Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 41, Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Loan Huyền

*Hoạt động 2( cặp): Hướng dẫn HS tìm hiểu về công nghiệp

GV: CN của vùng chỉ mới bắt đầu phát triển, tỷ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp, gồm các ngành: CBLTTP, VLXD, cơ khí nông nghiệp, một số ngành công nghiệp khác

Y/c HS Qua bảng 36.2 tr131 SGK cho biết:

H: Trong các ngành trên ngành nào chiếm tỉ trọng lớn hơn? Giải thích vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả?

GV nói thêm: Thời gian qua, nông sản xuất khẩu của nước ta thường chỉ qua sơ chế, nên bị thua thiệt về giá cả. Nếu công nghiệp chế biến phát triển thì nông sản qua sơ chế sẽ được bảo quản, lưu kho dài hơn, khả năng xuất khẩu lớn hơn và giá cả cạnh tranh hơn.

H: Quan sát H36.2, xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

H: Nơi nào có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp?

- GV chốt ý

H *GDSDNLTK&HQ: Nhận xét chung về sự phát triển CN. Tập trung chủ yếu ở đâu. Vì sao.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 41, Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Loan Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tuần : 24
2. Tiết : 41
3. Tiến trình
BÀI 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG(tt)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung viết bảng
*Hoạt động 1( cả lớp): Hướng dẫn HS tìm hiểu về nông nghiệp
 GV treo Lược đồ kinh tế vùng ĐB sông Cửu Long 
HS: Quan sát kết hợp kênh chữ SGK
Dựa vào bảng 36.1SGK 
H: Tính tỉ lệ% diện tích và sản lượng lúa của ĐB sông Cửu Long so với cả nước.
 3 834,8 x 100
7504,3
Tỉ lệ DT = ----------------- 
 17,7 x 100 
Tỉ lệ % SL = ----------------
 34,4
H: Nhận xét diện tích và sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.
H: Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long? 
- GV chốt ý
Dựa vào H35.1, hãy nêu tên các tỉnh trồng lúa chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích sự phân bố đó.
GV: NS đạt 1066,3kg/người => gấp 2,3 lần trung bình cả nước. Nhờ đó vùng có lợi thế là trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta chiếm 80% sản lượng xuất khẩu cả nước
H: Ngoài thế mạnh phát triển cây lúa nước vùng còn phát triển loại cây nông nghiệp nào?
H: Kể tên một số loài cây ăn quả. Vì sao vùng phát triển những loại cây này?
- GV chốt ý
H: Ngành chăn nuôi phát triển như thế nào?
H: Vịt được nuôi các tỉnh nào? Vì sao?
- GV chốt ý
GV: Nghề thủy sản phát triển chủ yếu những tỉnh KG, Cà Mau, AG
*H GD BVMT: Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? 
- GV chốt ý
H*GD BVMT: Rừng của vùng ĐB sông Cửu Long có tầm quan trọng như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường?
*Hoạt động 2( cặp): Hướng dẫn HS tìm hiểu về công nghiệp
GV: CN của vùng chỉ mới bắt đầu phát triển, tỷ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp, gồm các ngành: CBLTTP, VLXD, cơ khí nông nghiệp, một số ngành công nghiệp khác
Y/c HS Qua bảng 36.2 tr131 SGK cho biết:
H: Trong các ngành trên ngành nào chiếm tỉ trọng lớn hơn? Giải thích vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả?
GV nói thêm: Thời gian qua, nông sản xuất khẩu của nước ta thường chỉ qua sơ chế, nên bị thua thiệt về giá cả. Nếu công nghiệp chế biến phát triển thì nông sản qua sơ chế sẽ được bảo quản, lưu kho dài hơn, khả năng xuất khẩu lớn hơn và giá cả cạnh tranh hơn.
H: Quan sát H36.2, xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
H: Nơi nào có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp?
- GV chốt ý
H *GDSDNLTK&HQ: Nhận xét chung về sự phát triển CN. Tập trung chủ yếu ở đâu. Vì sao.
*Hoạt động 3( cả lớp): Hướng dẫn HS tìm hiểu về dịch vụ
DV của vùng mới bắt đầu phát triển
H: Vùng ĐB sông Cửu Long có những ngành dịch vụ nào ?
- GV chốt ý
GV: Về ngoại thương vùng chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, tôm, cá đông lạnh, hoa quả. Cá ba sa xuất khẩu sang Mỹ.
H: Vận tải thuỷ có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.
H: Trình bày nét độc đáo của du lịch sinh thái ở vùng ĐBSCL
H: Dựa vào H36.2 kể tên một số địa danh du lịch
*Hoạt động 3( cá nhân): Hướng dẫn HS tìm hiểu về các trung tâm kinh tế
H: Xác định trên BĐ các trung tâm KT của vùng
H: Vì sao Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
- Diện tích: 51,1%.
- Sản lượng: 51,4%.
- Lớn
- Là vùng trọng điểm SX lúa gạo lớn nhất nước ta
- Cơ cấu ngành N2 cây lương thực chiếm ưu thế 
- Chúng ta giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu
- Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp,...
- Cây ăn quả
- Xoài, dừa, cam, bưởi => hoa, quả nhiệt đới => khí hậu nhiệt đới
- Vịt đàn.
- Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. Vùng nước => chăn thả
Vì: 
+ Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sông nước, khí hậu ấm áp, nhiều nguồn thức ăn cho cá, tôm và thủy sản khác.
+ Vùng biển rộng và ấm áp 
quanh năm.
+ Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn giống tôm tự nhiên và thức ăn cho tôm trên các vùng đất ngập mặn.
+ Lũ hàng năm đem lại nguồn thủy sản và phù sa lớn.
- Cung cấp lâm sản, khai thác và bảo tồn các loài động thực vật, cung cấp than bùn thức ăn cho tôm cá
- Bảo vệ môi trường sinh thái và mở rộng diện tích
- Chế biến lương thực, thực phẩm. Vì nguồn nguyên liệu phong phú, thị trường khu vực và thế giới ưa chuộng.
- Cần Thơ, LX, Mỹ Tho, Tân An, Cao Lãnh, VL 
- Cần Thơ 
- Quy mô nhỏ
- Cần Thơ vì gần Tp Hồ Chí Minh (cách 200km), Cầu Mỹ Thuận và cầu sông Hậu đang triển khai xây dựng nối liền các tỉnh miền Tây với TP Hồ Chí Minh.
- Xuất, nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch
- Là phương tiện đi lại chuyên chở, là công cụ SX .- Tham quan miệt vườn.
- Du lịch sông nước.
- Du lịch tham quan các vườn chim.
- Tham quan các danh lam thăng cảnh.
- U Minh Thượng (Kiên Giang), Tràm Chim (Đồng Tháp).
- Xác định các TP Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên.
- Vì: 
+ Vị trí địa lý không xa cách TP. Hồ Chí Minh 
(200km về phía Tây Nam)
+ Trường đại học Cần Thơ.
+ Cảng Cần Thơ.
+ Khu công nghiệp Trà Nóc.
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
1. Nông nghiệp
- Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. 
=> Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực cũng như xuất khẩu lương thực, thực phẩm của cả nước.
- Lúa trồng nhiều ở Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp,... Bình quân lương thực theo đầu người cao gấp 2,3 lần trung bình cả nước.
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta.
- Nghề nuôi vịt phát triển mạnh ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cả nước. 
- Nghề trồng rừng (ngập mặn) có vị trí rất quan trọng.
2. Công nghiệp
- Bắt đầu phát triển
- Tỷ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp
- Đứng đầu là các ngành: chế biến lương thực - thực phẩm, VLXD, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác
- Thành phố Cần Thơ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. 
3. Dịch vụ
- Bắt đầu phát triển
- Các ngành chủ yếu: xuất, nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch sinh thái
V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ
Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau 
4. Củng cố, luyện tập
- ĐB sông Cửu Long có những thế mạnh nào để phát triển kinh tế xã hội?
- Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở ĐBSCL. 
5. Dặn dò
- Học bài 
- Chuẩn bị bài 36, 37 : vùng Đồng bằng sông Cửu Long(tt) với các nội dung sau:
+ Trình bày đặc điểm phát triển các ngành kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long ?
+ Kể tên các trung tâm kinh tế của vùng. Vì sao Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long ?
+ Trả lời câu hỏi bài tập 2 /134

File đính kèm:

  • docxBai 36 Vung Dong bang song Cuu Long tiep theo_12820869.docx