Giáo án GDCD 10 - Tiết 3+4, Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức:

 + Hiểu được khái niệm phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa chủ nghĩa duy vật biện chứng.

 + Biết được phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.

- Kĩ năng:

 + So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

 + Kĩ năng sống: Hợp tc, phản hồi/lắng nghe tích cực, so snh, giải quyết vấn đề

- Thái độ: Xem xét sự vật và hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của GV:

- SGK, sách chuẩn KTKN GDCD lớp 10

- Sơ đồ về các chiều hướng của sự vận động, quan hệ giữa các hình thức vận động.

- Phương án tổ chức lớp học: Đàm thoại, liên hệ thực tế

2. Chuẩn bị của HS:

- SGK GDCD lớp 10

- Tìm hiểu sự pht triển của mầm cy

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1.On định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong HS.

 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 Trình bày các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất? Lấy một vài ví dụ.

?Dự kiến trả lời: Có 5 hình thức vận động cơ bản sau đây:

- Vận động cơ học: Sự di chuyển của các vị trí của các vật thể trong không gian

- Vận động vật lí: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các q/t nhiệt,điện . . .

- Vận động hoá học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất.

- Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.

- Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế của các XH trong lịch sử.

- Ví dụ:

 3. Giảng bài mới:

 - Giới thiệu bài: (1 phút)

 Tiết trước chng ta đ tìm hiểu về vận động của sự vật v hiện tượng, hơm nay chng ta tìm hiểu về sự pht triển của sự vật v hiện tượng. Bi 3 “ SỰ VẬN ĐỘNG V PHT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT” - tiết 2.

- Tiến trình tiết dạy:

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 3+4, Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 03/09/2015
Tiết: 3 	Bài: 3
Sù vËn ®éng vµ ph¸t triĨn cđa thÕ giíi vËt chÊt (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: 
	+ Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa chủ nghĩa duy vật biện chứng.
	+ Biết được sự vận động là phương thức tồn tại của vật chất. 
- Kĩ năng:
	+ Phân loại được năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
	+ Kĩ năng sống: Hợp tác, phản hồi/lắng nghe tích cực, so sánh, giải quyết vấn đề
- Thái độ: Xem xét sự vật và hiện tượng trong sự vận động của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV: 
- SGK, SGV GDCD lớp 10
- Sơ đồ về các chiều hướng của sự vận động, quan hệ giữa các hình thức vận động.
- Phương án tổ chức lớp học: Thảo luân, giải thích, đàm thoại
2. Chuẩn bị của HS: 
- SGK GDCD lớp 10
- Tìm hiểu sự vận động của con lắc lị so, sự phát triển của mầm cây 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong HS.
	2. Kiểm tra bài cũ:	(4 phút)
	Trình bày thế nào là PPL siêu hình, PPL biện chứng? Cho ví dụ?
|Dự kiến trả lời: 
	- Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sv-ht một cách phiến diện, trong trạng thái cô lập, khơng vận động, khơng phát triển, áp dụng 1 cách máy mĩc đặc tính của sv này vào sv khác.
	Vd: Trong truyện “Thầy bói xem voi” – Các thầy bói đã xem xét con voi trong trạng thái cô lập, phiến diện nên đã kết luận sai về con voi . . . 
	- Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sv-ht trong sự ràng buộc, tác động lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng.
	Vd: Lịch sử loài người là một quá trình vận động và phát triển không ngừng . . .
	3.Giảng bài mới:	
	- Giới thiệu bài mới: (1 phút)
	+ Bài 2 trong SGK thuộc chương trình giảm tải nên chúng ta không học, chúng ta học bài 3
	+ Tục truyền: Trong một cuộc tranh luận giữa các nhà triết học cổ đại Hy Lạp, một bên khẳng định sự vật là tĩnh tại, bất động; còn bên kia thì ngược lại. Thay cho lời tranh luận. một nhà triết học đã đứng dậy, rời bỏ phòng họp. Cử chỉ ấy nói lên ông ta thuộc phía nào của cuộc tranh luận? Để hiểu điều này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Bài 3 (2 tiết)
SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
Chúng ta cùng tìm hiểu tiết 1 của bài
- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
15/
7/
12/
|HĐ 1. Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm vận động.
- Thảo luận cả lớp:
(1) Hãy quan sát xung quanh và cho biết có sự vật và hiện tượng nào đang chuyển động, biến đổi? (y -tb)
(2) Nếu như có người nói: “con tàu thì vận động nhưng đường tàu thì không?” Ý kiến của em như thế nào? (k-g)
ð Giải thích, kết luận: Trong Triết học, vận động có quan hệ đến mọi sv,ht của thế giới, không chỉ con người và các loài động vật vận động mà các loài vô tri vô giác như hòn đá, cái cây cũng vận động Đứng im chỉ là tương đối 
- Ngoài các vd trên, em cho biết các hiện tượng sau có phải là vận động không? Tại sao? (y-tb)
a) Nước chảy
b) Chim bay
c) Sự dao động của con lắc
d) Cây ra hoa, quả
e) Sự biến đổi chất giữa cơ thể và môi trường
g) Sự thay đổi của các xã hội trong lịch sử.
ð Qua các vd trên, em nào có thể cho biết vận động là gì?
? Nhận xét, ghi nội dung lên bảng
|HĐ 2. Tìm hiểu vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
- Vì sao mọi sự vật, hiện tượng đều phải vận động? Cho ví dụ? (k-g)
? Giảng giải: vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
 vd: 1. Con chim, con thú trong rừng không đi kiếm ăn thì chúng sẽ chết
 2. Xã hội loài người ngừng lao động sản xuất thì cả xã hội cũng không tồn tại.
 - Nhấn mạnh: Vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động. Con người nhận thức được vật chất thông qua sự vận động của nó.
vd: Mua hàng về dùng à phân biệt được tốt, xấu . . .
ð Rút ra kết luận
|HĐ 3: Tìm hiểu các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất.
- Treo bảng nêu các vd về các hình thức vận động cho học sinh quan sát:
Ä Con chim bay
Ä Con tàu chạy trên đường ray
Ä Các điện từ quay quanh hạt nhân
Ä Sự vận dộng của dòng điện trong dây dẫn
Ä Sự hóa hợp của 2H2 và O2 à 2H2O
Ä Sự nảy mầm của hạt giống, cây ra hoa, kết trái.
Ä Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. . .
è Các vd trên đây muốn nói lên điều gì? (vận động)
Em cho biết mỗi ví dụ trên nói lên hình thức vận động nào: cơ học, sinh học, xã hội? (tb-k)
Vậy theo em có mấy hình thức vận động?
- Các hình thức vận động này có mối quan hệ với nhau không? Và có thể chuyển hoá cho nhau không?
- Lấy ví dụ?
è Nhận xét, kết luận
- Cho HS ghi bài
- HS làm việc chung và sau đó cùng tranh luận 
à lựa chọn đáp án đúng theo cách hiểu của mình.
- HS làm việc cá nhân
- Cả lớp bổ sung
Ø Tất cả đều nói đến vận động của sự vật và hiện tượng.
- HS trả lời: Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
- HS phát biểu: Nếu không vận động mọi vật sẽ không tồn tại.
Vd: Con người khơng lđ, khơng ăn, khơng uống sẽ chết . . .
- Nói lên sự vận động
- HS phát biểu
- Có 5 hình thức vận động cơ bản: vận động cơ học, vật lí, hoá học, sinh học, xã hội.
- Có, chúng cĩ thể chuyển hĩa lẫn nhau khi cĩ điều kiện
- Thực hiện y/c của GV
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động:
a) Thế nào là vận động:
Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
b) Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất:
Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng
c) Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất:
Có 5 hình thức vận động cơ bản sau đây: 
- Vận động cơ học: Sự di chuyển của các vị trí của các vật thể trong không gian
- Vận động vật lí: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt,điện . . .
- Vận động hoá học: Qua trình hóa hợp và phân giải các chất.
- Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
- Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế của các XH trong lịch sử. 
5/
|HĐ 4: Củng cố, luyện tập: Điền vào sơ đồ 5 hình thức vận động và giải thích tại sao hình thức vận động sau cao hơn hình thức vận động trước.
XH
S
 	 Chú thích:
C
H
L
 	- C : Vận động cơ học	- L : Vận động vật lí	- H : Vận động hóa học	- S : Vận động sinh học	
 - XH: Vận động xã hội 
 - Cho điểm HS nào trả lời nhanh nhất và đúng nhất
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	(1 phút)
- Làm các bài tập 1, 3, 6 trang 23 SGK
- Xem phần cịn lại của bài .
- Tục ngữ, ca dao liên quan tới sự phát triển của sự vật, hiện tượng
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 07/09/2015
Tiết: 4 	
Bài: 3
Sù vËn ®éng vµ ph¸t triĨn cđa thÕ giíi vËt chÊt (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: 
	+ Hiểu được khái niệm phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa chủ nghĩa duy vật biện chứng.
	+ Biết được phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Kĩ năng:
	+ So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
	+ Kĩ năng sống: Hợp tác, phản hồi/lắng nghe tích cực, so sánh, giải quyết vấn đề
- Thái độ: Xem xét sự vật và hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV: 
- SGK, sách chuẩn KTKN GDCD lớp 10
- Sơ đồ về các chiều hướng của sự vận động, quan hệ giữa các hình thức vận động.
- Phương án tổ chức lớp học: Đàm thoại, liên hệ thực tế
2. Chuẩn bị của HS: 
- SGK GDCD lớp 10
- Tìm hiểu sự phát triển của mầm cây 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Oån định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong HS.
	2. Kiểm tra bài cũ:	(5 phút)
	Trình bày các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất? Lấy một vài ví dụ.
|Dự kiến trả lời: Có 5 hình thức vận động cơ bản sau đây: 
- Vận động cơ học: Sự di chuyển của các vị trí của các vật thể trong không gian
- Vận động vật lí: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các q/t nhiệt,điện . . .
- Vận động hoá học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
- Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
- Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế của các XH trong lịch sử. 
- Ví dụ: 
	3. Giảng bài mới:	
	- Giới thiệu bài: (1 phút)
	Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về vận động của sự vật và hiện tượng, hơm nay chúng ta tìm hiểu về sự phát triển của sự vật và hiện tượng. Bài 3 “ SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT” - tiết 2.
- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
15/
15/
|HĐ 1: Tìm hiểu thế nào là phát triển.
Em cho biết các ví dụ sau có phải là sự vận động của các sv và ht không? (y-tb)
Ä Sự tiến hoá sinh vật từ đơn bào đến đa bào
Ä Sự thoái hoá của loài khủng long
Ä Sự thay đổi công cụ lao động từ thô sơ đến hiện đại
Ä Xã hội loài người từ công xã nguyên thủy đến xã hội chủ nghĩa
- Sự vận động đó có giống nhau không? (tb-k)
- Những vận động của svht theo chiều hướng đi lên, tiến bộ thay lạc hậu . .. là phản ánh sự phát triển.
Vậy sự phát triển là gì?
ð Nhận xét, cho HS ghi bài
| HĐ 2:
Có phải bất cứ sự vận động nào cũng đưa đến sự phát triển không? Ví dụ? (k-g)
 (Kĩ năng sống: Khơng nên nhầm lẫn phát triển là mọi sự biến hĩa nĩi chung - quan điểm tiến hĩa luận tầm thường, càng khơng nên cho rằng: bất cứ sv nào, ht nào mới xuất hiện, khác trước (mới lạ) đều là kết quả của phát triển)
Như vậy, khuynh hướng chung của quá trình vận động là gì? (tb)
ð Nhận xét, phân tích thêm: không phải cái cũ nào cũng xấu nên ta phải chọn lọc để kế thừa; cái mới không phải cái nào cũng tốt, do đó phải chọn lọc.
 Phát triển là khuynh hướng chung của q/t vận động của sv,ht trong thế giới khách quan. Qúa trình phát triển của sv,ht không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời. Song, khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
F Cho HS ghi bài
- Vậy, bài học rút ra ở đây là gì? (tb-k)
Ä Nhận xét, kết luận và cho học sinh ghi bài.
- Đều nói đến sự vận động.
- Không giống nhau; vận động 1, 3, 4 là vận động đi lên, còn vận động 2 là sự thụt lùi.
Ý kiến 1, 3, 4 nói đến sự phát triển
- HS dựa vào SGK để trả lời
- Không.
- HS tự tìm ví dụ
- HS thảo luận lớp: đĩ chính là phát triển
- HS làm việc cả lớp
Khi xem xét một sự vật, hiện tượng, hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.
2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển:
a) Thế nào là phát triển:
- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
- Sự phát triển diễn ra một cách phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy.
b) Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất:
Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
¯ Khi xem xét một sự vật, hiện tượng, hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.
8/
|HĐ 3: Củng cố, luyện tập:	
- Giữa vận động và phát triển giống và khác nhau ở điểm nào?
- Hướng dẫn HS làm bài 6 trang 23 SGK
- Cho điểm HS nào trả lời nhanh nhất và đúng nhất
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	(1 phút)
- Làm các bài tập 2, 4, 5 trang 23 SGK
- Xem trước bài 4 “Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docTiết 3,4 (Bài 3).doc
Giáo án liên quan