Giáo án Địa lý Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Qua bài HS cần:

-Trình bày được đặc điểm kinh tế của vùng

- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn

- Biết vùng ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

- Biết một số vấn đề MT đặt ra với vùng là cải tạo đất phèn, đất mặn, phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và MT sinh thái rừng ngập mặn.

2. Kĩ năng:

Rèn cho HS các kĩ năng sau:

- Phân btích bản đồ , lược đồ Địa lí tự nhiên , địa lí kinh tế của vùng đồng Bằng Sông cửu Long hoặc Atlat địa lí VN và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng

- Sử dụng bản đồ tự nhiên của vùng để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng

3. Thái độ:

 GD HS ý thức bảo vệ môi trường rừng ngập mặn

4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Atlat Địa lí Việt Nam

2. Học sinh: Đọc và nghiên nội dung của bài.

3. Phương pháp:

- Đàm thoại, hợp tác nhóm, trực quan.

III. Tiến trình lên lớp:

 

docx61 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài hs cần:
- Hiểu đầy đủ hơn ngoài thế mạnh lương thực vùng còn có thế mạnh về thuỷ hải sản
- Biết phân tích tình hình phát triển ngành thuỷ sản, hải sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, 
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng xử lý số liệu thống kê và vẽ biểu đồ so sánh số liệu để khai thác kiến thức theo câu hỏi liên hệ với thực tế ở 2 vùng đồng bằng lớn của đất nước
3. Thái độ: nghiêm túc học bài.
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề....
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ....
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bản đồ treo tường về địa tí tài nguyên hoặc kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Học sinh: Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu hay hộp màu, vở thực hành, át lát địa lí Việt Nam.
3. Phương pháp:
- Thực hành; Đàm thoại
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p):............................Vắng:.......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5p): Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp, công nghiệp vùng ĐBSCL?
3. Bài mới: (35p)
 Giới thiệu bài mới: GV nêu mục tiêu bài thực hành
HĐ của GV- HS
Nội dung
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1:
- GV gọi 1 em đọc bài tập (đọc bảng 37.1/134)
? N Xét về sản lượng SX thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, cả nước ( 2003)
( Cao hơn ĐB Sông Hồng và cả nước)
- GV hướng dẫn HS lập bảng sau : 
Sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước (2002 ) ( cả nước = 100% ) 
- GV yêu cầu HS tính toán và điền kết quả vào ô tương ứng.
- Cũng tương tự như bài thực hành ở Đông Nam Bộ, GV gọi 1 HS khá lên bảng vẽ biểu đồ.
- GV hướng dẫn HS tuỳ chọn biểu đồ : Cột hoặc biểu đồ thanh ngang, vẽ trên bảng và cả lớp theo dõi vẽ.
- Yêu cầu các thao tác nhanh, thuần thục, chính xác.
- Khi HS trên bảng làm xong, GV yêu cầu cả lớp đối chiếu, nhận xét ( HS yếu có thể thao tác chậm hơn, GV cần lưu ý trợ giúp nếu xét thấy cần thiết).
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- GV hướng dẫn HS phân tích biểu đồ.
- GV cần chú ý HS phân tích biểu đồ đã vẽ chứ không phải phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ là kênh hình.
? Đồng bằng sông Cửu Long còn thế mạnh gì trong nghề nuôi tôm xuất khẩu : Về điều kiện tự nhiên, về lao động, về cơ sở chế biến, thị trường tiêu tụ.
?Tại sao ĐBSCL có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
? Những khó khăn và giải pháp?
1. Dựa vào bảng 37.1/134 (SGK) 
Sản lượng 
Đồng bằng sông Cửu Long 
Đồng bằng sông Hồg 
Cả nước 
 Cá biển khai thác
41,5
4,6
100%
Cá nuôi
58,3
22,8
100%
 Tôm nuôi
76,7
3,9
100%
2. Hướng dẫn HS mục 2 : 
a. Thế mạnh:
- Điều kiện tự nhiên : Diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn hơn hẳn, nguồn cá tôm dồi dào, nước ngọt, nước mặn, nước lợ, các bãi tôm cá trên biển, sông.
- Nguồn lao động có kinh ngiệm và tay nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đông đảo, người dân thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường năng động, nhạy cảm với cái mới trong lao động sản xuất, kinh doanh, có nhà, cơ sở chế biến thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu ( Điều kiện tự nhiên, lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ.
- Có nhiều cơ sở chế biến.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn: EU, Nhật Bản , Mĩ...
 Vấn đề đầu tư cho đánh bắt xa bờ, hệ thống công nghiệp chất lượng cao.
- Chủ động nguồn giống an toàn và có chất lượng cao, chủ động thị trường, tránh các rào cản của nước nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam.
b. Thế mạnh nuôi tôm xuất khẩu:
 Diện tích vùng nước rộng lớn ( Tâm bán đảo Cà Mau ) nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá nông dân sẵn sàng đầu tư chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tiếp thu kễ hoạch và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu.)
c. Những khó khăn
- Khó khăn đầu tư đánh bắt xa bờ.
- Thiên tai
- Cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
4. Củng cố kiến thức của bài: (3p)
- GV khái quát lại bài
- HS hoàn chỉnh nội dung bình thực hành, giáo viên nhận xét ý thức học sinh 
5 Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: (1p)
- Về học bài theo nội dung.
- Hoàn thành bài thực thành
- Ôn lại kiến thức từ đầu HK2, chuẩn bị giờ sau kiểm tra một tiết.
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 03/03/2019
Ngày giảng: 04/03/2019
Tiết 46 - KIỂM TRA VIẾT MỘT TIẾT
I. Mục tiêu kiểm tra:
 1. Kiến thức: Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: Nhận biết, Thông hiểu và vận dụng của học sinh sau khi học: Vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội
+ Các ngành kinh tế nông nghiệp và công nghiệp của hai vùng.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ và nhận xét qua biểu đồ đã vẽ.
 3. Thái độ: HS có thái độ yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu về kiến thức Địa lí dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước...
 4. Định hướng phát triển các năng lực:
 + Chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác,...
 + Chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: - Chuẩn bị đề kiểm tra
 2. HS : - Chuẩn bị bài ở nhà.
 - Át lát địa lí.
 3. Phương pháp: HS làm bài tự giác, GV coi nghiêm túc.
III. Hoạt động kiểm tra:
 1.Ổn định tổ chức: .Vắng:.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: (45p)
A. MA TRẬN
 Chủ đề
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Vùng Đông Nam Bộ
- Biết được tình hình sản xuất nông nghiệp.
- Biết được đặc điểm phát triển CN; tỉ trọng cơ cấu CN của vùng
Trình bày tình hình phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở ĐNB, giải thích được vì sao cao su được trồng nhiều nhất
- Biết được mật độ dân số của vùng năm 2002.
Vận dụng kiến thức để vẽ biểu đồ hình tròn qua biểu đồ đã vẽ nêu nhận xét
SC:
SĐ:
Tỉ lệ:
2
1đ
10%
1
2đ
20%
1
0,5đ
5%
1
3đ
30%
5
6,5đ
65%
Đồng bằng sông Cửu Long.
Biết khó khăn về mặt tự nhiên, tình hình phân bố cây trồng ở ĐBSCL và ngành dịch vụ của vùng
Trình bày được các loại tài nguyên thiên nhiên ở vùng ĐBSCL để phát triển nông nghiệp
SC
SĐ:
Tỉ lệ:
3
1,5 đ
15 %
1
2đ
20%
4
3,5đ
35%
TSC: 
TSĐ:
TL:
5
2,5đ
25 %
2
4,0đ
40%
1
0,5đ
5%
1
3,0đ
30%
9
10đ
100%
B. ĐỀ BÀI
Trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1. Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km2. Năm 2002, dân số 10,9 triệu người. Vậy mật độ dân số là bao nhiêu?
A. 364 người/km2	B. 436 người/km2	
C. 463 người/km2	D. 634 người/km2
Câu 2. Loại cây trồng nào chiếm ưu thế ở vùng Đông Nam Bộ?
A. Cao su B. Cà phê 
C. Hồ tiêu D. Lúa gạo
Câu 3. Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: 
 A. Khoảng 30 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
 B. Khoảng 40 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
 C. Khoảng 50 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
 D. Khoảng 55 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
Câu 4. Để giải quyết những khó khăn về tự nhiên, vấn đề hàng đầu của đồng bằng Sông Cửu Long là?
A. Đất B. Nước 
C. Rừng D. Biển
Câu 5. Loại cây trồng chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là:
A. Lúa nước B. Cây ăn quả 
C. Cây công nghiệp D. Cây lâm nghiệp
Câu 6. Cảng nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long nằm ở tỉnh:
A. Sóc Trăng B. Cần Thơ 
C. Hà Tiên D. Kiên Giang
B. Tự luận:
Câu 1: Nêu đặc điểm tự nhiên và thế mạnh kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ? 
 Vì sao cây cao su lại được trồng nhiều nhất ở đây? 
Câu 2: Trình bày các loại tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long?
Câu3: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002(%)
Tổng số
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
100%
1,7
46.7
51,6
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh?
b. Nêu nhận xét?
C. HƯỚNG DẪN CHẤN – BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
 Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (mỗi câu 0,5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
C
B
A
B
Tự luận (7,0 điểm)
Câu
Nội dung kiến thức
Điểm
1
- Điểu kiện tự nhiên, thế mạnh kinh tế 
+ Địa hình thoải, đất badan. Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt.
+ Thế mạnh kinh tế: Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, lạc mía..
- Cao su là cây công nghiệp trồng nhiều nhất vì:
+ Điều kiện sinh thái thích hợp: Địa hình bằng phẳng, đất badan, đất phù sa cổ đất xám bạc màu, khí hậu cận xích đạo.
+ Cao su có lịch sử phát triển ở ĐNB từ rất sớm -> Người dân có kinh nghiệp trồng cao su
+ ĐNB đã xây dựng cơ sở vật chất nhất định để phát triển cây cao su
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- Đất: Diện tích gần 4 triệu ha, đất phù sa ngọt chiếm 1,2 tr ha, đất phèn, đất mặn 2,5 tr ha
- Rừng: Rừng ngập mặn trên biển và trên bán đảo Ca Mau chiếm diện tích lớn.
- Khí hậu: Nóng ẩm, lượng mưa rồi dào.
- Nước: Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn, hệ thống kênh rạch chằng chịt....
- Biển và hải đảo: Hải sản cá tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm ngư trường rộng, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản.
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
3
a. Vẽ đúng biểu đồ hình tròn, chính xác, đẹp, có tên và bảng chú giải:
b.Nhận xét:
 - Ngành dịch vụ và ngành công nghiệp- xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất ( 51, 6%)
 - Tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất (1,7%)
2
0,5
0,5
IV. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/3/2019
Ngày giảng: 11/3/2019
 Tiết 47 - Bài 38:
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN 
MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Qua bài HS cần
- Biết tên vị trí các đảo quần đảo lớn
- Phân tích được ý nghĩa của biển đối với kinh tế an ninh quốc phòng
- Trình bày được các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo : Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản; Du lịch biển - đảo 
2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng :
- Xác định được vị trí phạm vi vùng biển VN
- Phân tích lược đồ để trình bày tiềm năng và hoạt động khai thác kinh tế biển.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề....
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ....
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bản đồ giao thông vận tải và bản đồ du lịch Việt Nam.
- Lược đồ biển đảo Việt Nam
2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu thông tin SGK và trả lời các câu hỏi trong bài.
3. Phương pháp:
- Đàm thoại; Hợp tác nhóm; HS làm việc cá nhân
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1p):.....................Vắng:..................................................................
2. Kiểm tra bà cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: (40p)
 Vùng biển nước ta có rất nhiều tài nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt quuóc phòng. Để tìm hiểu điều đó ta vào bài hôm nay
biển đảo Việt Nam; 
HĐ của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu vị trí phạm vi vùng biển nước ta, các đảo quần đảo:
- GV đề nghị HS quan sát bản đồ kinh tế chung Việt Nam và dựa vào kiến thức đã học.
? Nhận xét đường bờ biển nước ta kéo dài từ đâu đến đâu? Bao nhiêu km?
( Móng Cái – Hà Tiên 3260 km2)
? Diện tích biển Đông? Biển VN có S bao nhiêu? 
( Hơn 3 triệu km2 , Biển VN là 1 triệu km2)
? Có bao nhiêu tỉnh Tp giáp biển?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 38.1 và lược đồ treo tường hãy:
 ? Nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta?
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng xác định lại trên sơ đồ lát cắt.
- Quan sát và lược đồ treo tường kết hợp quan sát lược đồ hình 38.2, một số đảo và quần đảo.
? Nhận xét xem số lượng đảo ở nước ta?
? Đọc tên các đảo ven bờ có diện tích lớn?
? Đọc tên các đảo xa bờ?
 ( Bạc Long Vĩ, Phú Quốc ) 
- 1 HS khác lên xác định trên lược đồ
HĐ2: Tìm hiểu các ngành kinh tế biển:
- GV yêu cầu hs đọc hình 38.3 và kiến thức đã học hãy:
? Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:
? Nêu tiềm năng ngành thủy sản VN?
? Hiện trạng phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản?
? Hướng phát triển ngành thủy sản là gì?
? Tại sao lại ưu tiên đánh bắt xa bờ?
(Sản lượng đánh bắt ven bờ cao gấp 2 lần khả năng cho phép, sản lượng đánh bắt xa bằng bằng 1/5 khả năng cho phép.)
- Câu hỏi cho HS khá - giỏi:
? Việt Nam có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành thủy sản?
( Điều kiện tự nhiên: Vùng biển rộng lớn, khí hậu nhiệt đới, nguồn hải sản phong phú và đa dạng, mặt nước .....
 Điều kiện kinh tế xã hội: nguồn lao động, thị trường, chính sách phát triển...)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát bản đồ bản đảo VN
? Em hãy nêu tiềm năng của du lịch biển đảo VN?
? Em hãy nêu hiện trạng của du lịch biển đảo VN?
? Nước ta có vịnh nào được UNECO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới?
( Vịnh Hạ Long  17/12/1994)
? Ngoài hoạt động tắm biển chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào khác.
( Câu cá, du thuyền, ....)
I. Biển và đảo Việt Nam 
1. Vùng biển nước ta 
- Có đường bờ biển dài : 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 
- Gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.
2. Các đảo và quần đảo: 
- Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ được chia thành các đảo xa bờ và các đảo gần bờ.
- Các đảo lớn: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lí Sơn, Côn Đảo, Phú Quý, Thổ chu
- 2 quần đảo : Hoàng Sa, Trường Sa.
II. Phát triển tổng hợp KT biển 
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Tiềm năng:
Có hơn 2000 loài cá, 110 loài có giá trị kinh tế: Các nục, trích, thu. Trên 100 loài tôm, và nhiều loài đặc sản
- Hiện trạng: 
 Sản lượng đánh bắt ven bờ cao gấp 2 lần khả năng cho phép, sản lượng đánh bắt xa bằng bằng 1/5 khả năng cho phép.
- Hướng phát triển:
+ Ưu tiên đánh bắt xa bờ.
+ Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản
+ Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến
2. Du lịch biển - đảo: 
- Tiềm năng: có 120 bãi cát rộng dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng, nhiều đảo có phong cảnh đẹp hấp dẫn du khách
- Hiện trạng: Chỉ mới tập trung vào hoạt động tắm biển. Các hoạt động khác ít được khai thác.
4. Củng cố kiến thức của bài: (3p)
- GV khái quát lại bài:
- HS đọc kết luận SGK.
5. Hướng dẫn về nhà, chuẩn bị bài ở nhà: (1p) 
- Học bài, đọc và nghiên cứu trước bài tiếp theo: Phát triển tổng hợp kinh tế vào BV tài nguyên môi trường biển đảo
IV. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/3/2019
Ngày giảng: 18/3/2019
Tiết 48 – Bài 39 
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
 MÔI TRƯỜNG BIỂN-ĐẢO (tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo : Khai thác khoáng sản, phát triển tổng hợp gia thông vận tải biển
- Trình bày được đặc điểm tài nguyên môi trường biển đảo; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
2. Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ để trình bày tiềm năng và hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta
- Xác định các cảng biển và các tuyến giao thông cảng biển ở nước ta
3. Thái độ:
- Nhận thấy được trách nhiệm phải bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề....
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ....
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Lược đồ biển đảo nước ta
- Một số tranh ảnh về các ngành kinh tế biển nước ta, sự ô nhiễm suy giảm tài nguyên, môi trường biển.
2. Học sinh: Một số tranh ảnh về các ngành kinh tế biển nước ta, sự ô nhiễm suy giảm tài nguyên, môi trường biển.
3. Phương pháp:
- Suy nghĩ - cặp đôi- chia sẻ; Động não; Làm việc cá nhân
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: (1p): ..Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5p) 
?Trình bày hoạt động khai thác nuôi trồng hải sản của nước ta?
3. Bài mới: (35p)
HĐ của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ 39.2
? Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết?
( Dầu mỏ, muối, cát, khí thiên nhiên...) 
? Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ.
( Đây là vùng quanh năm có ánh nắng mặt trời, khí hậu khô hạn, biển lượng bốc hơi lớn có nhiều muối)
- GV đề nghị HS nghiên cứu mục 3 - 140 cho biết Cát được khai thác để làm gì? 
- GV yêu cầu hs quan sát H39.2 kết hợp thông tin SGK trả lời câu hỏi:
? Loại tài nguyên khoáng sản nào quan trọng nhất vùng biển nước ta?
( Dầu mỏ, khí thiên nhiên)
? Dựa vào kiến thức đã học trình bày sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta.
( VN có nguồn dầu khí phong phú, phân bố ở thềm lục địa nước ta, dầu được khai thác từ năm 1986)
? Em hãy nêu các sản phẩm của ngành công nghiệp dầu khí?
(Dầu: Xăng dầu, chất dẻo, sợi tổng hợp, hóa chất cơ bản. Khí: phát điện, sx phân đạm....)
- GV: VN đã xây dựng được nhà máy lọc dầu Dung Quất ( Quảng Ngãi)
Hoạt động 2: Tìm hiểu giao thông vận tải biển: 
- GV yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK và sự hiểu biết :
? Cho biết tiềm năng để phát triển ngành giao thông vận tải biển?
? Tìm trên hình 39.2 một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta?
( HS lên xác định trên lược đồ).
? Trình bày hiện trạng của ngành giao thông vận tải biển?
HS: trả lời
? Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta
 ( Đẩy mạnh hoạt động ngoại thương: xuất nhập khẩu)
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK
? Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo?
( Khai thác quá mức, quản lí lỏng lẻo...)
Việc gảm sút tài nguyên này sẽ dẫn đến hậu quả gì? 
? Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường biển 
( SV biển chết....)
? Những biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển 
- Có nguồn muối vô tận, nhiều bãi cát chứa oxit titan, Cát trắng, dầu mỏ khí tự nhiên 
- Nghề muối phát triển từ lâu: ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ; Cà Ná (Ninh Thuận) 
- Khai thác cát để xuất khẩu, làm thuỷ tinh, pha lê
- Dầu khí là tài nguyên quan trọng nhất
- Sản lượng dầu khai thác liên tục tăng; Công nghiệ hoá dầu đang được hình thành
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển 
- Tiềm năng: Nước ta nằm gần tuyến đường biển quốc tế quan trọng. Có nhiều vũng vịnh, cửa sông có thể xây dụng cảng
- Hiện trạng: 
+ Cả nước có hơn 90 cảng , lớn nhất là cảng Sài Gòn (12 tr.tấn/năm)
+ Đội tàu biển được tăng cường mạnh mẽ. Hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn : B. Bộ, N. Bộ, T. Bộ
+ Dịch vụ hàng hải phát triển toàn diện

File đính kèm:

  • docxGiao an hoc ki 2_12743483.docx