Giáo án GDCD 10 - Tiết 28, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (Tiết 1) - Vũ Mạnh Cường
Hoạt động1
- Mục tiêu: Hình thành khái niệm lòng yêu nước
- Phương pháp dạy học :
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp nêu vấn đề
- Thời gian : 15 phút
- Cách tiến hành
Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học
GV: Học sinh đọc đoạn thơ trong SGK trang 96 và suy nghĩ câu hỏi:
Các em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả trong đoạn thơ trên?
HS: Làm việc cá nhân.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Chốt kiến thức.
Tác giả muốn nói lên tình cảm, tình yêu của tác giả đối với quê hương đất nước.
Theo các em, Lòng yêu nước là gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Đưa ra khái niệm lòng yêu nước.
GV: Cho học sinh nghe bài hát “Quê hương”.
Qua bài hát đã so sánh quê hương với những hình ảnh nào?
Hình ảnh đó, gợi cho em những suy nghĩ gì?
Lòng yêu nước xuất phát từ đâu?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Chuyển ý.
1. Lòng yêu nước.
a, Lòng yêu nước là gì?
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
Cơ sở của lòng yêu nước:
- Tình cảm yêu người thân, yêu gia đình
- Yêu thành quả trong lao động
- Yêu quê hương, yêu những kỉ niệm
Tuần 28 - Tiết PPCT : 28 BÀI 14 CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC ( tiết 1) Dạng bài: tích hợp Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Nêu được thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam. Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Về kĩ năng: Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Về thái độ: Yêu quê hương, đất nước ; tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. Có ý thức học tập, rèn luyên để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực ngôn ngữ. Năng lực giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực sáng tạo. Năng lực riêng: Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ. Kĩ thuật đặt câu hỏi Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. Phương pháp trò chơi Phương tiện dạy học. Sách giáo khoa và sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 10. Đồ dùng học tập (chơi trò chơi), máy chiếu, công nghệ thông tin. Tiến trình giảng dạy. Ổn định lớp: 1 phút. Kiểm tra sĩ số Lớp 10A9 Ngày dạy 23/3/2016 Sĩ số Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra trong tiết học Bài mới Mỗi người đều có Tổ quốc của mình. Việt Nam là Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Là những công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay thầy và trò chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động1 Mục tiêu: Hình thành khái niệm lòng yêu nước Phương pháp dạy học : Phương pháp đàm thoại Phương pháp nêu vấn đề Thời gian : 15 phút Cách tiến hành Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học GV: Học sinh đọc đoạn thơ trong SGK trang 96 và suy nghĩ câu hỏi: Các em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả trong đoạn thơ trên? HS: Làm việc cá nhân. HS: Trả lời câu hỏi. GV: Chốt kiến thức. Tác giả muốn nói lên tình cảm, tình yêu của tác giả đối với quê hương đất nước. Theo các em, Lòng yêu nước là gì? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Đưa ra khái niệm lòng yêu nước. GV: Cho học sinh nghe bài hát “Quê hương”. Qua bài hát đã so sánh quê hương với những hình ảnh nào? Hình ảnh đó, gợi cho em những suy nghĩ gì? Lòng yêu nước xuất phát từ đâu? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Chuyển ý. 1. Lòng yêu nước. a, Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. Cơ sở của lòng yêu nước: Tình cảm yêu người thân, yêu gia đình Yêu thành quả trong lao động Yêu quê hương, yêu những kỉ niệm Hoạt động 2 Mục tiêu :Nắm bắt được cơ sở hình thành lòng yêu nước Phương pháp dạy học : Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Thời gian : 10 phút Cách tiến hành GV: Các em hãy cho biết, bằng cách nào dân tộc ta đã đánh thắng tất cả quân giặc ngoại xâm, kể cả những tên đế quốc hung mạnh nhất của thời đại? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Đưa ra dẫn chứng, chứng minh và kết luận. Nói về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân xét: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một tryền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nỗi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lơn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước” Tinh thần ấy còn được thể hiện trong nhiều bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ của dân tộc ta như trong bài thơ Thần của Lý Thương Kiệt. “Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận ở sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.” b) Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Yêu nước là truyền thống dân tộc cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam. Là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác. Lòng yêu nước được hình thành từ trong quá trình lao động, xây dựng đất nước và quá trình đấu tranh kiên cường đầy gian khổ chống giặc ngoại xâm để giữ gìn và bảo vệ đất nước. Hoạt động 3 Mục tiêu :Tìm hiểu về vị trí của truyền thống yêu nước Phương pháp dạy học Phương pháp trò chơi Thời gian: 15 phút Cách tiến hành GV: Nêu hình thức chơi trò chơi. Tên trò chơi: Ghép ảnh. Thời gian: 5 phút. Chia nhóm: Lớp được chia thành 4 nhóm theo 4 tổ. Thể lệ: Trong thời gian quy định các nhóm ghép bức ảnh mình được nhận với nội dung phù hợp trên bảng. HS: Làm việc nhóm, đưa nội dung, thuyết trình sản phẩm của mình. GV: Nhận xét, giải thích và đưa ra kết luận. GV: Là học sinh các em đã làm gì để thể hiện lòng yêu nước? HS: Suy nghĩ và trả lời GV: Nhận xét và kết luận Biểu hiện của lòng yêu nước: Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc. Lòng tự hào dân tộc chính đáng. Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Cần cù sang tạo trong lao động. Bài tập củng cố Tìm câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu nước Dặn dò - Đọc và học bài - Chuẩn bị bài cho bài 14 tiết 2 - Làm bài tập 1,2 trong sách giáo khoa GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Trần Thị Xuân Quỳnh NGƯỜI SOẠN Vũ Mạnh Cường
File đính kèm:
- Bai_14_Cong_dan_voi_su_nghiep_xay_dung_va_bao_ve_To_quoc.docx