Giáo án GDCD 10 - Tiết 22, Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức (tt) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường
HĐ1: Tìm hiểu nhân phẩm là gì?
- Cho HS thảo luận nhóm
Câu 1: Em hãy nêu phẩm chất của một số người mà em được biết trong cuộc sống. Vd: Người lính, người thầy giáo, người thầy thuốc.
Câu 2: Suy nghĩ của em về các tình huống sau: (Sử dụng bảng phụ)
* Bạn A nhặt được chiếc ví trước cổng trường. Bạn đã nộp lại cho thầy hiệu trưởng.
* Chú Thụy thương binh trong thời kỳ chống Mĩ. Chú luôn chăm chỉ LĐ SX tạo đk tốt cho cuộc sống gia đình. Ngoài ra chú còn quan tâm giúp đỡ người khác.
* Bà T đã nhập hàng giả cố tình lừa dối những người mua hàng. Anh C con bà T kịch liệt phản đối.
Những phẩm chất ấy người ta gọi là nhân phẩm của 1 con người
-Vậy nhân phẩm là gì?
- Ai đánh giá nhân phẩm?
- Biểu hiện của nhân phẩm là gì?
Nhận xét, kết luận.
- Em nghĩ gì về câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
HĐ 2: Danh dự là gì?
- Giảng giải: Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tư tưởng, đạo đức, giá trị làm người mà được XH đánh giá công nhận thì người đó có danh dự
Vd: Danh dự Đoàn viên thanh niên, danh dự nhà giáo . . .
- Nhận xét tình huống SGK Tr.72
Nhận xét và kết luận.
- Cu nĩi “Ta th lm quỷ nước Nam cịn hơn làm vương đất Bắc” là câu nói của ai? Nói lên điều gì?
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ Ngày soạn: 23/01/2016 Tiết: 22 Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 2) MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được thế nào là nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc 2. Kĩ năng: - Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và xã hội. - Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo, hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực 3. Thái độ: - Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. - Tôn trọng nhân phẩm của người khác. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: + SGK GDCD lớp 10; Bảng phụ + Chuẩn bị một số tình huống liên quan đến bài học + Tục ngữ, ca dao nói về nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc. - Phương án tổ chức lớp học: Đặt vấn đề, thảo luận 2. Chuẩn bị của HS: - Học bài: Nghĩa vụ, lương tâm - Giấy khổ lớn, bút dạ. . . - Tục ngữ, ca dao nói về nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Những câu tục ngữ nào sau đây nói về nghĩa vụ, lương tâm? Tục ngữ Nghĩa vụ Lương tâm - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây x - Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ x - Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng x - Xay lúa thì thôi ẵm em x - Đào hố hại người lại chôn mình x - Gắp lửa bỏ tay người. x - Một lời nói dối sám hối bảy ngày x Dự kiến trả lời: Trả lời đúng như dấu x đã làm dấu ở bảng trên - GV: Nhận xét, đánh giá cho điểm 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: (1 phút) Mỗi con người luôn có những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất này làm nên giá trị của cá nhân. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp những phạm trù cơ bản của đạo đức học. - Tiến trình tiết dạy: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 9/ 10/ 10/ |HĐ1: Tìm hiểu nhân phẩm là gì? - Cho HS thảo luận nhóm Câu 1: Em hãy nêu phẩm chất của một số người mà em được biết trong cuộc sống. Vd: Người lính, người thầy giáo, người thầy thuốc. Câu 2: Suy nghĩ của em về các tình huống sau: (Sử dụng bảng phụ) * Bạn A nhặt được chiếc ví trước cổng trường. Bạn đã nộp lại cho thầy hiệu trưởng. * Chú Thụy thương binh trong thời kỳ chống Mĩ. Chú luôn chăm chỉ LĐ SX tạo đk tốt cho cuộc sống gia đình. Ngoài ra chú còn quan tâm giúp đỡ người khác. * Bà T đã nhập hàng giả cố tình lừa dối những người mua hàng. Anh C con bà T kịch liệt phản đối. F Những phẩm chất ấy người ta gọi là nhân phẩm của 1 con người -Vậy nhân phẩm là gì? - Ai đánh giá nhân phẩm? - Biểu hiện của nhân phẩm là gì? Ø Nhận xét, kết luận. - Em nghĩ gì về câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” | HĐ 2: Danh dự là gì? - Giảng giải: Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tư tưởng, đạo đức, giá trị làm người mà được XH đánh giá công nhận thì người đó có danh dự Vd: Danh dự Đoàn viên thanh niên, danh dự nhà giáo . . . - Nhận xét tình huống SGK Tr.72 Ä Nhận xét và kết luận. - Câu nĩi “Ta thà làm quỷ nước Nam cịn hơn làm vương đất Bắc” là câu nĩi của ai? Nĩi lên điều gì? - Phạm trù nhân phẩm và danh dự có quan hệ với nhau không? Ä Nhận xét, kết luận - Khi 1 cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng - Yêu cầu HS lấy ví dụ để chứng minh - Tự trọng là gì? ð Họ biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kìm chế nhu cầu ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của XH, đồng thời biết quý trọng nhân phẩm và danh dự của người khác. Ä Đưa ra câu hỏi: * Em đã tự ái bao giờ chưa? * Tự ái có lợi hay có hại? * So sánh tự trọng với tự ái? Ø Tự ái là do quá nghĩ cho bản thân, đề cao cái tôi nên thường có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho mình bị đánh giá thấp. Người tự ái thường không muốn ai chỉ trích, khuyên bảo mình, phản ứng của họ thiếu sáng suốt và sai lầm. Do đó chúng ta cần khắc phục tính tự ái để sống tốt hơn. |HĐ3. Tìm hiểu hạnh phúc là gì? - Thảo luận cả lớp. 1. Em hiểu thế nào là nhu cầu vật chất , nhu cầu tinh thần? 2. Em hãy nêu một số nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. 3. Khi con người được thỏa mãn nhu cầu thì xuất hiện cảm xúc gì? Cảm xúc đó giúp con người có được gì? 4. Lấy ví dụ về hạnh phúc. ð Tổng kết và cho HS ghi bài. - Mục b) là phần giảm tải nên các em chỉ đọc thêm - HS chia thành 2 dãy: + Câu1: Người lính: Cương trực, thẳng thắn . . . Người thầy giáo: gương mẫu, chuẩn mực . . . Người thầy thuốc: nhân hậu, . . . + Câu2: Bạn A là người tốt Chú Thụy vẫn giữ được những phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ là luôn giúp đỡ người khác, “thương bình tàn những không phế” . . . Bà T có cái tâm không tốt, nhưng con của bà-anh C- vẫn có một tấm lòng lương thiện * Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. * XH đánh giá cao người có nhân phẩm. * Biểu hiện: có lương tâm trong sáng; nhu cầu lành mạnh; thực hiện tốt nghĩa vụ, chuẩn mực đạo đức. - HS ghi bài vào vở - Ý nói: dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch. - HS làm việc cả lớp. - Trần Bình Trọng – đề cao danh dự, lịng tự trọng của bản thân, khơng chịu khuất phục trước kẻ thù - HS làm việc cả lớp. - Chú công an không nhận tiền hối lộ ...... - HS trả lời cá nhân: giữ gìn nhân phẩm, coi trọng danh dự của mình, họ có lòng tự trọng. - Ghi bài vào vở. - HS làm việc cá nhân. - HS cả lớp cùng thảo luận. 1. Nhu cầu VC: phục vụ cuộc sống con người. . . Nhu cầu TT: Giúp cuộc sống con người trở nên đẹp đẽ, phát triển óc sáng tạo. . . 2. VC: Ăn, mặc, ở, phương tiện sinh hoạt . . . TT: Văn học nghệ thuật, học tập, nghiên cứu KH 3. Khi con người được thỏa mãn nhu cầu và lợi ích thì con người có cảm xúc vui sướng, thích thú, khoan khoái và thỏa mãn - Cảm xúc đó gọi là hạnh phúc. 3. Nhân phẩm, danh dự: a) Nhân phẩm: Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người. b) Danh dự: - Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận XH đối với 1 người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. - Khi 1 cá nhân biết tơn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đĩ được coi là cĩ lịng tự trọng * Lòng tự trọng: Tự trọng là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của chính mình, đồng thời biết quý trọng danh dự, nhân phẩm của người khác 4. Hạnh phúc: a) Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần. b) Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội: (đọc thêm) 7/ |HĐ4. Củng cố, luyện tập: Bài tập 1: (SGK tr75) “Đèn nhà ai nhà ấy rạng” là thiếu ý thức nghĩa vụ, thiếu ý thức cộng đồng và lối sống ấy trong những hoàn cảnh cụ thể có thể xảy ra hậu quả xấu. Bài tập 5: (SGK tr75) Quan niệm “cầu được, ước thấy” là không đúng vì có những nhu cầu sai trái. Trên thực tế nhu cầu ước muốn của con người là vô hạn, trong khi khả năng đáp ứng lại có giới hạn và một thực tế là: Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần là do con người sáng tạo ra chứ không thể “cầu” và “ước” được. FKết luận toàn bài: (1 phút) Qua bài học, chúng ta đã hiểu thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc. Từ đó chúng ta cần phải có trách nhiệm thực hiện tốt, biết phấn đấu để hoàn thiện mình, để góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc. Đồng thời cần có thái độ nghiêm túc trong cuộc sống, có cuộc sống lành mạnh, tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh lối sống ích kỉ, thực dụng, phấn đấu vì một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. 4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút) - Bài tập về nhà: + Làm bài tập còn lại trong SGK + Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc, tình yêu. - Chuẩn bị bài mới: + Đọc trước bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” + Giấy khổ lớn, bút dạ. . . + Tục ngữ, ca dao nói về tình yêu IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Tiết 22 (Bài 11).doc