiến trình dạy –học:
	1. Ổn định lớp.
	2. Giới thiệu bài mới: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội, là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Để hiểu rõ pháp luật là gì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài này.
	3. Bài mới:
Hoạt động dạy-học
Kiến thức cần nắm
GV giảng: do những nguyên nhân khác nhau,cho đến nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt, từ đó hình thành trong một bộ phận dân cư thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là việc của nhà nước Để giúp học sinh có nhận thức và thái độ, tình cảm đúng đắn với pháp luật.
-Hỏi: theo em, pháp luật là gì?
-HS xây dựng:
 + Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.
 +Pháp luật do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
Khái niệm pháp luật.
 a.Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
 - Ví dụ: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế nếu sản xuất buôn bán hàng hóa.
Hỏi: thế nào là tính quy phạm phổ biến?
-Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường  là quy tắc mà mọi người tham gia giao thông đường bộ đều phải tuân theo, dù là người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy, điều khiển ô tô hay xe súc vật kéo. Ai không tuân thủ quy tắc này đều là vi phạm pháp luật.
b. Các đặc trưng của pháp luật:
 - Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Vì pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mối quan hệ xã hội. Đây chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính trị -xã hội, bởi vì các quy phạm xã hội chỉ được áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt.
GV giảng: Đây chính là đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức, bởi vì việc tuân thủ quy định đạo đức chủ yếu dựa vào tính tự giác của mọi người,ai vi phạm thì bị dư luận xã hội phê phán, còn ai vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lí theo các quy phạm pháp luật tương ứng.
-Pháp luật có tính quyền lực, tính bắt buộc chung: vì pháp luật do nhà nước ban hành mang tính quyền lực, tính bắt buộc chung, nghĩa là bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
 Ví dụ: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông thì bị xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
GV giảng: Hiến pháp năm 1992 qui định nguyên tắc “ Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”(Điều 61). Phù hợp với Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định qui tắc chung “ Cha Mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con” (Điều 34) và những qui định cụ thể để đảm bảo con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con chung và con riêng của vợ hoặc chồng đều bình đẳng trong việc được chăm sóc , được dạy dỗ, đồng thời cũng bình đẳng trong viẹc kính yêu, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà
-Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
- Bởi vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
-Các văn bản này thường được gọi là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản này đòi hỏi phải diễn đạt chính xác, một nghĩa để người dân bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác các quy định pháp luật.
- Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều phải được qui định chặt chẽ trong Hiến pháp Và luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật.
- Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành.
- Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước , có hiệu lực pháp lí cao nhất.Yêu cầu này nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật. 
-GV giảng: Nói đến bản chất của pháp luật tức là đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi: pháp luật là của ai, do và vì ai?
- Hs theo dõi SGK lần lượt trả lời cac câu hỏi trên. GV chốt ý, trình bày nội dung cơ bản cho HS ghi vào vở.
- Qua các đặc trưng của pháp luật cho thấy pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội.
- Pháp luật của Nhà nước ta thể hiện: “ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra”( Trích Hồ Chí Minh toàn tập).
2. Bản chất của pháp luật:
a.Bản chất giai cấp của pháp luật:
- Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
- các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện.
- Nhà nước ban hành các qui định để định hướng cho xã hội, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợ ích hợp pháp của Nhà nước.
- Vi phạm pháp luật là xâm hại đến lợi ích của Nhà nước. trong những trường hợp đó Nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt việc làm trái pháp luật.
- Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của GCCN và nhân dân lao động. Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của đa số nhân dân lao động.
- Cho HS lấy ví dụ : “Thuận mua vừa bán” và giữ chữ “ tín” là qui tắc xử sự hợp lý được hình thành trong đời sống dân sự hằng ngày giữa người mua và người bán, được xã hội chấp nhận. Nhà nước đã thừa nhận các qui tắc này và qui định thành những nguyên tắc cơ bản của luật dân sự.
b. Bản chất xã hội của pháp luật:
- Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
- Các qui phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội, được coi là những qui tắc xử sự chung.
- Các qui phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.
 - Thảo luận nhóm về nội dung này ->GV nhận xét ý kiến của HS. GV đưa ra những dẫn dắt thực tế về mối quan hệ này.
- GV hỏi: vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?
- HS theo dõi SGK và vận dunhj kiến thức của mình để trả lời câu hỏi.
- Hỏi: nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?
-HS trả lời-> GV chốt ý.
2.Mối quan hệ giữa pháp luật với linh tế, chính trị, đạo đức:
 c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
- Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắn đưa những qui phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các qui phạm pháp luật.
- Khi đã trở thành nội dung của pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức.
- Pháp luật là khuôn mẫu chung để thể hiện những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội:
 a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội:
- Để quản lí xã hội, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được.
-Không có pháp luật xã hội sẽ không thể tồn tại và phát triển được.
- Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Quản lí nhà nước bằng pháp luật là: nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên qui mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.
-GV hỏi: ở nước ta,các quyền con người được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ.
- GV nêu thêm một số ví dụ cho HS hiểu được nội dung phần này.
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình:
- Thông qua các qui định trong luật và văn bản dưới luật, pháp luật xác lập quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Căn cứ vào các qui định này công dân thực hiện quyền của mình.
- Thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng , trong đó qui định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp,khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Củng cố: Hệ thống lại kiến thức sau mỗi tiết học.
Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

File đính kèm:

  • docBai_1_Phap_luat_va_doi_song.doc