Giáo án GDCD 10 - Tiết 19, Bài 10: Quan niệm về đạo đức - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường
HĐ1. Tìm hiểu quan niệm về đạo đức
- Cho HS nhận xét các vấn đề sau:
a. Những người giữ trẻ hành hạ dã man những đứa trẻ chỉ mới 3, 4 tuổi.
b. Toàn dân và toàn xã hội hiện nay đang học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Hãy nhận xét về 2 vấn đề trên?
- Việc nào nên học tập?
Bác Hồ là người có đạo đức, là người thực hiện các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
- Vậy, đạo đức là gì?
- Khắc sâu kiến thức: Trong lĩnh vực đạo đức, những nhu cầu, lợi ích cá nhân, xã hội đều được thể hiện ra ở các quy tắc, chuẩn mực và dư luận xã hội. Một hành vi đạo đức phải được xã hôị thừa nhận và hình thành một cách tự giác luôn luôn được củng cố bằng “sức mạnh” của các tấm gương của quần chúng.
“Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
- Em hãy lấy một vd về những chuẩn mực đạo đức mà em biết?
Đạo đức là 1 phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là phương thức duy nhất. Pháp luật và phong tục tập quán cũng là những phương thức có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi của con người. Tuy nhiên giữa chúng có những khác biệt cơ bản.
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ Ngày soạn: 02/01/2016 Tiết: 19 Bài dạy: Bài 10 Quan niệm về đạo đức. (tiết 1) MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là đạo đức - Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người 2. Kĩ năng: - Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật. - Kĩ năng sống: So sánh, xác định giá trị, tự nhận thức, thể hiện sự tự tin 3. Thái độ: Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: + SGK, SGV GDCD lớp 10 + Tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học (các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của thanh niên và nhân dân địa phương cũng như cả nước) - Phương án tổ chức lớp học: Nêu vấn đề, thảo luận nhĩm 2. Chuẩn bị của HS: - Nội dung kiến thức HS ơn tập, chuẩn bị trước ở nhà: + Học bài 9 và đọc trước bài 10 + Sưu tầm bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, . . . về tình yêu quê hương, đất nước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Vì mới kiểm tra học kỳ nên khơng kiểm tra bài cũ 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: (2 phút) Sống trong xã hội, dù muốn hay không, con người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với mọi người xung quanh. Các mối quan hệ ấy ta gọi là các quan hệ xã hội của con người. Trong các mối quan hệ phức tạp ấy. Con người luôn luôn phải ứng xử, giao tiếp và thường xuyên điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu lợi ích chung của xã hội. Trong trường hợp ấy con người được xem là có đạo đức. Ngược lại một số cá nhân nào đó chỉ biết lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của người khác và xã hội thì người đó được coi là thiếu đạo đức. Để rõ hơn về đạo đức chúng ta học bài hôm nay. - Tiến trình tiết dạy: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 15/ 14/ 12/ |HĐ1. Tìm hiểu quan niệm về đạo đức - Cho HS nhận xét các vấn đề sau: a. Những người giữ trẻ hành hạ dã man những đứa trẻ chỉ mới 3, 4 tuổi. b. Toàn dân và toàn xã hội hiện nay đang học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Hãy nhận xét về 2 vấn đề trên? - Việc nào nên học tập? Ä Bác Hồ là người có đạo đức, là người thực hiện các chuẩn mực đạo đức của xã hội. - Vậy, đạo đức là gì? - Khắc sâu kiến thức: Trong lĩnh vực đạo đức, những nhu cầu, lợi ích cá nhân, xã hội đều được thể hiện ra ở các quy tắc, chuẩn mực và dư luận xã hội. Một hành vi đạo đức phải được xã hôị thừa nhận và hình thành một cách tự giác luôn luôn được củng cố bằng “sức mạnh” của các tấm gương của quần chúng. “Trăm năm bia đá thì mòn Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” - Em hãy lấy một vd về những chuẩn mực đạo đức mà em biết? ð Đạo đức là 1 phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là phương thức duy nhất. Pháp luật và phong tục tập quán cũng là những phương thức có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi của con người. Tuy nhiên giữa chúng có những khác biệt cơ bản. |HĐ 2: - Đưa tình huống: Anh A đi xe máy trên đường hoàn toàn đúng luật giao thông. Anh B đi phía sau vô tình va phải. Anh A quay lại nhìn thấy anh B bị ngã xuống đường và bị sây sát vài chỗ. Anh A biết rằng mình không phạm luật giao thông nên lẳng lặng cho xe tiếp tục đi, không giúp anh B đứng dậy và sơ cứu các vết thương. Em nhận xét gì về cách ứng xử của anh A. - Yêu cầu HS thảo luận. ð Kết luận - Cho HS làm bài tập củng cố kiến thức Những câu tục ngữ nào sau đây nói về đạo đức, PL? a. Trọng nghĩa khinh tài b. Bền người hơn bền của c. Cầm cân nẩy mực d. Thương người như thể thương thân đ. Đất có lề, quê có thói e. Phép vua thua lệ làng ð Nhận xét cho HS điểm có ý kiến tốt (Chú ý phần giảm tải: “Tuân theo . . . mĩ tục cần duy trì và phát huy”) |HĐ3. Củng cố, luyện tập: * Ghi bài tập lên bảng phụ, sau đó gọi 2 HS lên bảng trả lời: Bài 2 trang 66. - Hướng dẫn: * Ngày xưa người chặt củi, đốt than trên rừng là người lương thiện. Vì: Cây trên rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác giản đơn, số lượng không đáng kể đủ sống hàng ngày. * Ngày nay việc làm đó được coi là tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường là thiếu ý thức. Vì: Rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người về giá trị kinh tế và điều hoà môi trường, con người khai thác bừa bãi, không hợp lý, huỷ hoại rừng gây hậu quả không tốt cho con người và xã hội, họ là người vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật. Ä Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu thế nào là đạo đức, giữa đạo đức và pháp luật cĩ sự khác nhau và giống nhau như thế nào. Phần giữa đạo đức với phong tục tập quán là phần giảm tải nên chúng ta khơng học, hơm sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp phần cịn lại của bài 10 - Việc làm của những kẻ hành hạ trẻ nhỏ là vô đạo đức. . . Còn Bác Hồ là tấm gương đáng để ta noi theo . . . - HS trả lời cá nhân - HS ghi bài vào vở - Trọng nhân nghĩa, trọng lễ độ, trọng chữ tín, tôn sư trọng đạo. - Chia thành các nhóm thảo luận + Anh A không vi phạm PL, nhưng hành vi đó đáng bị phê phán về đạo đức - HS làm việc cá nhân - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 1. Quan niệm về đạo đức: a) Đạo đức là gì? Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực XH mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. b) Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người: - Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người mang tính tự nguyện, tự giác. - Pháp luật cũng là phương thức có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi của con người. Sự điều chỉnh hành vi của PL là điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. 4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút) - Bài tập về nhà: Bài tập 3, 4 SGK Tr 66, 67; Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đạo đức, pháp luật. - Chuẩn bị bài mới: Đọc mục 2. Vai trị của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Tiết 19(Bài 10).doc