Giáo án GDCD 11 - Tiết 26, Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công ngh
- Bồi dưỡng tinh thần học tập thường xuyên và học tập suốt đời. vì:
+ Kiến thức nhà trường chỉ là những kiến thức có tính chất phổ thông, nền tảng
+ Tri thức mới của nhân loại tăng lên không ngừng trong thời đại bùng nổ thông tin
+ Cuốc sống vô cùng phong phú, đa dang, luôn luôn có sự vận động và biến đổi không ngừng.
Từ đây, học tập đê nâng cao dân trí không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của bản thân mỗi công dân. Do vậy, mỗi công dân cần bồi dưỡng lòng ham học và ý chí học tập suốt đời. đó ucngx là yêu cấu cơ bản đối với mỗi người trong xã hội hiện đại nhắm đáp ứng mục tiêu “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định mình”
- Tìm kiếm và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả. Vì:
+ Để nâng cao chất lượng học tập của bản thân, việc có ý chí quyết tâm là chưa đủ, cần phải quan tâm tìm kiếm một phương pháp học tập hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm được tiền của, công sức và thời gian của bản thân, gia đình và xã hội
_ Học tập mọi lúc, mọi nơi và mọi hình thức để không ngừng nâng cao trình độ học vấn
+ Ngoài việc học ở trường, chúng ta có thể học tập thông qua học từ các trang mạng điện tử, từ những người thân, từ thực tiễn cuộc sống
Tuần:6 Ngày soạn 22/02/2016 Tiết:26 Ngày dạy 01/03/2016 Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, học sinh cần đạt: 1. Về kiến thức: - Nêu được nhiệm vụ; phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay. - Nêu được nhiệm vụ; phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay. - Nêu được nhiệm vụ; phương hướng, biện pháp cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách GD và ĐT, khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa của nhà nước. 2. Về kỹ năng: - Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách GD và ĐT, Khoa học và Công nghệ, chính sách văn hóa, phù hợp với khả năng của bản thân. - Biết đánh giá một số hiệ tượng gầ gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách GD và ĐT, khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa. 3. Về thái độ: Tin tưởng, ủng hộ chính sách GD và ĐT, khoa học và công nghệ, chính sách GD và ĐT, khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa nhà nước. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGV, giấy khổ lớn, Văn kiện đại hội Đảng III. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Thông qua những việc mà em có thể làm được, hãy đánh giá vai trò của học sinh trong việc góp phần thực hiện tốt chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay 3. Bài mới: 3.1. Dẫn nhập: GV đọc bức thư “lời khuyên của bố” Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phán khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả; cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhở bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên khăp các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gay gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi hay trên miền núi tuyết phủ của nước Nga đến những ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ A-rập. Hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem: Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí. Lớp học của con là chiến trường, hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. (Theo Ét-môn-đô Đờ A-mi-xi, “Những tấm lòng cao cả”, Nxb Văn học, Hà nội, 2005) GV nhấn mạnh: Trong bức thư gửi cho đứa con trai của mình, người bố đã nhắc đến tầm quan trọng của sự học đối với nhân loại trong cuộc trường chinh đầy gian khổ giúp từ giã cuộc hồng hoang để đi đến nền văn minh của hiện tại và tương lai. Cũng từ đó, mục tiêu hướng đến một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của nhân dân ta càng cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của chính sách GD và ĐT của Đảng và Nhà nước ta. Vậy chính sách GD và ĐT là gì? có vai trò như thế nào? qua bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi đó. 3.2Triển khai các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1:đàm thoại để tìm hiểu mục tiêu cơ bản của chính sách GD và ĐT - Chính sách GD&ĐT là những chủ trương, biện pháp của Đảng và Chính phủ nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất và năng lực cho mỗi công dân. - GD và ĐT có vị trí quan trọng trong việc phát triển nguồn lực con người. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định: GD&ĐT là "Quốc sách hàng đầu"và coi đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển. GV: Theo em nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là gì ? HS: suy nghĩ và trả lời GV : lần lượt giải thích để làm rõ từng nhiệm vụ -nâng cao dân trí:là làm cho nhân dân ngày một phát triển tư duy, trí tuệ, hiểu biết về những kiến thức phổ thông cũng như những khoa học thường thức trong cuộc sống. Ví dụ: Thông qua GD và ĐT, trình độ hiểu biết của người dân được bồi dưỡng thường xuyên , nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả công việc, biết sống hợp quy luật trong ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội; nhận thực rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước. Một khi dân trí cao, người dân sẽ ngày càng có điều kiện để hiểu và thực hiện đầy đủ hơn quyền làm chủ của mình trong tất cả các lĩnh vực cử đời sống xã hội. Khi đó, nước ta sẽ phát huy sức mạnh của toàn dân trong việc thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. -Đào tạo nhân lực: là truyền đạt, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ gắn liền với công việc, việc làm, nghành nghề cụ thể cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của lao động. Đây cũng chính là con đường nhằm phát huy sức mạnh, trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân trong việc phát triển nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Ví dụ: Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu cạnh tranh quốc tế trong điều kiện hội nhập -Bồi dưỡng nhân tài: là phát hiện, chăm lo và tạo điều kiện thuận lợi để những người có tài năng đặc biệt được phát triển. Ngoài ra, nhờ GD và ĐT, những người có tài năng đó sẽ phát huy sở trường của mình trong việc đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho xã hội. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để làm rõ phương hướng cơ bản để phát triển GD và Đào tạo GV: Chia lớp thành 6 nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí. Trao phiếu học tập có ghi câu hỏi, yêu cầu cho các nhóm và giúp đỡ các nhóm làm việc. Học sinh thảo luậ và trả lời (thời gian 10 phút) - Câu 1: Nêu suy nghĩ của em về đoạn trích sau đây trong văn kiện của Đảng ta bàn về giáo dục (phụ lục 1) Hs: Thảo luận và trả lời Gv: nhận xét và kết luận: Đoạn trích trên đã khẳng định được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với chính sách khoa học và giáo dục. Quá trình thực hiện chính sách đã có những thành tựu rất quan trọng. Ngoài ra, đoạn trích cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện tốt hơn chính khoa học và giáo dục trong thời gian tới. - Câu 2: Đọc sách giáo khoa và tóm tắt các phương hướng cơ bản của chính sách GD và ĐT, tìm một số ví dụ minh họa cho các phương hướng đó Hs: thảo luận và trả lời Gv: nhận xét kết luận - Phương hướng “Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD và ĐT” Ví dụ: + Cải cách đổi mới phương án tổ chức các kì thi tuyển sinh để phân loại thí sinh được tốt hơn. + Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục để phừ hợp với sự biến đổi của xã hội và thế giới. + Dừng tuyển sinh một số nghành đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học để nang cao chất lượng giáo dục. - Phương hướng “Mở rộng quy mô giáo dục” + Đa dạng hóa các nghành nghề đào tạo để nang cao tỷ lệ sinh viên trong 1 vạn dân. + Mở thêm các nghành nghề đào tạo mà xã hội đang cần. + Đa dạng hóa các hình thức, loại hình đào tạo để phù hợp với điều kiện của từng nhóm dân cư. - Phương hướng “Ưu tiên đầu tư cho giáo dục” + Bảo đảm 20% tổng chi ngân sách cho GD và ĐT + - Câu 3: Đoạn trích sau phản ánh quá trình thực hiện phương hướng nào trong hệ thống các phương hướng cơ bản để phát triển GD và ĐT? (phụ luc 1) Hs: thảo luận và trả lời Gv: nhận xét và kết luận: Đoạn trích đã phản ánh quá trình thực hiện phương hướng “ thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục” Gv: Đàm thoại để học sinh hiểu rõ về trách nhiệm của công dân đối với chính sách GD và Đt - Bồi dưỡng tinh thần học tập thường xuyên và học tập suốt đời. vì: + Kiến thức nhà trường chỉ là những kiến thức có tính chất phổ thông, nền tảng + Tri thức mới của nhân loại tăng lên không ngừng trong thời đại bùng nổ thông tin + Cuốc sống vô cùng phong phú, đa dang, luôn luôn có sự vận động và biến đổi không ngừng. Từ đây, học tập đê nâng cao dân trí không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của bản thân mỗi công dân. Do vậy, mỗi công dân cần bồi dưỡng lòng ham học và ý chí học tập suốt đời. đó ucngx là yêu cấu cơ bản đối với mỗi người trong xã hội hiện đại nhắm đáp ứng mục tiêu “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định mình” - Tìm kiếm và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả. Vì: + Để nâng cao chất lượng học tập của bản thân, việc có ý chí quyết tâm là chưa đủ, cần phải quan tâm tìm kiếm một phương pháp học tập hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm được tiền của, công sức và thời gian của bản thân, gia đình và xã hội _ Học tập mọi lúc, mọi nơi và mọi hình thức để không ngừng nâng cao trình độ học vấn + Ngoài việc học ở trường, chúng ta có thể học tập thông qua học từ các trang mạng điện tử, từ những người thân, từ thực tiễn cuộc sống 1) Chính sách giáo dục và đào tạo: a) Nhiệm vụ của GD&ĐT. - Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài b) Phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo: - Nâng cao chất lượng, Hiệu quả GD và ĐT. - Mở rộng quy mô giáo dục. - Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. - Xã hội hóa sự nghiêp giáo dục - Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục. Hoạt động 3:củng cố bài học GV vẽ sơ đồ giúp HS hệ thống hóa chính sách GD và ĐT ( phụ lục 2) 4. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học sinh làm câu hỏi bài tập 1,3 tr 90 SGK - Đọc trước nội dung tiếp theo của bài học Phụ lục 1: Câu hỏi 1: nêu suy nghĩ của em về đoạn trích sau đây trong Văn kiện của Đảng ta bàn về giáo dục. “ Đổi mới giáo dục đạt một số kết quả bước đầu. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. đến năm 2010 tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở () Chất lượng GD và ĐT chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế, chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng , quy mô với nâng cao chất lượng giữa dạy chữ và người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, nghành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện, giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011). Câu hỏi 3: Đoạn trích sau đây phản ánh quá trình thực hiện phương hướng nào trong hệ thống các phương hướng cơ bản để phát triển GD và ĐT? QUẢNG NAM HỖ TRỢ SÁCH VỞ CHO HỌC SINH MIỀN NÚI Năm học 2012-2013, Quảng Nam sẽ hỗ trợ, cấp phát cho học sinh miền núi trên 200.000 tập vở, 1 triệu bản sách giáo khoa với tổng trị giá trên 1,5 tỷ đồng. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ này nhằm đảm bảo mọi điều kiện cần thiết phục vụ cho học sinh trong dịp hè và năm học 2012-2013. năm nay, chính sách hỗ trợ sách vở và các thiết bj không thu tiền cho hoc sinh tiểu học ở vùng đặc biệt khó khăn của các huyện miền núi được tỉnh Quảng Nam chuẩn bị chu đáo và triển khai thực hiện sớm hơn mọi năm. Ông Nguyễn Kỳ, Giám đốc Công ty CP sách, thiết bị trường hoc Quảng Nam cho biết “Sau khi có sự hướng dẫn của sở tài chính, chúng tôi đã có phương án triển khai cung ứng sách cho các em kịp thời, đảm bảo về số lượng và chất lượng theo yêu cầu”. Đến nay, việc hỗ trợ vở, sách giáo khoa và dụng cụ học tập cho học sinh các huyện miền núi được chuẩn bị đầy đủ và đang chuyển về các vị trí tập kết để trao cho phụ huynh và học sinh. Ngoài sách giáo khoa, vở, năm nay chính sách này còn hỗ trợ thêm những điều kiện học tập khác cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Hiện UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện phải đảm bảo về số lượng, chất lượng, mẫu mã và cung cấp kịp thời, đầy đủ dụng cụ học tập đến tận tay học sinh. Có thể nói, đây là chủ trương đúng và có ý nghĩa tích cực, nhằm tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện học tập tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở những vùng đặc biệt khó khăn. Theo Công Dũng (vtv.vn ngày 5/52012) Phụ lục 2: GV vẽ sơ đồ giúp HS hệ thống hoá chính sách GD&ĐT. CHÍNH SÁCH GD VÀ Đ T Nhiệm vụ của GD và ĐT Phương hướng của GD và ĐT Nâng cao dân trí Bồi dưỡng nhân tài Đào tạo nhân lực XH hóa SN GD Mở rộng quy mô hình thức đào tạo Tăng ngân sách, huy động mọi nguồn lực Công bằng trong giáo dục và đào tạo HT QT về GD và ĐT Nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Đắk Lắk, ngày..thángnăm 2016 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH THỰC TẬP NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ PHẠM THỊ TÁM
File đính kèm:
- Bai_13_Chinh_sach_giao_duc_va_dao_tao_khoa_hoc_va_cong_nghe_van_hoa.doc