Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 40, Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Loan Huyền

H4 *GDKNS( tư duy): Với vị trí đía lí như trên có ý nghĩa gì trong sự phát triển kinh tế ?

GV: Thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền, kinh tế biển. Mở rộng quan hệ, hợp tác kinh tế, văn hóa với các vùng và các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.

* Hướng dẫn HS tìm hiểu ĐKTN và TNTN

Dựa vào kênh chữ sgk cho biết:

H: Đặc điểm ĐKTN và TNTN của ĐBSCL

- GV chốt ý

GV: tổ chức thảo luận cặp theo nội dung sau:

H: Dựa vào H35.1, kể tên các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long, cho biết nơi phân bố?

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 40, Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Loan Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tuần : 23
2. Tiết : 40
3. Tiến trình
BÀI 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung viết bảng
 Hướng dẫn HS tìm hiểu VTĐL và GHLT
GV treo Lược đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long 
HS: Quan sát kết hợp H 35.1 tr126 SGK trả lời các câu hỏi sau:
H1: Xác định giới hạn lãnh thổ trên lược đồ: Phần đất liền và các đảo thuộc biển Đông và vịnh Thái Lan.
H2: Xác định vùng kinh tế tiếp giáp, nước tiếp giáp, biển tiếp giáp.
- GV chốt ý
H3: Chỉ và đọc tên các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long ? DT của vùng là bao nhiêu?
H4 *GDKNS( tư duy): Với vị trí đía lí như trên có ý nghĩa gì trong sự phát triển kinh tế ?
GV: Thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền, kinh tế biển. Mở rộng quan hệ, hợp tác kinh tế, văn hóa với các vùng và các nước trong tiểu vùng sông Mê Công. 
* Hướng dẫn HS tìm hiểu ĐKTN và TNTN
Dựa vào kênh chữ sgk cho biết: 
H: Đặc điểm ĐKTN và TNTN của ĐBSCL
- GV chốt ý 
GV: tổ chức thảo luận cặp theo nội dung sau:
H: Dựa vào H35.1, kể tên các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long, cho biết nơi phân bố?
H: Các loại đất trên, thích hợp với phát triển kinh tế gì. 
- Dựa vào kênh chữ sgk và hình 35.2 cho biết ĐKTN có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế của vùng?
GDKNS( giao tiếp)
+ Thuận lợi
+ Khó khăn
GV nhận xét, chốt ý sau khi mỗi nhóm trình bày xong
GV: Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Nước biển xâm nhập sâu gây nhiễm mặn ở nhiều địa phương.
+ Vào mùa khô rừng đặc dụng, nhất là rừng Tràm trên biển đảo Cà Mau (U Minh Thuợng và U Minh Hạ) đứng trước nguy cơ cháy rừng trên diện rộng
- Mùa lũ: phù hợp với mùa mưa của vùng sông Mê Công => thừa nước sông nhưng thiếu nước sạch. Đời sống dân cư vùng ngập lũ, khó khăn, cơ sở hạ tầng bị nước lũ phá hoại
H: Trước những khó khăn trên, cần có biện pháp gì khắc phục?
H: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn.
Hướng dẫn HS tìm hiểu Đặc điểm dân cư, xã hội
- Y/c HS dựa vào kênh chữ sgk cho biết:
H: Số dân. Nhận xét. So sánh với đồng bằng sông Hồng.
Dựa vào B35.1, so sánh các chỉ tiêu ở đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước, sắp xếp theo hai nhóm chỉ tiêu:
- Nhóm khá hơn
- Nhóm kém hơn
H: Rút ra nhận xét tổng quát thành phần dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long.
- GV chốt ý về đặc điểm của dân cư
H: Với những đặc điểm trên, dân cư của vùng có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển KT- XH?
H: Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị?
GVMR: 
+ Đồng bằng sông Cửu Long mới được khai phá cách đây khoảng hơn ba trăm năm, vùng đã trở thành vùng chuyên canh lương thực thực phẩm hàng đầu của cả nước, nguồn tài nguyên chưa được khác còn khá phong phú.
+ Người dân Đồng bằng sông Cửu Long với mặt bằng dân trí chưa cao, trong phát triển kinh tế -xã hội thiếu lao động lành nghề và lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
+ Tỉ lệ dân thành thị của vùng còn thấp, chỉ chiếm 17,1% dân số toàn vùng, trong đó của cả nước là 23,6%. Việc phát triển đô thị, được gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp hoá.
- Quan sát
- Xác định trên lược đồ (H35.1)
- Phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông nam giáp Biển Đông.
- Gồm 13 tỉnh và thành phố.
Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau
- DT: 39 734 km2
- Địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
 - Đất phù sa (1): Hai bên sông Tiền và sông Hậu
- Đất phèn (2): Đồng Tháp Mười, Long An, Hà Tiên, Cần Thơ
-Đất mặn (3): Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
- Đất khác
(1): trồng cây lúa nước.
(2): sau khi cải tạo, trồng cây lúa nước, hoa quả và nuôi trồng thủy sản.
(3): nuôi trồng thủy sản và phát triển rừng ngập mặn.
làm theo y/c của GV. 
- Đầu tư dự án thoát lũ, cải tạo đất phèn, đất mặn, cung cấp nước ngọt cho mùa khô. Chủ động sống chung với lũ
-Vì chiếm diện tích lớn 2,5 triệu ha.
=> sử dụng cho sản xuất nông nghiệp với điều kiện đời sống cải tạo bằng cách thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ ao, kênh rạch vừa thoát nước vào mùa lũ, vừa giữ nước vào mùa cạn, dùng phân lân để cải tạo đất, chọn cây trồng thích hợp với đất phèn, đất mặn
- Dân số 16,7 triệu người (năm 2002). Thấp hơn đồng bằng sông Hồng.
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân, tuổi thọ trung bình:khá hơn cả nước
- Tỷ lệ người biết chữ và tỷ lệ dân thành thị.
- Người Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa.
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
- Khó khăn: Mặt bằng dân trí chưa cao
- Vì tỷ lệ người biết chữ và tỷ lệ dân thành thị thấp hơn so với trung bình của cả nước. Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng trong công cuộc đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam bộ trở thành vùng động lực kinh tế.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ
- Phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ
- Phía bắc giáp Cam-pu-chia, 
- Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan,
- Phía đông nam giáp Biển Đông.
- Ý nghĩa: Thuận lợi của vị trí địa lí: tạo điều kiện cho giao lưu trên đất liền và trên biển với các vùng trong nước và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
- Đặc điểm: địa hình thấp rộng và bằng phẳng, có nhiều loại đất, khí hậu cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Thuận lợi: Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp:
+ Đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, có khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
+ Ven biển ấm, ngư trường rộng lớn, nguồn hải sản phong phú.
+ Rừng ngập mặn trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
+ Khoáng sản: than bùn ở Cà Mau, vật liệu xây dựng ở Kiên Giang, An Giang.
- Khó khăn: lũ lụt, diện tích đất phèn, đất mặn lớn, thiếu nước ngọt trong mùa khô
III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI 
- Đặc điểm:
+ Đây là khu vực đông dân.
( 17,3 triệu người năm 2011)
+ Thành phần dân tộc có người Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: Mặt bằng dân trí chưa cao.
4. Củng cố, luyện tập
- ĐB sông Cửu Long có những thế mạnh nào để phát triển kinh tế xã hội?
- Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở ĐBSCL. 
5. Dặn dò
- Học bài 
- Chuẩn bị bài 36, 37 : vùng Đồng bằng sông Cửu Long(tt) với các nội dung sau:
+ Trình bày đặc điểm phát triển các ngành kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long ?
+ Kể tên các trung tâm kinh tế của vùng. Vì sao Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long ?
+ Trả lời câu hỏi bài tập 2 /134

File đính kèm:

  • docxBai 35 Vung Dong bang song Cuu Long_12820876.docx