Giáo án dự giờ môn Tiếng việt 5 - Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê-Đê

1. Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? (Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.)

-HS trả lời – HS nhận xét- HS nhắc lại.

*GV chuyển ý: Những việc gì người Ê-đê cho là có tội các em đọc thầm đoạn 3 để trả lời câu hỏi: (Thảo luận nhóm đôi)

2. Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.

(Những việc mà người Ê-đê xem là có tội gồm:

 * Tội không hỏi mẹ cha.

 * Tội ăn cắp

 * Tội giúp kẻ có tội

 * Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.

*GV: Khi 1 người đã phạm những tội các em vừa nêu thì đồng bào Ê-đê xử phạt ra sao? Các em cùng đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi

3. Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng. (Thảo luận nhóm 4- gạch vào SGK)

(Những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng là:

* Các mức xử phạt rất công bằng:

+ Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song).

+ Chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co).

+ Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử phạt như vậy.

* Tang chứng phải chắc chắn (Phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội; phải lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao, của kẻ phạm tội. Phải đánh dấu nơi xảy ra sự việc) - mới được kết tội.

* Phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.

*GV: Các em vừa tìm hiểu và biết các tội mắc phải của người Ê-đê, hình thức xử phạt cảu học, còn hiện nay nước ta có những luật nào các em trả lời câu hỏi:

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự giờ môn Tiếng việt 5 - Tập đọc: Luật tục xưa của người Ê-Đê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ GIỜ
TẬP ĐỌC: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I.ỔN ĐỊNH:
II.BÀI CŨ:
CÂU 1: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
Đáp án: Đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say.
	+HS nhận xét. GV nhận xét.
CÂU 2: Bài thơ nói lên điều gì?
Đáp án: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh: sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu.
	+HS nhận xét. GV nhận xét.
+GV nhận xét chung.
III.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
Cho HS xem tranh minh họa và gọi các em mô tả những gì em thấy trong tranh.
(Tranh vẽ cảnh luận tội một người ở cộng đồng người Ê-đê. Kẻ có tội quỳ bên đống lửa được xét xử công minh trước mọi người. Bài tập đọc “luật tục xưa của người Ê-đê” giới thiệu với các em một số luật lệ của người Ê-đê.)
-GV ghi tựa: “Luật tục xưa của người Ê-đê” – HS nhắc lại tựa bài.
2.Bài mới:
	a.Hoạt động 1: Luyện đọc.
*GV chuyển ý: Luật tục xưa của người Ê-đê như thế nào? Cô mời 1em đọc toàn bài.
-1 HS giỏi đọc toàn bài.
- GV nêu nội dung: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sông yên lành của buôn làng. Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.
*GV: Bài Luật tục xưa của người Ê-đê chia mấy đoạn? Cô mời 1 em chia đoạn bài văn trên.
-HS chia đoạn.
- GV nhắc lại *3 đoạn:
	+Đoạn 1: Về cách xử phạt: “Chuyện nhỏ thì xử nhẹphải chịu chết”
+Đoạn 2: Về tang chứng: “Phải nhìn tận mặt mới chắc chắn.”
+Đoạn 3: Về các tội: “Tội không hỏi mẹ cha diều tha quạ mổ”
-1 HS đọc hết phần chú giải.
-HS đọc nối tiếp 3 đoạn (2 lần)
	*Lần 1: 3 em đọc 3 đoạn (theo hàng dọc) sau mỗi đoạn giáo viên ghi liền lên bảng từ sai (HS đọc lại từ mà mình vừa đọc sai) 
*GV giải thích: ở tựa bài có từ luật tục. Luật tục là gì? (GV mời 1 em đọc phần chú giải: (những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc,). GV giảng thêm:mỗi đất nước, quốc gia, bộ tộc, buôn làng đều có những bộ luật, luật tục nhằm bảo vệ cuộc sống cho dân tộc. luật tục cũng giống như nội quy của 1 HS khi đến trường, lớp để học sinh được tốt) ; Ê-đê (tên một dân tộc thiểu số sống ở vùng tây Nguyên – GV cho HS xem hình người Ê-đê, lễ cúng thần lúa, thần nước, nhà dài, nhà rông)
	*Lần 2: 3 em đọc 3 đoạn (theo hàng ngang) sau mỗi đoạn giáo viên ghi lên bảng từ khó giáo viên giải thích.
	+Ở đoạn 1 có những từ: ; song, co (các đơn vị tiền cổ của người Ê-đê, 2 song = 1 co, ví dụ như 2 tờ 500 đồng = 1 tờ 1 nghìn)
	+Ở đoạn 2 có những từ: Tang chứng (sự vật, sự việc chứng tỏ hành động phạm tội) ; nhân chứng (người làm chứng)
	-Cho HS xem tranh: gùi, khăn
	+Ở đoạn 3 có những từ: Trả lại đủ giá (trả lại đủ số lượng và giá trị)
-HS đọc cặp
-1HS đọc toàn bộ bài.
*Bài tập đọc này các em cần đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn, nhằm thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục. Các em chú ý nghe cô đọc toàn bộ bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.(1 lần)
b.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
*GV gợi ý: 
1. Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? (Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.)
-HS trả lời – HS nhận xét- HS nhắc lại.
*GV chuyển ý: Những việc gì người Ê-đê cho là có tội các em đọc thầm đoạn 3 để trả lời câu hỏi: (Thảo luận nhóm đôi)
2. Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội. 
(Những việc mà người Ê-đê xem là có tội gồm:
	* Tội không hỏi mẹ cha.
	* Tội ăn cắp
	* Tội giúp kẻ có tội
	* Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
*GV: Khi 1 người đã phạm những tội các em vừa nêu thì đồng bào Ê-đê xử phạt ra sao? Các em cùng đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi
3. Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng. (Thảo luận nhóm 4- gạch vào SGK)
(Những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng là:
* Các mức xử phạt rất công bằng: 
+ Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song).
+ Chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co).
+ Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử phạt như vậy.
* Tang chứng phải chắc chắn (Phải nhìn tận mặt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội; phải lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao, của kẻ phạm tội. Phải đánh dấu nơi xảy ra sự việc) - mới được kết tội. 
* Phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
*GV: Các em vừa tìm hiểu và biết các tội mắc phải của người Ê-đê, hình thức xử phạt cảu học, còn hiện nay nước ta có những luật nào các em trả lời câu hỏi:
4. Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
- Tên một số luật của nước ta hiện nay như:
* Luật Giáo dục.
* Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học.
* Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
* Luật Bảo vệ môi trường.
* Luật Giao thông Đường bộ.
* Luật Nghĩa vụ Quân sự.
* Luật Đất đai.
* .
-Gọi 3 HS thi đọc diễn cảm lại 3 đoạn của bài (có bình chọn)
c.Hoạt động 3: Đọc diễn cảm:
*GV đưa đoạn văn đọc diễn cảm:
*GV nhắc nhở: Đọc nhấn mạnh, rõ ràng, dứt khoát cá từ in đậm để nêu được các tội đã mắc phải.
-GV đọc mẫu 1 lần đoạn sau.
-Tội không hỏi mẹ cha
Có cây đa phải hỏi cây đa, có cây sung phải hỏi cây sung, có mẹ cha phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi mà không hỏi cha, đi suối lấy nước mà chẳng nói với mẹ ; bán cái này, mua cái nọ mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.
-Tội ăn cắp.
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá ; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.
-Tội giúp kẻ có tội.
Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội
-HS luyện đọc cặp (đoạn đã được đọc)
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp (2 em). HS bình chọn ai đọc hay nhất.
IV.CỦNG CỐ:
-HS nêu lại nội dung chính của bài tập đọc: Bài luật tục xưa của người Ê-đê. Người ê-đê dưa ra những luật tục như thế nào? “Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê”
-Giáo dục tư tưởng- Liên hệ thực tế: Qua bài học hôm nay dân tộc Ê-đê có những luật tục của người Ê-đê, đối với dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều luật. Mọi người phải chấp hành, cũng như các em để đảm bảo ATGT từ nhà đến trường các em phải chấp hành luật nào (1 HS trả lời: Luật giao thông đường bộ), các em phải chấp hành thật tốt. Ngoài ra khi đến trường lớp các em phải chấp hành nội quy của trường của lớp để các em mới là HS ngoan, trò giỏi)
V.NHẬN XÉT – DẶN DÒ:
Về nhà luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
Trả lời được các câu hỏi trong bài.
Chuẩn bị trước bài Hộp thư mật trang 62.

File đính kèm:

  • docDỰ GIỜ MÔN TẬP ĐỌC 28.1.2013.doc