Giáo án Địa lý Lớp 9 - Học kỳ II

I. Mục tiêu bài học

 Sau bài học, HS đạt được

1- Kiến thức:

 - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế

 - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn

- Nhận biết vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

2- Kỹ năng:

- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đ. điểm sự p.t kinh tế của vùng.

- Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.

- Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng

 - Rèn cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy ,giải quyết ván đề.tự nhận thức.

II. Chuẩn bị.

 - Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng

 - Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.

III- Phương pháp:

 - Trực quan,vấn đáp, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.

IV- Tiến trình dạy học.

 A - Ổn định:

 B- Kiểm tra bài cũ ( 5 ph)

 ? Cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở đây.

 

doc73 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 9 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à khó khăn gì trong việc phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp?	
 5- Hướng dẫn về nhà ( 1 ph)
 - Học bài cũ
 - Nghiên cứu trước bài mới: Bài 30 : Thực hành
 + So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm
 + ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
Ngày soạn: 	Tuần:
Ngày dạy: 	Tiết: 
Thực hành
So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm
ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
I. Mục tiêu 
	Sau bài học, HS đạt được; 
1- Kiên thức:
 - Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn, các giải pháp phát triển bền vững. 
2- Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê 	
 - Có kĩ năng viết và trình bày bằng văn bản (đọc trước lớp) 
 - Rèn cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy , giải quyết vấn đề, tự nhận thức
3-Thái độ: yêu thích học tập bộ môn
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Chuẩn bị bản đồ treo trường về địa lí tự nhiên hoặc về kinh tế Việt Nam 
 - Học sinh: Thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu hay hộp màu, vở thực hành, At lat Địa lí Việt Nam. 
III- Phương pháp:
 - Trực quan bản đồ, thuyết giảng, giải thích, hoạt động cá nhân.
IV- Tiến trình dạy học:
 A- ổn định: 
 B- Bài cũ ( 5 ph)
 Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp? Vì sao càfê được trồng nhiều ở đây?
 C- Bài mới: GV nêu yêu cầu của bài thực hành ( 1 ph)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : HĐ cá nhân ( 10 ph)
? cho biết những cây công nghiệp lâu năm nào được trồng ở cả hai vùng? những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- HS : dựa vào bảng 30.1 sgk/112 trả lời .
? So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè và cà fê.
" GV gợi ý cho HS sử dụng từ hoặc cụm từ: nhiều/ ít, hơn/kém. để so sánh về diện tích, sản lượng cây chè, cà fê ở hai vùng.
- HS dựa vào bảng 20.1 so sánh diện tích, sản lượng của 2 vùng.
GV : hệ thống vào bảng.
 HĐ 2 : HĐ nhóm ( 25 ph)
Nhóm 1: làm bài viết ngắn ngọn giới thiệu về cây chè ?
Nhóm 2  : làm bài viết ngắn ngọn giới thiệu về cây cà phê ?
 - GV yêu cầu HS làm bài viết ngắn ngọn dựa trên gợi ý của GV.
 GV giới thiệu khái quát về đặc điểm sinh thái của cây chè, cây cà fê
+ Dựa trên cơ sở tổng hợp về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của 1 trong 2 cây.
+ Trình bày điều kiện tự nhiên có những thuận lợi gì cho sự phát triển 2 loại cây đó? yếu tố quan trọng hàng đầu là đất và khí hậu.
- HS các nhóm viết, đọc kết quả
 trước lớp, GV cho HS khác bổ sung.
- GV đọc mẫu cho học sinh nghe.
1. Căn cứ vào số liệu trong bảng thống kê sau:
a. - Những cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng: Cà fê, chè 
 - Những cây công nghiệp lâu năm chỉ trồng được ở Tây Nguyên: Cao su, điều, hồ tiêu.
b. So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây cà fê và chè. 
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tây Nguyên
 chè
Diện tích
Diện tích nhiều gấp 2,8 lần so với vùng Tây Nguyên.
Diện tích ít hơnvùng TD và miền núi BB.
Sản lượng
Sản lượng chè cao nhất cả nước, nhiều gấp 2,3 lần so với vùng Tây Nguyên.
Sản lượng chè ít hơn vùng TD và miền núi BB.
 Cà fê
Diện tích
Có diện tích trồng cà fê rất ít, mới được trồng thử nghiệm.
Chiếm phần lớn diện tích của cả nước
Sản lượng
Có sản lượng ít
Chiếm đa phần sản lượng của cả nước và cao gấp nhiều lần so với TD và MNBB
2. Viết báo cáo ngắn gọn về: Tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của 1 trong 2 loại cây: cà fê, chè.
- Cây cà fê:
 Nước ta có diện tích đất ba dan phì nhiêu, màu mở rộng lớn, phân bố tập trung trên các cao nguyên Đăk lắk, Mơ nông, Di linh, Lâm Viên, Plây cu, Kon-tum, tại vùng Tây Nguyên. Tây Nguyên có khí hậu cao nguyên mát mẻ với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa tuy ngắn nhưng là thời gian thích hợp để gieo trồng cà fê, mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc thu hoạch, chế biến và bảo quản cà fê. 
 Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như trên, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà fê đứng thứ 2 thế giới sau nước Bra xin. Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh về đổi mới công nghệ chế biến cà fê từ đây cho ra chất lượng cà fê thơm, ngon hơn được nhiều bạn hàng trên thế giới kí kết hợp đồng tiêu thụ. Cà fê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên với các thương hiệu nổi tiếng: Trung Nguyên, Buôn Ma Thuột, Mê Trang ... 
 Cà fê là thức uống được nhiều quốc gia ưa thích vì thế cà fê nước ta xuất khẩu đi nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới như Nhật Bản, Cộng hoà Liên Bang Đức
- Chè
 Miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh, đặc biệt là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. ở đây có diện tích đất feralit lớn là điều kiện thích hợp để cây chè phát triển. 
 Vùng Tây Nguyên nước ta có khí hậu cận xích đạo nhưng do địa hình cao nguyên xếp tầng nên ở đây có khí hậu cao nguyên mát mẻ. Vùng có diện tích đất ba dan rộng lớn tập trung ở các cao nguyên, bên cạnh đó vẫn có diện tích đất feralit khá lớn tập trung với quy mô rộng ở Lâm Đồng, Gia Lai. Với đặc điểm khí hậu, đất đai như vậy Lâm Đồng và Gia Lai là nơi thích hợp để trồng cây chè, nước ta nổi tiếng về trồng chè. Cây chè được coi là thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 Chè ở nước ta nổi tiếng thơm ngon, là thức uống ưa thích trong nước cũng như một số nước trên thế giới như thị trường EU, Nhật Bản, các nước Tây Nam á, Hàn Quốc
 Thương hiệu chè nước ta nổi tiếng trong và ngoài nước là chè San (Hà Giang), chè Mộc Châu (Sơn La), chè Tân Cương (Thái Nguyên)
 Với một nền kinh tế mở thì sản phẩm thức uống chè nước ta sẽ còn được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới.
4- Củng cố, đánh giá ( 3 ph)
 - GV nhận xét thái độ học tập của HS, cách viết một bản báo cáo ngắn ngọn
 - GV cho điểm thưởng đối với HS làm bài thực hành tốt 
5-. Hướng dẫn về nhà ( 1 ph)
 - Học thuộc bảng 30.1 sgk/112
 - Viết hoàn chỉnh bản báo cáo.
 - Nghiên cứu trước bài 31: vùng Đông Nam Bộ
Ngày Thỏng năm 2017
Tổ trưởng
Lờ Thị Tơ
Phú Giỏm đốc chuyờn mụn
Nguyễn Thị Ba
Ngày soạn: 	Tuần:
Ngày dạy: 	Tiết: 
Vùng đông nam bộ
I. Mục tiêu bài học 
	Sau bài học, HS đạt được
1- Kiến thức
 -Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
-Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội
-Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế - xã hội 
- Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngay càng tăng,viêv BVMT trên đất liền và vùng biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng.
2- Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng 
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng.
 * Rèn cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy ,giải quyết vấn đề, tự nhận thức
3- Thái độ
 Có ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị.
Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ
III- Phương pháp:
 - Trực quan bản đồ, thuyết giảng, giải thích, hoạt động cá nhân.
IV- Tiến trình dạy học 
 A. ổn định:
 B- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần viết báo cáo bài thực hành của HS ( 5 ph)
 C- Bài mới 	 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: HĐ Cá nhân/cặp ( 6 ph)
? Dựa vào H 31.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đ.N. Bộ.
- HS xác định ranh giới và chỉ bản đồ.
 GV chuẩn kiến thức, bổ sung một số vấn đề:
- Lợi thế khi tiếp giáp với các vùng.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng
điểm lương thực, thực phẩm số 1 của cả nước.
 +Tây Nguyên giàu tài nguyên rừng, cây
công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê => cung cấp các nông sản phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến cho Đông Nam Bộ.
Duyên hải Nam Trung Bộ giàu hải
sản, chăn nuôi bò.
 - GV chốt lại: Đông Nam Bộ đã khai thác tốt thế mạnh vị trí địa lí của mình từ đó phát triển 1 nền kinh tế năng động.
 HĐ 2: cá nhân/cặp ( 15 ph)
? Dựa vào bảng 31.1 và H.31.1 hãy trình bày đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ.
- HS dựa vào bảng trả lời, GV chuẩn xác.
- GV liên hệ bài 8: Sự phân bố và phát triển nông nghiệp (trang 28) ta thấy Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều nhất: Cao su, hồ tiêu, đậu tương. Mặt khác còn là vùng trồng nhiều lạc, mía, bông, thuốc lá, cà phê => vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu nước ta. 
" HS học theo bảng 31.1 sgk.
? Quan sát H 31.1, hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé.
? Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ.
? Trong phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ gặp phải những vấn đề khó khăn nào.
- HS: n/c sgk nêu 3 khó khăn. 
GV nhấn mạnh: Nhiệm vụ quan trọng của vùng là sự cấp thiết gìn giữ môi trường, bảo vệ và phát triển quỹ đất rừng hiện có để giữ cân bằng sinh thái. 
 HĐ 3: chung cả lớp ( 13 ph)
? Cho biết sự phân bố dân cư của vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm gì? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế-xã hội .
- HS: nêu đặc điểm dân cư của vùng, thuận lị đến sự pt kinh tế.
? Căn cứ vào bảng 31.2 hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước?
-HS: dân cư pt nhất cả nước, thu hập đầu người và tỉ lệ dân thành thị cao.
? Em hãy trình bày một số hiểu biết của mình về di tích lịch sử, văn hoá trong bài học của vùng Đông Nam Bộ.
- HS trả lời như sgk.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 
- Tiếp giáp các vùng: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 
- Tiếp giáp biển Đông- một vùng biển giàu tiềm năng.
- Đường biên giới giáp với Cam-pu-chia
- Huyện đảo Côn Đảo Bà Rịa-Vũng Tàu.
=> ý nghĩa: 
 + Thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và các nước trong khu vực 
 + Biển Đông đem lại cho Đông Nam Bộ tiềm năng khai thác dầu khí ở thềm lục địa, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. 
 + Phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thuận lợi: 
- Bảng 31.1 (113)
* Khó khăn:
+ ít khoáng sản trên đất liền.
+ Diện tích rừng tự nhiên thấp
+ Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Dân cư tập trung khá đông: 434 người/ km2 (1999) 
* Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động lành nghề và năng động trong nền kinh tế thị trường.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tình hình dân cư xã hội phát triển nhất cả nước trong đó có 2 chỉ tiêu khá hấp dẫn là thu nhập bình quân đầu người một tháng và tỉ lệ dân thành thị cao
- Có nhiều di tích lịch sử, văn hoá như: Bến cảng Nhà Rồng.. thuận lợi cho phát triển du lịch.
D- Củng cố- Bài tập ( 5 ph)
 HS làm bài tập 2, bài tập 4 VBT: 
E- Hướng dẫn về nhà ( 1 ph)
 - Học bài cũ theo câu hỏi sgk
 - Làm bài tập trong VBT
 - Nghiên cứu bài mới:bài 34: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) 
Ngày soạn: 	Tuần:
Ngày dạy: 	Tiết: 
Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học 
Sau bài học, HS cầnđạt đựơc:
1- Kiến thức.
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng. 
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế
- Nhận biết vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía NamTrình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng
2- Kỹ năng
- Về kĩ năng, cần kết hợp tốt kênh hình và kênh chữ để phân tích, nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng.
- Phân tích so sánh các số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ theo các câu hỏi dẫn dắt. 
 * Rèn cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy, phân tích, giải quyết vấn đề, tự nhận thức.
3- Thái độ: 
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, ý thức bảo vệ môi trường
II- Chuẩn bị: 
 - Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ
 - Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ
III- Phương pháp:
 - Trực quan bản đồ, thuyết giảng, giải thích, hoạt động cá nhân.
IV- Tiến trình dạy học 
 A. ổn định:
 B- Kiểm tra bài cũ: ( 8 ph)
 * HS 1: Cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ như thế nào?
 * HS 2: Nêu đặc điểm dân cư, xã hội vùng Đông Nam Bộ.
 C- Bài mới : GV giới thiệu bài mới (lời dẫn SGK) ( 1 ph)
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1 : HĐ nhóm ( 15 ph)
Nhóm 1 : Hãy nhận xét sự thay đổi đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ trước và sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. 
Nhóm 2 :Căn cứ vào bảng 32.1, hãy nhận xét tỉ trọng công nghiệp-xây dựng trong cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Nhóm 3 : Dựa vào H. 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ. 
- HS n/c sgk trả lời 3 ý : Cơ cấu, sự tăng trưởng, phân bố tập trung.
- GV chuẩn kiến thức, bổ sung, nhấn mạnh:
+ Sự phát triển của 3 trung tâm công nghiệp này tạo nên tam giác tăng trưởng của cả vùng Đông Nam Bộ, là hạt nhân để thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận như Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long.
? Vì sao công nghiệp lại tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh.
- HS trả lời, GV bổ sung :
+ Lợi thế về địa lí: Tiết 35: từ thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng 2 giờ bay chúng ta có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam á. 
+ Nguồn lao đông dồi dào có tay nghề cao, năng động
+ Có cơ sở hạ tầng phát triển và trong nhiều năm luôn đi đầu về chính sách phát triển.
 HĐ 2 : HĐ cá nhân/ cặp ( 15 ph)
- Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở vùng Đông Nam Bộ? Vì sao cây cao su lại trồng nhiều nhất ở vùng này?
HS trả lời, GV bổ sung:
+ Nhận xét: địa bàn phân bố các cây công nghiệp, cao su chiếm diện tích lớn nhất ở vùng này.
+ Giải thích: Lợi thế đặc biệt thổ nhưỡng(đất xám, đất đỏ), khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, địa hình đồi lượn sóng với chế độ gió điều hoà rất phù hợp với trồng cây cao su (không ưa gió mạnh); người dân có kinh nghiệm trong trồng và lấy mủ cao su đúng kỉ thuật; có nhiều cơ sở chế biến; quan trọng hơn cả là thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định đặc biệt là EU, Bắc Mĩ, Trung Quốc.
- GV liên hệ với mục 2 bài 8 để cho HS thấy rõ tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp (cây công nghiệp) của vùng Đông Nam Bộ.
? Em có nhận xét gì về tình hình phát triển cây công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
HS trả lời, GV chuẩn xác.
? Nêu đặc điểm phát triển của ngành chăn nuôi của vùng Đông Nam Bộ.
- HS thảo luận nhóm vấn đề sau
? Hãy cho biết những vấn đề cần quan tâm để phát triển nông nghiệp của vùng là gì?
-HS thảo luận trả lời theo 3 ý: Thủy lợi, bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, giữ gìn sự đa dạng sinh hoc. -- GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức
(GV liên hệ với bài 7 trang 24: Vì sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?)
- GV nhấn mạnh: Mặc dầu công nghiệp chếm tỉ trọng cao nhất trong GDP; nông lâm ngư nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng.
- GV yêu cầu HS nêu phần ghi nhớ cuối bài.
IV. Tình hình phát triển kinh tế 
1. Công nghiệp 
 Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng như: khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu.
- Công nghiệp xây dựng tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ chiếm 59,3% cao gấp 1,5 lần so với cả nước.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hoà.
2. Nông nghiệp
-Chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng .
- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của nước ta đặc biệt là cao su, cà phê, mía, điều, đậu tương, thuốc lá. Đây là thế mạnh nông nghiệp của vùng. 
- Chăn nuôi khá phát triển bao gồm: chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đặc biệt chăn nuôi bò sữa.
- Các vấn đề cần được quan tâm để phát triển nông nghiệp.
+ Vấn đề thuỷ lợi
+ Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn
+ Gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.
KL : SgK
D- Củng cố- Bài tập ( 5 ph)
 - Cho HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
 - HS làm bài tập 1( b, c), bài 3( c), bài 4 -5 VBT.
E- Hướng dẫn về nhà ( 1 ph)
 - Học bài cũ, trả lời theo câu hỏi sgk.
 - Hoàn thành các bài tập còn lại trong VBT.
 - Nghiên cứu trước bài mới bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo).
Ngày Thỏng năm 2017
Tổ trưởng
Lờ Thị Tơ
Phú Giỏm đốc chuyờn mụn
Nguyễn Thị Ba
Ngày soạn: 	Tuần:
Ngày dạy: 	Tiết: 
Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
 I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần đạt được:
 1- Kiến thức:
 - Trình bày sự phát triển của dịch vụ
 - Nhận biết vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
 - Tiếp tục tìm hiểu khái niệm vùng kinh tế trọng điểm qua thực tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
 2- Kỹ năng.
 - Về kĩ năng cần nắm vững phương pháp kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích và giải thích một số vấn đề bức xúc ở Đông Nam Bộ.
 * Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng sống như: Tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức
3- Thái độ: 
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
- Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ
- Một số tranh ảnh về Đông Nam Bộ
III- Phương pháp:
 - Trực quan bản đồ, thuyết giảng, giải thích, hoạt động cá nhân.
IV- Tiến trình dạy học
A. ổn định:
B- Kiểm tra bài cũ ( 6 ph)
* HS 1: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ khi đất 
nước thống nhất?
 * Kiểm tra việc làm bài tập của HS
 C- Bài mới
 Dịch vụ là khu vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết nhiều vấn đề xã hội trong vùng. Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Biên Hoà, Vũng Tàu cũng như Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ và cả nước. Tại sao lại nói như vậy, chúng ta vào bài mới tìm hiểu:Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo). ( 1 ph)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: HĐ cá nhân /cả lớp ( 20 ph)
? n/c sgk nêu đặc điểm nghành dịch vụ của vùng?
- HS : Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế đa dạng và năng động ở Đông Nam Bộ, bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông.
? Dựa vào bảng 33.1 nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của Đông Nam Bộ so với cả nước?
 HS nhận xét, GV nhận xét lại: Qua bảng 33.1, cho thấy tỉ trọng của các loại hình dịch vụ thương mại, du lịch, số lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển, số máy điện thoại so với cả nước có chiều hướng giảm, nhưng giá trị tuyệt đối của các loại hình đó vẫn tăng nhanh. Điều này cho thấy hoạt động dịch vụ ở các vùng khác đang phát triển mạnh lên.
? Dựa vào H 14.1, hãy cho biết từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong cả nước bằng những loại hình giao thông nào?
 HS trả lời, GV nhấn mạnh: Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng ở Đông Nam Bộ. Bằng nhiều loại hình giao thông (đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường hàng không) đều có thể đi đến thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang
- GV giới thiệu: Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.
? Dựa vào H 33.1 và kiến thức đã học cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?
 HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức
? Nghiên cứu SGK cho biết tình hình hoạt động xuất-nhập khẩu của vùng Đông Nam Bộ.
? Hoạt động xuất nhập khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?
- GV yêu cầu HS đọc phần viết cuối mục “ Thành phố Hồ Chí Minh sôi động ” 
- GV nhấn mạnh hoạt động du lịch của vùng.
HĐ 2: HĐ cá nhân /cả lớp :( 12 ph) 
? Quan sát H 33.1 em hãy cho biết sự khác nhau trong cơ cấu kinh tế của 3 trung tâm: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
 HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức
- GV giới thiệu đôi nét về 3 trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ như:
+ vai trò của Thành phố Hồ Chí Minh
+ 3 thành phố tạo nên 3 cực của một tam giác phát triển
? Đọc và chỉ trên bản đồ vùng trọng điểm phía nam
? Dựa vào bảng 33.2, hãy nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
 HS nhận xét, GV chuẩn xác: Vùng chiếm 35,2% tổng GDP, trong đó 54,7% GDP công nghiệp và 60,3% giá trị xuất khẩu. Chiếm phần lớn tỉ trọng, cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của vùng.

File đính kèm:

  • docdia9 hk2 2016.doc
Giáo án liên quan