Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 32, Bài 28: Vùng Tây Nguyên - Năm học 2019-2020

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Xác định được được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nổi bật của vùng. - Phân tích, đánh giá được những khó khăn, hạn chế về mặt tự nhiên của vùng. - Vận dụng kiến thức địa lý để đánh giá và chỉ rõ những thế mạnh về tự nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Đặc điểm dân cư, xã hội - Phân tích được các đặc điểm dân cư xã hội của vùng.

- Đánh giá thế mạnh, tiềm năng vùng Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 32, Bài 28: Vùng Tây Nguyên - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 28: VÙNG TÂY NGUYÊN
Tuần: 16 Ngày dạy: 29 – 11 – 2019 
Tiết: 32 Ngày soạn: 27 – 11 – 2019 .
I MỤC TIÊU	
1 Kiến thức:
Hiểu Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta.
Thấy được vùng có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển kinh tế xã hội.
Hiểu rõ Tây Nguyên là vùng sản xuất nông sản hàng hóa xuât khẩu lớn nhất nước ta.
2 Kĩ năng
Rèn kĩ năng phân tích bản đồ, bảng thông kê.
Có kĩ năng phân tích bảng số liệu kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét, giải thích đặc điểm tự nhiên.
 3. Thái độ: GDMT : Biết chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì vậy việc bảo vệ môi trường tự nhiên, khai thác hợp lí tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng là một nhiệm vụ quan trọng của vùng ( mục II, bộ phận).
- Trân trọng các giá trị của tự nhiên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: 
 + Năng lực tư duy theo lãnh thổ.
 + Năng lực sử dụng lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ, số liệu thống kê để phân tích các đặc điểm của vùng.
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Bản đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên
2 Học sinh: 
Tìm hiểu vị trí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội của vùng Tây Nguyên. 
Sưu tầm những phong cảnh đẹp của vùng (Hồ Xuân Hương).
 III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐƯỢC NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
- Xác định được các đặc điểm về vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Xác định được được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nổi bật của vùng.
- Phân tích, đánh giá được những khó khăn, hạn chế về mặt tự nhiên của vùng.
- Vận dụng kiến thức địa lý để đánh giá và chỉ rõ những thế mạnh về tự nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 
Đặc điểm dân cư, xã hội
- Phân tích được các đặc điểm dân cư xã hội của vùng.
- Đánh giá thế mạnh, tiềm năng vùng
Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Bài cũ: Giáo viên kiểm tra việc hoàn thiện bài tập thực hành của học sinh.
2 Bài mới:
* Vào bài: Khám phá 
Tự nhiên Tây Nguyên có gì đặc biệt so các vùng khác mà em biết ? ( là vùng duy nhất không giáp biển )
Kết nối
- Đối với mỗi chúng ta , Tây Nguyên là một mảnh đất của những chàng Đam San , Xinh Nhã , của anh hùng Núp gan dạ và kiên cường , của nắng , của gió ngàn xanh như huyền thoại . Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn điều đó 
* Tiến trình bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1:Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ (Cá nhân)( 7 phút )
Bước 1: Nêu nhiệm vụ
+ GV phát phiếu học tập
+ HS có 3 phút để hoàn thành thông tin trong phiếu
+ 2 HS cùng làm 1 phiếu
+ Sử dụng tập bản đồ/Atlat để tham khảo
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Tiêu chí
Thông tin vùng Tây Nguyên
Diện tích vùng
Tiếp giáp các vùng
Gồm các tỉnh thành
Ý nghĩa của vị trí
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 1 cặp lên bảng trình bày với bản đồ và hoàn thành thông tin trên bảng.
Bước 4: GV cùng các nhóm phân tích quá trình làm việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. GV nên dựa vào kết quả phiếu học tập của HS để chữa và chốt kiến thức trực tiếp. 
Hoạt động 2:Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ( cặp )( 15 phút )
Gv: Dựa vào H 28.1: Từ Bắc vào Nam Tây Nguyên có các cao nguyên nào?
Hs: Xác định.
? Quan sát H 28.1, hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Camphuchia?
Hs: Lên bảng xác định.
? Qua đó cho biết đặc điểm địa hình của Tây Nguyên?
Hs: 6 cao nguyên do phun trào mắcma tân kiến tạo, các cao nguyên có độ cao khác nhau. Trung bình 500m – 1500m do cường đọ phun, nội lực nâng không đều giữa các thời kì .
? Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này?
Hs: Bảo vệ rừng đầu nguồn là bảo vệ nguồn năng lượng, nguồn nước cho chính Tây Nguyên, cho các vùng lân cận để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và nước sinh hoạt cho dân cư. Bảo vệ rừng là bảo vệ mội trường sinh thái cho vùng lãnh thổ rộng lớn phía nam đất nước )
? Khí hậu của vùng có đặc điểm gì?
Hs: Trả lời
? Tây Nguyên có những tài nguyên thiên nhiên gì để phát triển kinh tế?
Hs: Trả lời.
THẢO LUẬN NHÓM
Thời gian: 4 phút
Nội dung: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của các tài nguyên thiên nhiên của vùng:
Nhóm 1 và 3: Đất, rừng, du lịch.
Nhóm 2 và 4: Khí hậu, nước, khoáng sản.
Hs: Thảo luận và trình bày.
Gv: Kết luận
? Nêu một số biện pháp khắc phục khó khăn của vùng?
Hs: trình bày. 
Bảo vệ rừng đầu nguồn.
Khai thác tài nguyên hợp lí
Thủy điện, thủy lợi
Áp dụng khoa học kĩ thuật......
? Qua phần thảo luận cho biết Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế gì?
Hs: Trồng cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, thủy điện, du lịch 
? Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch sinh thái?
Hs: Trả lời.
? Quan sát H 28.2 và tài liệu đã sưu tầm hãy giới thiệu về hồ Xuân Hương ở Đà Lạt?
Hs: Dựa vào vốn hiểu biết trả lời.
Gv giới thiệu thêm về 1 số cảnh đẹp ở Tây Nguyên.
GDMT: Chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì vậy việc bảo vệ môi trường tự nhiên, khai thác hợp lí tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng là một nhiệm vụ quan trọng của vùng
- Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư - xã hội (cá nhân ) 
( 10 phút )
? dân số? Địa bàn cư trú của các dân tộc, mật độ dân số của vùng? Dân cư tập trung chủ yếu ở đâu?
Hs: Trả lời
Gvmr: Kết quả điều tra 1.4.2019:
Tổng số dân: 5,8 triệu người – 6,1% dân số cả nước. Dân tộc ít người chiếm 37,7 % cả nước.
? Căn cứ vào Bảng 28.2 hãy nhận xét tình hình dân cư xã hội ở Tây Nguyên? So sánh với các chỉ tiêu của cả nước?
Gv: Những đặc điểm dân cư, xã hội trên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng?
Hs: Trả lời
? Nêu một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống của người dân?
Hs: + Ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, bảo vệ đất, rừng, động vật hoang dã đề bảo vệ tài nguyên lâu dài.
 + Đầu tư phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinhtế, cải thiện đời sống dân cư, đặc biệt là đồng bào thiểu số, ổn định chính trị, xã hội.
I Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Là vùng duy nhất không giáp biển.
 Vị trí tiếp giáp: Phía Bắc, Đông và Nam giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Phía Tây Nam giáp Đông Nam Bộ.
Phía Tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
à Ý nghĩa: Gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối liên hệ với Duyên hải Nam Trung Bộ, mở rộng quan hệ với Lào và Camphu chia.
II Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Đặc điểm:
+ Có địa hình cao nguyên xếp tầng:
Cao nguyên KonTum, Plâyku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. 
+ Có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận: s. Xê-xan, sông Ba, sông Đồng Nai...
+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên.
1 Thuận lợi: Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú: 
- Đất badan màu mỡ, nhiều nhất nước.
- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn.
- Du lịch sinh thái có tiềm năng phát triển.
- Rừng tự nhiên còn khá nhiều.
- Khoáng sản bô xit có trữ lượng lớn.
2 Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước hay xảy ra cháy rừng.
- Chặt phá rừng gây xói mòn, thoái hóa đất.
- Nạn săn bắt bừa bãi
III Đặc điểm dân cư xã hội
1. Đặc điểm
Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người như Gia-rai, Ê-đê, Ba na, Cơ ho,
 Là vùng thưa dân nhất nước ta . 
Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ven đường giao thông và các nông, lâm trường.
2. Thuận lợi: nền văn hoá giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.
3. Khó khăn: thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.
3 Củng cố.
Trò chơi: Nhanh như chớp.
1/Kiểu địa hình chủ yếu của Tây Nguyên là gì? Cao nguyên
2/Loại đất chính của vùng là gì? >>> feralit (badan)
3/Kiểu khí hậu đặc trưng của vùng? >>> Cận xích đạo
4/Tên 1 con sông tiêu biểu của vùng >>> Xrê - Pok; Xê Xan
5/Giá trị nổi bật của sông ngòi? >>> Thủy điện
6/Loại tài nguyên nào của vùng lớn nhất nước? >>> Rừng
7/Loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất nước? >>> Bô xít
8/Ngành kinh tế có lợi thế đặc biệt nhờ lợi thế khí hậu mát mẻ và và cảnh quan thiên nhiên đẹp của vùng? >>> Du lịch
9/Kiểu đất và khí hậu tạo điều kiện phát triển thuận lợi nhóm cây trồng nào? >>> Cây CN
10/Thời kì nào trong năm gây khó khăn lớn cho sản xuất của vùng? >>> Mùa khô
11/ Mùa khô thường gây ra hiện tượng gì? >>> Thiếu nước/cháy rừng
12/Giải pháp nào có tầm quan trọng đối với các vùng phía nam đất nước và các nước láng giềng? >>> Bảo vệ MT/Khai thác hợp lí tài nguyên
13/Nguyên nhân nào khiến mùa khô ngày càng nghiêm trọng? >>> Chặt phá rừng
14/Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm bao nhiêu % dân số vùng? >>> 30%
15/Kể tên 1 dân tộc của vùng? >>> Gia – Rai, Ê – Đê
16/Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đâu? >>> đô thị, ven đường giao thông
17/Dân cư Tây Nguyên phân bố như thế nào? >>> Không đều
18/Tây Nguyên là vùng có chất lượng cuộc sống như thế nào? >>> Khó khăn/thấp
19/Giải pháp nào Tây Nguyên cần hướng đến nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống >>> Tăng cường đầu tư/Chuyển dịch cơ cấu kinh tế/Xóa đói giảm nghèo
20/Tên 1 trong 5 tỉnh của Tây Nguyên >>> Gia Lai/Kon Tum
21/Tên cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên >>> Cà phê
22/Tên TP cao nguyên nghỉ mát nổi tiếng >>> Đà Lạt
23/Tên 1 cao nguyên tiêu biểu của vùng. >>> Di Linh, Lâm Viên, Kon Tum
24/Tên nhà máy thủy điện tiêu biểu của vùng >>> Yaly
25/Tên VQG tiêu biểu của vùng >>> York Đôn, Kon Ka Kinh
26/Ngành kinh tế nào sẽ có lợi thế đặc biệt ở Tây Nguyên? >>> Nông nghiệp/Du lịch
27/Ngoài người bản địa, Tây Nguyên còn có nhóm người nào? >>> Nhập cư
28/Tại sao những năm gần đây, điều kiện sống của các dân tộc Tây Nguyên được cải thiện đáng kể? >>> Đổi mới
29/Mật độ dân số ở Tây Nguyên như thế nào? >>> Thấp nhất nước
30/Trữ lượng bô xít Tây Nguyên nhiều như thế nào? >>> 3 tỉ tấn
4 Dặn dò
a. Học bài. Trả lời câu hỏi sgk. 
b. Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của vùng.
 1- Dựa vào H29.1, nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước? Vì sao cà phê được trồng nhiều ở vùng này?
2- Dựa vào bảng 29.1, nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên?
3- Dựa vào bảng 29.2, tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước? Nhận xét tình hình phát triển công ngiệp ở Tây Nguyên ?
4- Nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên?
5 - Sưu tầm tư liệu về thủy điện YALY và thành phố Đà Lạt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồ Xuân Hương là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, có chu vi chừng 5 km, rộng 25ha. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù.
Xuất xứ tên gọi Hồ Xuân Hương là vì hồ vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện nên một mùi hương thoang thoảng nên gọi là Hồ Xuân Hương. 
Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương[1]
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).[cần dẫn nguồn]
Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.
Hồ là con tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ nằm ngay trung tâm.[2] Hồ là địa danh nổi tiếng và còn là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc cho Đà Lạt.

File đính kèm:

  • docxBai 28 Vung Tay Nguyen_12724973.docx