Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 31, Bài 27: Thực hành Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ - Năm học 2019-2020

III TIẾN TRÌNH BÀI THỰC HÀNH

1 Bài cũ: - Học sinh chơi trò chơi “Tôi là nhà địa lí”/ Cặp đôi/ kĩ thuật tia chớp

- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 6 học sinh. Hoặc chia làm 2, 3 cụm nếu lớp đông. Yêu cầu chủ đề chơi là “Biển, đảo”

- Bước 2: Giáo viên đưa ra luật chơi như sau:

+ Trong 1 nhóm mời 2 bạn đứng lên trả lời câu hỏi thách đấu, bạn nào trả lời đúng và trước thì được mời bạn kế tiếp đấu với mình, bạn thua ngồi xuống.

+ Cứ như vậy đến hết vòng trong nhóm, ai là người trả lời được cuối cùng người đó thắng cuộc.

Ví dụ: Giáo viên gọi 2 học sinh đầu tiên trong nhóm bất kì và hỏi 2 bạn sẵn sàng chưa? Bắt đầu. “Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào?” HS nào trả lời đúng và trước sẽ mời người tiếp theo chơi. Giáo viên hỏi tiếp “Bãi biển Thiên Cầm thuộc tỉnh nào?”. Nếu cả hai không trả lời được giáo viên mời cặp khác. Mỗi nhóm có thời gian 1 phút để chơi.

- Bước 3: Giáo viên lần lượt cho các nhóm chơi và nhớ bấm đồng hồ. Những bạn thắng cuộc sẽ được chấm 1 dấu sao. “Good job”

2 Bài mới: Gv giới thiệu nội dung bài thực hành.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 31, Bài 27: Thực hành Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 27 THỰC HÀNH
KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Tuần: 16 Ngày dạy: 28 – 11 – 2019 
Tiết: 31 Ngày soạn: 25 – 11 – 2019 
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức: Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển của 2 vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, nghề muối, du lịch và dịch vụ biển.
2 Kĩ năng: Hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
3. Thái độ
- Bảo vệ môi trường biển đảo. 
- Tự hào về lãnh thổ hình chữ S nhỏ nhắn nhưng đầy tiềm năng.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
2 Học sinh: Mang dụng cụ thực hành. Ôn lại tiềm năng phát triển kinh tế biển 2 vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội Dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài tập 1,2
Xác định các bãi tôm bãi cá của vùng BTB và DHNTB, các cơ sở sản xuất muối.
Những bãi biển có giá trị du lịch của 2 vùng.
Đánh giá, so sánh, nhận xét tiềm năng kinh tế biển của vùng Bắc Trung Bộ và DHNTB.
Nhận xét bảng số liệu sản lượng thủy sản của BTB và DHNTB. So sánh sản lượng 2 vùng. Giải thích được nguyên nhân vì sao có sự chênh lệch đó.
III TIẾN TRÌNH BÀI THỰC HÀNH
1 Bài cũ: - Học sinh chơi trò chơi “Tôi là nhà địa lí”/ Cặp đôi/ kĩ thuật tia chớp 
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 5 đến 6 học sinh. Hoặc chia làm 2, 3 cụm nếu lớp đông. Yêu cầu chủ đề chơi là “Biển, đảo”
- Bước 2: Giáo viên đưa ra luật chơi như sau: 
+ Trong 1 nhóm mời 2 bạn đứng lên trả lời câu hỏi thách đấu, bạn nào trả lời đúng và trước thì được mời bạn kế tiếp đấu với mình, bạn thua ngồi xuống. 
+ Cứ như vậy đến hết vòng trong nhóm, ai là người trả lời được cuối cùng người đó thắng cuộc. 
Ví dụ: Giáo viên gọi 2 học sinh đầu tiên trong nhóm bất kì và hỏi 2 bạn sẵn sàng chưa? Bắt đầu. “Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào?” HS nào trả lời đúng và trước sẽ mời người tiếp theo chơi. Giáo viên hỏi tiếp “Bãi biển Thiên Cầm thuộc tỉnh nào?”. Nếu cả hai không trả lời được giáo viên mời cặp khác. Mỗi nhóm có thời gian 1 phút để chơi.
- Bước 3: Giáo viên lần lượt cho các nhóm chơi và nhớ bấm đồng hồ. Những bạn thắng cuộc sẽ được chấm 1 dấu sao. “Good job”
2 Bài mới: Gv giới thiệu nội dung bài thực hành.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
+ Hoạt động1 : Bài tập 1 ( nhóm ) ( 10 phút )
? Kinh tế biển gồm những hoạt động gì?
Hs: Trả lời.
THẢO LUẬN NHÓM
Thời gian 4 phút.
Nội dung: Dựa vào H24.3 và 26.1 hãy xác định:
Nhóm 1: Các cảng biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
Nhóm 2: Các bãi cá, bãi tôm?
Nhóm 3: Các cơ sở sản xuất muối?
Nhóm 4: Những bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?
Hs: Thảo luận, cử đại diện trình bày.
Gv: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
? Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?
Hs: Nhận xét
+ Kinh tế cảng
+ Đánh bắt thủy sản
+ Sản xuất muối
+ Du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng :bãi biển, di sản thiên nhiên và lịch sử văn hóa được UNESCO công nhận : Động Phong Nha, Cố Đô Huế, phố cỏ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn
 + Giá trị và ý nghĩa của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Hoạt động 2 : Bài tập 2 ( nhóm ) ( 10 phút )
- Bước 2: GV cho bảng số liệu
Sản lượng thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ 
và Duyên hải Nam trung Bộ năm 2016 
(đơn vị: Nghìn tấn)
Hoạt động
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Nuôi trồng
144,9
80,5
Khai thác
339,0
936,7
 (Tổng hợp số liệu niên giám thống kê Việt Nam năm 2016)
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng vùng nào cao hơn, sản lượng thủy sản khai thác vùng nào cao hơn? Cao hơn bao nhiêu lần. Thủy sản nuôi trồng chiếm bao nhiêu % tổng sản lượng thủy sản mỗi vùng.
- Giải thích vì sao tổng sản lượng thủy sản của NTB cao hơn BTB
Gv hướng dẫn học sinh tính tỉ trọng sản lượng thủy sản toàn vùng duyên hải miền Trung.
Toàn vùng
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Nuôi trồng
100
Khai thác
100
1. Bài tập 1
- Các cảng biển: 
Cửa Lò (Nghệ An)
Nhật Lệ (Quảng Bình)
Chân Mây (Huế)
Đà Nẵng	
Dung Quất (Quảng Ngãi)
Quy Nhơn (Bình Định)
Nha Trang (Khánh Hòa)
- Các bãi cá, bãi tôm: Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Cà Ná, Mũi Né, Phan Thiết.
- Cơ sở sản xuất muối: Sa Huỳnh, Cà Ná.
- Bãi biển có giá trị du lịch:
Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Non Nước, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né.
Các tỉnh duyên hải miền Trung có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển bao gồm: 
Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Sản xuất muối.
Du lịch tham quan nghỉ dưỡng.
Giao thông vận tải biển.
2 Bài tập 2
a. Nhận xét
- Sản lượng nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ lớn hơn Nam Trung Bộ gấp 2 lần, chiếm 58.4 % sản lượng toàn vùng.
- Sản lượng khai thác ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, gấp 3.2 lần chiếm 76.3 sản lượng toàn vùng.
b. Giải thích:
- Vùng Bắc Trung Bộ: Diện tích mặt nước, bờ biển có nhiều đầm phá, nhiều bãi triều, diện tích đất ngập nước
- Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Có nguồn hải sản phong phú hơn, có 2 trong 4 ngư trường của cả nước.
+ Người dân có truyền thống, kinh nghiệm lâu đời về đánh bắt hải sản.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật trang bị hiện đại, công nghiệ chế biển phat triển mạnh.
Gv tiểu kết : Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ gọi chung là Duyên hải miền Trung có hình thể hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp đến tỉnh Bình Thuận, phía Tây bị chi phối bởi dãy núi Trường Sơn, phía Đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông. 
Thiên tai là mối đe dọa thường xuyên.Tuy nhiên, tài nguyên biển phong phú và đa dạng, tài nguyên du lịch đặc sắc với nhiều bãi biển đẹp, nhiều di sản thiên nhiên và lịch sử văn hóa được UNESCO công nhận. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng mà còn có ý nghĩa lớn về khai thác các nguồn lợi để phát triển kinh tế.
 Nhìn chung tài nguyên thiên nhiên, nhân văn trên đất liền và tài nguyên biển là cơ sở để Duyên hải miền Trung xây dựng một nền kinh tế biển với nhiều triển vọng.
3 Củng cố
A Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của cả lớp và cho điểm nhóm làm tốt nhất.
B Qua hai lược đồ H 24.3 và H 26.1 hãy xác định các địa điểm tắm biển nổi tiếng ở các tỉnh miền Trung:
Địa điểm du lịch biển
Đáp án
Tỉnh
1 Sầm Sơn
a. Thanh Hóa
2 Cửa Lò
b. Nghệ An
3 Cửa Tùng
c. Quảng Trị
4 Lăng Cô
d. Thừa Thiên Huế
5 Non Nước
e. Đà Nẵng
6 Sa Huỳnh
f. Quảng Ngãi
7 Quy Nhơn
g. Bình Định
8 Nha Trang
h. Khánh Hòa
9 Cà Ná
i. Ninh Thuận
10 Mũi Né
k. Bình Thuận
4 Dặn dò
a. Hoàn thành bài thực hành.
b. Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu vị trí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội của vùng Tây Nguyên.
 Sưu tầm những phong cảnh của vùng.

File đính kèm:

  • docxBai 27 Thuc hanh Kinh te bien cua Bac Trung Bo va Duyen Hai Nam Trung Bo_12724971.docx