Giáo án GDCD 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (3 tiết)

Hoạt động 2: Sử dụng PP đàm thoại tìm hiểu quyền sáng tạo của công dân (15’)

* Mục tiêu: giúp HS hiểu rõ nội dung quyền sáng tạo của công dân

* Cách tiến hành:

Bước 1: GV đưa ra hệ thống câu hỏi:

 + Thế nào là quyền sáng tạo của CD?

 + Pháp luật nước ta có trách nhiệm gì đối với quyền sáng tạo của công dân?

 + Theo em, HS THPT có được hưởng quyền sáng tạo không?

 + Em hãy kể những tấm gương thể hiện được sự phát huy quyền sáng tạo của CD?

 HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm nhỏ và trả lời – HS khác bổ sung ý kiến.

 GV nhận xét và tổng kết.

Bước 2: GV nhẫn mạnh:

 + Bất cứ CD nào cũng có quyền thực hiện các hoạt động sáng tạo không phân biệt độ tuổi, giới tính; nghề nghiệp; thành phần tôn giáo; gia đình

 + Kết quả của quá trình thực hiện quyền sáng tạo sẽ tạo ra cho xã hội nhiều sản phẩm mang đậm chất trí tuệ của con người và thực sự có giá trị và rất cần thiết đối với con người, xã hội.

Bước 3: GV hỏi: Vai trò của pháp luật đối với quyền sáng tạo của CD?

 HS trả lời ý kiến cá nhân.

 GV nhận xét, kết luận.

 GV đưa ra một số ví dụ về việc pháp luật bảo vệ quyền sáng tạo của CD?

 => GV kết luận tiết học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 3541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (3 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8 (3 Tiết)
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Học xong tiết này HS cần nắm được:
1. Về kiến thức
Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Về kĩ năng
Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.
3. Về thái độ
- Có ý thực thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
- Tôn trọng các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của người khác.
4. Nội dung tích hợp
* Rèn cho HS một số kĩ năng:
- KN hợp tác; KN tư duy phê phán;
- KN giải quyết vấn đề, ra quyết định ..
* Định hướng phát triển cho học sinh một số năng lực:
- NL tự học; NL tư duy sáng tạo; NL hợp tác;
- NL NL tư duy phê phán; NL giải quyết vấn đề đạo đức, chính trị, xã hội ...
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK – SGV GDCD 12.
- Hiến pháp – 1992; Luật giáo dục.
- Máy chiếu (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Trình bày quy trình tố cáo?
3. Bài mới
a, Giới thiệu bài (1’)
Trong thư gửi HS nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Chủ tích Hồ Chí Minh có đoạn viết: “Non sông Việt Na có trở lên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có thể bưới tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Em hiểu thế nào về đoạn thư này? – HS trả lời – GV khái quát: Đoạn thư này đã nói tới quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
b, Nội dung 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Sử dụng PP thảo luận nhóm tìm hiểu quyền học tập của công dân (15’)
* Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là quyền học tập của công dân, từ đó ý thức được quyền học tập của bản thân
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi: Nêu biểu hiện và ví dụ về:
 + Nhóm 1: Quyền học không hạn chế?
 + Nhóm 2: Quyền học bất cứ ngành nghề nào?
 + Nhóm 3: Quyền học thường xuyên, suốt đời?
 + Nhóm 4: Quyền bình đẳng về cơ hội học tập?
à HS thảo luận và cử đại diện trình bày – HS nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 2: GV nhận xét và tổng kết.
à GV phân tích:
 + Trên cơ sở thực hiện quyền học tập của công dân, những người học giỏi, có tài năng có thể phấn đấu, học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn, trở thành nhân tài cho đất nước.
 + Để quyền của công dân được thực hiện tốt, Nhà nước cần có chính sách và biện pháp hỗ trợ cần thiết đối với con em gia đình các đối tượng chính sách xã hội (thương binh, liệt sĩ, người có công với đất nước ); con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, DTTS; người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật; HS – SV nghèo vượt khó học tập để cho họ được hưởng quyền học tập, không bị thiệt thòi.
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
a, Quyền học tập của công dân
 - Học tập là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp; Luật giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
 - Khái niệm: Quyền học tập của công dân có nghĩa là: Mọi công dân có quyền không hạn chế; công dân có quyền học bất kì ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng và sở thích của mình; công dân có quyền học thường xuyên, suốt đời; mọi công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
 - Cụ thể:
 + Quyền học không hạn chế của công dân nghĩa là: 
 * CD có thể học từ Tiểu học – Trung học – Đại học – Sau Đại học theo quy định của PL về giáo dục thông qua thi tuyển, xét tuyển hoặc cử tuyển.
 * Việc thực hiện quyền học tập như thế nào tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi người.
 + CD có quyền học bất kì ngành nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích và điều kiện của mình như: Ngành KHTN; KHXH; Công nhân kĩ thuật 
 + CD có quyền học thường xuyên, suốt đời:
 * CD có thể học bằng nhiều hình thức học khác nhau; các loại hình trường học khác nhau và có thể học ở các độ tuổi khác nhau.
 * Các hình thức học: Chính quy và không chính quy; tập trung và không tập trung.
 * Một số loại hình trường học: Công lập, dân lập, bán công, tư thục, bổ túc văn hóa 
 + Mọi CD đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập: CD không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc; giới tính; địa vị xã hội; điều kiện kinh tế; nguồn gốc gia đình.
Hoạt động 2: Sử dụng PP đàm thoại tìm hiểu quyền sáng tạo của công dân (15’)
* Mục tiêu: giúp HS hiểu rõ nội dung quyền sáng tạo của công dân
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV đưa ra hệ thống câu hỏi:
 + Thế nào là quyền sáng tạo của CD?
 + Pháp luật nước ta có trách nhiệm gì đối với quyền sáng tạo của công dân?
 + Theo em, HS THPT có được hưởng quyền sáng tạo không?
 + Em hãy kể những tấm gương thể hiện được sự phát huy quyền sáng tạo của CD?
à HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm nhỏ và trả lời – HS khác bổ sung ý kiến.
à GV nhận xét và tổng kết.
Bước 2: GV nhẫn mạnh:
 + Bất cứ CD nào cũng có quyền thực hiện các hoạt động sáng tạo không phân biệt độ tuổi, giới tính; nghề nghiệp; thành phần tôn giáo; gia đình 
 + Kết quả của quá trình thực hiện quyền sáng tạo sẽ tạo ra cho xã hội nhiều sản phẩm mang đậm chất trí tuệ của con người và thực sự có giá trị và rất cần thiết đối với con người, xã hội.
Bước 3: GV hỏi: Vai trò của pháp luật đối với quyền sáng tạo của CD?
à HS trả lời ý kiến cá nhân.
à GV nhận xét, kết luận.
à GV đưa ra một số ví dụ về việc pháp luật bảo vệ quyền sáng tạo của CD?
 => GV kết luận tiết học.
b, Quyền sáng tạo của công dân
 - Quyền sáng tạo của CD bao gồm hai loại: Quyền NCKH, kĩ thuật, phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; Quyền sáng tác (quyền tác giả) và tham gia các hoạt động văn hóa khác
 - Cụ thể:
 + Quyền NCKH: Là quyền CD được tự do và được khuyến khích tìm tòi, NCKH, phục vụ cho đất nước.
 VD: Trong lĩnh vực CNTT; Y học; Sinh học 
 + Quyền sáng chế: Là quyền nghiên cứu, lao động sáng tạo để tìm ra giải pháp kĩ thuật mới, áp dụng vào sản xuất – kinh doanh => đem lại hiệu quả tốt hơn khi chưa có sáng chế.
 VD: Cỗ gặt lúa liên hợp của anh Phạm Văn Nghĩa (Đồng Tháp).
 + Quyền sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: Là quyền sáng tạo của CD trong quá trình lao động, sản xuất để đưa ra các sáng kiến, cải tiến quy trình kĩ thuật nhằm tăng NSLĐ, hạ giá thành sản phẩm.
 VD: Máy bóc hành tỏi của anh Nguyễn Văn Sành (Hải Dương).
 Máy phân tích thực phẩm của T.S Nguyễn Trọng Giao.
 + Quyền sáng tác văn học – nghệ thuật – khoa học: Là quyền của CD trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm VH – NT – KH (Quyền tác giả).
 VD: Trong lĩnh vực kiến trúc; thời trang; văn học 
 - Vai trò của pháp luật đối với quyền sáng tạo của CD:
 + Khuyến khích CD tự do sáng tạo.
 + Bảo vệ quyền sáng tạo của CD.
4. Củng cố, luyện tập (7’)
Bài tập 1: Hoàn thành bảng sau
Nội dung
Biểu hiện
Ví dụ
1. Quyền học không hạn chế của CD
2. Quyền học bất cứ ngành nghề nào
3. Quyền học thường xuyên, suốt đời
4. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
Bài tập 2: Hãy kể một số việc làm mà em có thể tham gia để thực hiện quyền sáng tạo của mình?
Bài tập 3: Nêu một số phong trào, cuộc thi đang diễn ra trong học đường nhằm tạo cho HS có cơ hội thực hiện quyền sáng tạo của mình?
Bài tập 4: Lựa chọn đáp án đúng nhất.
1. Quyền học tập của CD được quy định trong văn bản nào?
A. Trong Hiến pháp và pháp luật.
B. Trong các văn bản quy phạm pháp luật.
C. Trong Hiến pháp và Luật giáo dục.
D. Trong Luật giáo dục.
2. Quyền học tập của CD có nghĩa là CD có quyền học bất cứ ngành nghề nào theo: A. Sở thích B. Nguyện vọng C. Năng khiếu
D. Năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của bản thân.
5. Nhắc nhở học sinh học và làm bài ở nhà (1’)
- Làm BT 1,2 – SGK.
- Đọc trước: Mục 1 (c) và Mục 2.
Phê, duyệt giáo án
..................................................................................
................................................................................
Gia Lộc, ngày ..... tháng 02 năm 2016
Nhóm trưởng
Phạm Thị Hoa Hiên
TUẦN 28
TIẾT 27
Ngày soạn: 29/02/2016
Ngày dạy: 08/03/2016
Bài 8 (Tiết 2) 
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết này HS cần nắm được:
1. Về kiến thức
- Nắm được khái niệm, nội dung quyền phát triển của công dân.
- Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Về kĩ năng
- Biết phân biệt hành vi đúng, sai liên quan đến quyền phát triển của CD.
- Thực hiện quyền phát triển theo đúng quy đinh của pháp luật bằng những việc làm phù hợp với khả năng, lứa tuổi.
3. Về thái độ
- Lên án, phê phán các hành vi vi phạm quyền phát triển của công dân.
- Tôn trọng quyền phát triển của người khác.
4. Nội dung tích hợp
* Rèn cho HS một số kĩ năng:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; 
- Kĩ năng giải quyết vấn đề; Kĩ năng ra quyết định và đánh giá.
* Định hướng phát triển cho học sinh một số năng lực:
- NL tư duy sáng tạo; 
- NL NL tư duy phê phán; NL giải quyết vấn đề đạo đức, chính trị, xã hội ...
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK GDCD 12; PPDH GDCD 12.
- Tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng GDCD 12; 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6’)
Câu hỏi: Em hãy phân tích quyền học tập/sáng tạo của công dân?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Sử dụng PP đàm thoại tìm hiểu khái niệm và nội dung quyền được phát triển của công dân (20’)
* Mục tiêu: giúp HS nắm được khái niệm và hiểu được nội dung quyền sáng tạo của công dân.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV đưa ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt để dẫn tới khái niệm quyền phát triển của công dân:
 + Gia đình và Nhà nước quan tâm tới sự phát triển về trí tuệ, sức khỏe, đạo đức của mỗi cá nhân như thế nào?
 + Đối với những cá nhân có năng khiếu, Nhà nước tạo điều kiện để cá nhân đó phát triển năng khiếu như thế nào? Vì sao lại có sự quan tâm đó?
 + Quyền được phát triển của CD là gì?
à HS nghiên cứu, trả lời câu hỏi.
àGV nhận xét và tổng kết.
Bước 2: GV đặt câu hỏi:
 1. Cho biết, quyền được phát triển của CD biểu hiện ở những nội dung nào?
 2. Nêu biểu hiện và ví dụ về quyền được phát triển của công dân?
à HS trao đổi nhóm nhỏ và trả lời.
à Nhóm khác bổ sung.
à GV nhận xét và tổng kết.
Bước 3: GV yêu cầu HS đưa ra một số ví dụ thiết thực trong cuộc sống hằng ngày liên quan đến quyền được phát triển của công dân.
à HS lấy ví dụ. 
à GV kết luận khả năng thực hiện quyền phát triển của CD, đặc biệt là HS.
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
c, Quyền được phát triển của 
công dân
 - Khái niệm: Quyền được phát triển của công dân: Là quyền công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng.
 - Nội dung:
 + Quyền được hưởng đời sống vật vất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện:
 * Đời sống vật chất: Có mức sống đầy đủ để phát triển về thể chất, được chăm sóc sức khỏe 
 * Đời sống tinh thần: Được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, được vui chơi, giải trí 
 + Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng:
 * Những người học giỏi, có năng khiếu được bồi dưỡng; ưu tiên chọn vào các trường Đại học.
 * Các nhà khoa học có tài được tạo điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho đất nước.
Hoạt động 2: Sử dụng PP nêu vấn đề tìm hiểu ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân (15’)
* Mục tiêu: giúp HS nắm được ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV nêu tình huống: “Có ý kiến cho rằng: Học tập, sáng tạo và phát triển là những quyền hết sức cơ bản của công dân ở bất kì quốc gia nào. Nó là cơ sở để con người phát triển toàn diện và giúp cho xã hội phát triển”. Em hãy giải thích và chứng minh nhận định trên?
à GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý, như: “Một khi con người được phát triển toàn diện sẽ mang lại lợi ích gì cho xã hội?”
à HS suy nghĩ, trả lời ý kiến cá nhân.
à GV nhận xét, bổ sung và tổng kết.
Bước 2: GV khắc sâu và củng cố kiến thức: Yêu cầu HS giải BT phần 1 (c) – SGK.
à HS trả lời.
à GV nhận xét và nhấn mạnh: Trong XHPK trước đây, quyền được phát triển được thực hiện hết sức hạn chế bởi có sự phân biệt sâu sắc giữa địa vị xã hội; giai cấp; tầng lớp; thành phần gia đình. Các quyền đó chỉ dành riêng cho con em quan lại và người giàu có; còn người nghèo không thể tiếp cận hoặc tiếp cận rất hạn chế trong quá trình thực thi quyền phát triển nói trên. Chỉ trong XHCN như hiện nay, mọi công dân đều bình đẳng trong việc hưởng thụ và thực thi quyền phát triển. Đó – vừa thể hiện tính ưu việt của chế độ ta – vừa tạo ra động lực để đảm bảo cho đất nước ngày càng phát triển phồn vinh và hạnh phúc.
=> GV kết luận tiết học.
2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
 - Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân: Là cơ sở để CD phát triển toàn diện.
 - Pháp luật quy định quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD nhằm: Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.
 - Thực hiện tốt quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD sẽ làm cho đất nước phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đât nước. 
4. Củng cố, luyện tập (2’)
Hướng dẫn HS làm BT – SGK.
5. Nhắc nhở học sinh học và làm bài ở nhà (1’)
Đọc trước: “Mục 3 –Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển”.
Phê, duyệt giáo án
..................................................................................
................................................................................
Gia Lộc, ngày ..... tháng 03 năm 2016
Nhóm trưởng
Phạm Thị Hoa Hiên
TUẦN 29
TIẾT 28
Ngày soạn: 07/03/2016
Ngày dạy: 15/03/2016
Bài 8 (Tiết 3)
PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết này HS cần nắm được:
1. Về kiến thức
Hiểu được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển.
2. Về kĩ năng
Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
3. Về thái độ
- Có ý thực thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
- Tôn trọng quyền học tập, sáng tạo, phát triển của mọi người xung quanh.
4. Nội dung tích hợp
* Rèn cho HS một số kĩ năng:
- KN hợp tác; KN tìm kiếm và xử lí thông tin; 
- KN đánh giá và ra quyết định; 
* Định hướng phát triển cho học sinh một số năng lực:
- NL tư duy sáng tạo; NL tự duy độc lập; 
- NL tư duy phê phán; NL giải quyết vấn đề đạo đức, chính trị, xã hội ...
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK – SGV GDCD 12.
- Tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng GDCD 12;
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6’)
Câu hỏi: Phân tích quyền phát triển của công dân? Nêu ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Sử dụng PP phát vấn và thuyết trình tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân (15’)
* Mục tiêu: giúp HS nắm được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV đưa ra hệ thống câu hỏi: 
 1. Em hãy cho biết, những HS thuộc các đối tượng chính sách được hưởng chế độ, chính sách ưu tiên nào của Nhà nước hay không? Kể tên?
 2. Kể tên những ưu đãi mà Nhà nước đã giành cho những HS – SV giơi; HS – SV nghèo vượt khó?
 3. Nhà nước cần làm gì đề đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân được thực hiện?
à HS suy nghĩ trả lời.
à HS trong lớp bổ sung ý kiến.
Bước 2: GV nhận xét, bổ sung, phân tích và kết luận.
3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
a, Trách nhiệm của Nhà nước
 - Ban hành các chính sách pháp luật; thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người.
 - Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; tạo điều kiện để tất cả mọi người được đi học.
 - Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong NCKH.
 - Nhà nước đảm bảo những điều kiện tốt nhất để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; khuyến khích tạo điều kiện để những người giỏi được phát triển tài năng một cách toàn diện.
Hoạt động 2: Sử dụng PP phát vấn tìm hiểu trách nhiệm của CD trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển (15’)
* Mục tiêu: giúp HS nắm được trách nhiệm của công dân trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, kết hợp hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi:
 1. Trách nhiệm của công dân như thế nào trong việc thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển?
 2. Bản thân em – là một HS THPT cần làm gì để đảm bảo thực hiện quyền đó? Lấy ví dụ?
à HS suy nghĩ, trả lời – bổ sung ý kiến cho nhau.
à GV nhận xét và chốt lại.
Bước 2: GV nhấn mạnh: Ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trong việc cùng với Nhà nước chăm lo quá trình thực hiện các quyền này trong cuộc sống. Coi đó là một trong những nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.
Bước 3: GV nêu tình huống – HS thảo luận khắc sâu kiến thức.
 Tình huống: Anh Vũ và chị Quỳnh cưới nhau được 8 năm. Đã từ lâu chị Quỳnh mong muốn được học lên để có bằng Thạc sĩ nhưng vì con nhỏ nên chưa thể thực hiện. Đến nay, bé Tuấn con trai chị đã 6 tuooit, chị muốn đi học để thực hiện ước mơ của mình. Chị hỏi ý kiến chồng thì bị phản đối: “Phụ nữ học nhiều làm gì? Học xong ĐH là tốt rồi ”. Em có nhận xét gì về ý kiến của các nhân vật trong tình huống trên?
à HS suy nghĩ, trả lời cá nhân.
à GV nhận xét và kết luận toàn bài.
b, Trách nhiệm của công dân
 - Không ngừng bồi dưỡng ý thức học tập “học thường xuyên, suốt đời” – Xem đây là cơ sở để thực hiện tốt những quyền khác.
 - Chịu khó tìm tòi, NCKH để có thể không ngừng sáng tạo đem lại những sản phẩm khoa học, phục vụ cho đời sống.
 - Tuyên truyền, động viên, tạo điều kiện để mọi người thực hiện ngày càng tốt hơn quyền này.
4. Củng cố, luyện tập (7’)
- GV giới thiệu bài báo “Sinh viên ba tốt” (SGK – Tr 91) nhấn mạnh sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền học tập của công dân.
- Hướng dẫn HS làm câu hỏi 1 – SGK – Tr 92.
5. Nhắc nhở học sinh học và làm bài ở nhà (1’)
Đọc trước: “Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước”.
Phê, duyệt giáo án
..................................................................................
................................................................................
Gia Lộc, ngày ..... tháng 03 năm 2016
Nhóm trưởng
Phạm Thị Hoa Hiên

File đính kèm:

  • docBai_8_Phap_luat_voi_su_phat_trien_cua_cong_dan.doc
Giáo án liên quan