Giáo án Địa lý Lớp 9 - Học kỳ I - Nguyễn Thị Hồng Thanh

 I. Mục tiêu bài học: Sau bài học ,học sinh cần:

- Nắm được vai trò của các nhân tố TN và KT-XH đối với sự phát triển và phân bố NN ở nước ta.

- Thấy được những nhân tố này ảnh hưởng đến sự hình thành nền NN nước ta là nền NN nhiệt đới, đang phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hóa.

- Có kĩ năng đánh giá giá trị KT của các TNTN.

- Biết sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố NN.

- Liên hệ được với thực tiễn địa phương.

* Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực chuyên môn: NL nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; NL giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội); NL sử dụng các công cụ của địa lí học và thực địa; NL vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Giáo án.

- Át lát địa lí VN

2. Học sinh

- Đồ dùng học tập cần thiết.

- Xem trước bài.

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp

(9A )

2. Khởi động.

(?) Sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta diễn ra ntn? Nêu VD chứng minh?

Vào bài: Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới đang chuyển biến mạnh theo hướng thâm canh và chuyên môn hóa. Đặc điểm đó đã được hình thành trên cơ sở các đ/k TN và KT- XH ntn? Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học ngày hôm nay.

3.Tổ chức các hoạt động.

 

doc99 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 9 - Học kỳ I - Nguyễn Thị Hồng Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ trọng cao nhất
- VD các mặt hàng XK chủ lực:
- Các mặt hàng NK chủ yếu:.
- Hiện nay, nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Dựa vào nội dung SGK, Atlat Địa lí VN và vốn hiểu biết của bản thân, hoàn thành bảng sau về hoạt động du lịch của nước ta:
Nhóm tài nguyên
Loại tài nguyên
Ví dụ điểm du lịch
Tài nguyên du lịch tự n hiên
Phong cảnh đẹp
Bãi tắm tốt
Khí hậu tốt
Động- thực vật quý hiếm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Dựa vào nội dung SGK, Atlat Địa lí VN và vốn hiểu biết của bản thân, hoàn thành bảng sau về hoạt động du lịch ở nước ta
Nhóm tài nguyên
Loại tài nguyên
Ví dụ điểm du lịch
Tài nguyên du lịch nhân văn
Công trình kiến trúc
Lễ hội dân gian
Di tích lịch sử
Làng nghề truyền thống
Văn hóa dân gian
---------------------------------------------------------
TIẾT 16 – BÀI 16 THỰC HÀNH
 VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
Ngày soạn:..
I. Mục tiêu bài học. Sau bài học, HS cần:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu băng biểu đồ miền.
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét biểu đồ.
- Củng cố các kiến thức đã học ở bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta.
- GD ý thức tự giác trong học tập.
Định hướng hình thành năng lực 
- Năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên môn: NL nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; NL giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội); NL sử dụng các công cụ của địa lí học và thực địa; NL vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Giáo án.
- Thước, bút màu, bảng phụ...
2. Học sinh
- Đồ dùng học tập cần thiết.
- Xem trước bài.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
(9A	 )
2. Khởi động
b. Du lịch VN phát triển dựa trên cơ sở nào?
(?) Giới thiệu về 1 điểm du lịch tại địa phương mà E biết?
Vào bài: GV nêu yêu cầu của bài TH
3. Tổ chức các hoạt động
H.Đ của GV
Nội dung cơ bản
GV: Cho HS quan sát bảng số liệu- sgk và đọc đề bài.
GV: Vẽ biểu đồ cơ cấu bước đầu tiên là phải đổi số liệu từ tuyệt đối sang số liệu tương đối (bài này đã cho sẵn số liệu tương đối)
* Bước1: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ miền.
? Khi nào thì ta nên vẽ biểu đồ cơ cấu ở dạng biểu đồ miền?
GV: Ở bài 8, các em đã vẽ biểu đồ dạng cột chồng, biểu đồ miền là biến thể từ biểu đồ cột chồng và biêu đồ đường.
? Để vẽ biểu đồ miền trước tiên ta phải làm gì khi số liệu cho trước là 100%?
? Khoảng cách giữa các năm chia như thế nào?
GV: Ta vẽ lần lượt từng chỉ tiêu ở từng năm (theo cột) chứ không lần lượt theo các năm.
? Khi vẽ xong, bước tiếp theo ta sẽ làm gì?
* Bước 2: GV tổ chức cho HS vẽ biểu đồ miền.
a. Vẽ biểu đồ miền:
- Khi chuỗi số liệu là nhiều năm (nếu chỉ 1 hoặc 2 năm thì nên vẽ biểu đồ tròn)
- Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm (vì trục hoành ttrong biểu đồ miền luôn biểu diễn năm).
- Vẽ khung. biểu đồ (Hình chữ nhật)
- Trục tung có trị số là 100% (tổng số).
- Trục hoành là các năm. 
- Các khoảng cách thể hiện các thời điểm (năm) dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách năm
- Kí hiệu riêng cho từng đối tượng và thiết lập bảng chú giải.
- Khi HS vẽ xong, GV đem biểu đồ đã vẽ sẵn ra để HS so sánh đối chiếu.
* Bước 3: Nhận xét - nhóm
+ Sự giảm mạnh tỉ trọng N-L-T sản từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì?
+ Tỉ trọng của khu vực nào tăng nhanh? Thực tế phản ánh điều gì? 
- GV củng cố, KL
b. Nhận xét:
- Tỉ trọng của khu vực N-L-N nghiệp giảm mạnh điều đó chứng tỏ nhà nước ta ngày một chú trọng phát triển khu vực CN-XD và dịch vụ, có nghĩa là nước ta đang thực hiện có hiệu quả sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- KV CN-XD tỉ trọng tăng nhanh. Điều đó phản ảnh đường lối phát triển kinh tế nước ta theo hướng CNH, HĐH là đúng đắn nhằm dần đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
4.Tổng kết - Mở rộng
- Khi nào thì ta nên vẽ biểu đồ miền?
- Nêu cách vẽ biểu đồ miền
5. Hướng dẫn học tập
- Tập vẽ biểu đồ miền
-Học lại các bài đã học để tiết sau ôn tập.
IV. Rút kinh nghiệm.
..
..
..
..
.
 -------------------------------------------------------------------------
TUẦN 09
TIẾT 17 ÔN TẬP
Ngày soạn:..
I. Mục tiêu bài học. Sau bài học, HS cần:
- Củng cố lại những kiến thức đã học từ đầu năm đến nay.
- Rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS trong việc vẽ biểu đồ, sử dụng bản đồ, các bảng số liệu...
- GD ý thức tự giác trong học tập
Định hướng hình thành năng lực 
- Năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên môn: NL nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; NL giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội); NL sử dụng các công cụ của địa lí học và thực địa; NL vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Giáo án
- Bản đồ dân cư Việt Nam
- Bản đồ kinh tế Việt Nam
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập.
- Xem trước bài
III. Tiến trình bài dạy
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
(9A	 )
2.Khởi động
Kiểm tra vở BT của HS
3. Tổ chức các hoạt động
B1 : GV nêu nội dung cần ôn tập
B2 : Y/C các nhóm thảo luận từng nội dung
B3 : - Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung, nhận xét
GV củng cố, đánh giá
Nội dung 1 : DS, gia tăng DS và phân bố dân cư
ND 2 : chuyển dịch cơ cấu k.tế trong thời kì đổi mới
ND3 : Nông nghiệp VN
ND4 : CN VN
ND5 : Dịch vụ
ND6 : GTVT
ND7 : Biểu đồ
1-Dân số và tình hình gia tăng dân số và phân bố dân cư
a. Dân số và gia tăng dân số
- 2003: 80,9 tr ngườià đông dân
- Bùng nổ DS: cuối những năm 50à cuối TK XX
- GTTN: xu hướng giảm
- Cơ cấu: + trẻ em giảm
 + trong và trên tuổi l.động tăng 
b. Phân bố dân cư
- MĐDS: + cao trên TG: 246ng/km2- 2003
 + ngày càng tăng
-Sự phân bố dân cư nước ta không đều, khác nhau giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn.
- Giải pháp?
2. Sự chuyển dịch cơ cấu k.tế trong thời kì đổi mới
* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu ngành : + Nông- lâm –ngư nghiệp giảm
 + CN-XD tăng
 + DV cao, biến động
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : + chuyên canh trong nông nghiệp
 + lãnh thổ tập trung CN-DV
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần k.tế : NN và TTà nhiều t.phần
=> Hệ thống vùng k.tế và vùng k.tế trọng điểm
* Những thành tựu và thách thức
- Thành tựu
- Thách thức
3. Nông nghiệp VN
A. Các nhân tố ảnh hưởng
I. Nhân tố TN : 1. Đất
2. Khí hậu
3. Nước
4. Sinh vật
II. Nhân tố KT-XH
Dân cư và lao động nông thôn
Cơ sở vật chất- kĩ thuật
Chính sách p.tr NN
Thị trường trong và ngoài nước
B. Sự p.triển và phân bố NN
I. Ngành trồng trọt
1. Cây LT Cơ cấu
2. Cây CN Thành tựu
3. Cây ăn quả Vùng trọng điểm
II. Ngành chăn nuôi
Trâu, bò Đặc điểm, vai trò
 Lợn Số lượng
Gia cầm Vùng phân bố
4.Công nghiệp VN
A. Các nhân tố ảnh hưởng
I. Tự nhiên
1. khoáng sản p.triển
2. thủy năng sông suối CN
3. T.nguyên đất, nước, KH, nguồn lợi SV biển. . . đa ngành
II. Nhân tố KT-XH
Dân cư và lao động
CSVC-KT và CSHT
Chính sách
thị trường trong và ngoài nước
B. Sự p.triển và phân bố
I. Cơ cấu ngành
II. Các ngành CN trọng điểm Tỉ trọng
Cơ cấu
Phân bố
Thành tựu
III. Các TT CN  HN
 TP.HCM
5. Dịch vụ
a. Vai trò, ý nghĩa
b. Cơ cấu
6. GTVT
Ý nghĩa, vai trò
Sự p.triển của các loại hình GTVT Đường bộ
 Đường sắt
 Đường sông
 Đường biển
 Đường hàng 
 không
 Đường ống 
7. Biểu đồ
 - B.đồ tròn
- B.đồ cột chồng
- B.đồ đường
- B.đồ miền
4. Hướng dẫn học tập
- Ôn tập kĩ các nội dung để giờ sau kiểm tra
IV. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
TIẾT 18 KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn:...............................
I. Mục tiêu bài học
- Kiểm tra, đánh giá đúng đắn, thực chất việc học tập, nắm tri thức của HS
- HS rèn kĩ năng: + Tổng hợp kiến thức
+ Trình bày bài viết
+ Vẽ và phân tích biểu đồ
II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Biết được tình hình phân bố dân cư ở nước ta
Tính được tỉ lệ dân số đô thị
Tỉ lệ điểm
7,5% TSĐ
= 0,75điểm
2,5% TSĐ
= 0,25 điểm
Quá trình phát triển nền kinh tế
Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ, theo thành phần kinh tế
Tỉ lệ điểm
30% TSĐ
= 3 điểm
Ngành nông nghiệp
Biết về sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp ở nước ta
Nhận xét được sự thay đổi cơ cấu sản phẩm ngành chăn nuôi
Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi
Tỉ lệ điểm
7,5% TSĐ
= 0,75điểm
10% TSĐ
= 1điểm
30% TSĐ
= 3 điểm
Ngành công nghiệp
Biết sự phân bố một số ngành CN trọng điểm
So sánh được giá trị sản xuất CN qua các năm
Tỉ lệ điểm
10% TSĐ
= 1điểm
2,5% TSĐ
= 0,25 điểm
Tổngđiểm: 100% = 10 điểm
25% TSĐ = 2,5 điểm
40% TSĐ = 4 điểm
35% TSĐ = 3,5 điểm
0
III/ ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1(3 điểm).
 Hãy nêu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới.
Câu 2 (4 điểm)
 Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta năm 1990 và 2002 và nêu nhận xét.
 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
100
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100
62,8
17,5
17,3
2,4
Câu 3 (3 điểm). Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau: (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
1/ Ý nào sau đây đúng về đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta?
A, Số dân đông và tăng nhanh.
C, Dân cư phân bố không đều.
B, Dân cư chủ yếu sống ở thành thị.
D, Có nhiều đô thị vừa và nhỏ.
2/ Các đô thị có quy mô dân số lớn trên 1 triệu người ở nước ta gồm:
A, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
B, Hà Nội, Hải Phòng, Huế.
C, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
D, Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh.
3/ Những nơi có mật độ dân số thấp dưới 50 người/km2 ở nước ta là 
A, đồng bằng sông Hồng và vùng ven biển.
B, Tây Nguyên và miền núi Tây Bắc.
C, đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển.
D, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
4/ Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta năm 2007 là
A, 18,8%.
B, 22,3%.	
C, 23,3%.
D, 27,4%.
5/ Vùng nào dưới đây là vùng trồng lúa lớn thứ hai ở nước ta?
A, Tây Nguyên.
C, Đồng bằng sông Hồng.
B, Đông Nam Bộ.
D, Đồng bằng ven biển miền Trung.
6/ Hai vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất nước ta là
A, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
B, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
C, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
D, Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.
7/ Các tỉnh của vùng Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Lâm Đồng) đều có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực ở mức
A, trên 90%.
C, từ trên 70 đến 80%.
B, từ trên 80 đến 90%.
D, dưới 60%.
8/ Thành phố nào dưới đây là trung tâm công nghiệp lớn nhất ở phía Bắc nước ta?
A, Hạ Long.
C, Bắc Ninh.
B, Hải Phòng.
D, Hà Nội.
9/ Thành phố nào dưới đây là trung tâm công nghiệp lớn nhất khu vực miền Trung nước ta?
A, Huế.
C, Quảng Ngãi.
B, Đà Nẵng.
D, Bình Định.
10/ Trung tâm công nghiệp lớn nhất ở phía Nam nước ta là
A, Thủ Dầu Một.
C, Thành phố Hồ Chí Minh.
B, Biên Hòa.
D, Bà Rịa – Vũng Tàu.
11/ Trung tâm công nghiệp nào sau đây không phát triển ngành công nghiệp đóng tàu?
A, Hà Nội.
C, Hải Phòng.
B, Hạ Long.
D, Cẩm Phả.
12/ Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm 2007 so với năm 2000
A, tăng 2,37 lần .
C, tăng 4,37 lần.
B, tăng 3,37 lần.
D, tăng 5,37 lần.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, được thể hiện ở 3 mặt chủ yếu.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
 Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp; tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng; khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, nhưng xu hướng còn biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
 Hình thành những vùng chuyên canh trong nông nghiệp, những lãnh thổ tập trung công nghiệp – dịch vụ tạo nên những vùng kinh tế phát triển năng động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: 
Từ nền kinh tế chủ yếu là nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm
0, 5 điểm
Câu 2
(4 điểm)
-Vẽ biểu đồ đúng, đẹp
- Nếu thiếu các thông tin trừ 0,25 à 0,5 điểm:
+ Thiếu tên biểu đồ, chú thích, mốc năm, số liệu thành phần trừ 0,5 điểm
+ Thiếu tên đối tượng ở đầu mỗi trục trừ 0,25 điểm
-Nhận xét: + Chăn nuôi gia súc chiểm tỉ trọng lớn nhất
 + Cơ cấu ngành chăn nuôi thay đổi nhẹ: chăn nuôi gia súc, gia cầm và phụ phẩm chăn nuôi giảm; sản phẩm trứng sữa tăng. 
3điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
Câu 3
(3 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
C
D
B
D
C
B
D
D
B
C
A
C
3 điểm
	KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA
Lớp - SS
Điểm
8-9-10
7
5-6
<5
Tỉ lệ Trên TB
9A – 34
9B – 33
9C – 34
9D – 32
9E – 33
 IV. Rút kinh nghiệm
.......
..
..
 --------------------------------------------------------------------------
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
TUẦN 10
TIẾT 19 – BÀI 17 VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Ngày soạn:...............................
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí; một số thế mạnh và khó khăn của ĐKTN và TNTN; đặc điểm dân cư, xã hội của vung.
- Hiểu sâu hơn về sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc; đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp BVMT, phát triển KT-XH
- Xác định được ranh giới của vùng, vị trí của một số TNTN quan trọng trên lược đồ.
- Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển DC,XH
- GD ý thức tự giác trong học tập, ý thức bảo vệ môi trường
Định hướng hình thành năng lực 
- Năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên môn: NL nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; NL giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội); NL sử dụng các công cụ của địa lí học và thực địa; NL vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Giáo án
- Bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Học sinh
- Đồ dùng học tập cần thiết.
- Xem trước bài.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
(9A	 )
2. Khởi động
Vào bài: Là vùng lãnh thổ rộng lớn phía Bắc đất nước, TD & MNBB có nhiều thế mạnh về vị trí, ĐKTN và TNTN để p.triển KT-XH. . .
3. Các hoạt động
H.Đ của GV và HS
Nội dung cơ bản
H.Đ1:Tìm hiểu khái quát về vùng (cá nhân)
(?) Dựa vào phần giới thiệu SGK, cho biết S và DS của vùng?
(?) Kêt tên các tỉnh và TP?
H.Đ2:Tìm hiểu về vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng (cá nhân + nhóm)
- GV x.định vị trí của vùng trên bản đồ và giới thiệu
- Gọi 1 HS lên x.định lại
(?) Vị trí của vùng so với cả nước có đ.điểm gì?
(?) lãnh thổ của vùng gồm những bộ phận nào?
(?) X.định vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ?
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm
Y/C: Cho biết vị trí, giới hạn của vùng có ý nghĩa ntn để p.triển KT-XH?
H.Đ3: Tìm hiểu về ĐKTN và TNTN của vùng cá nhân+nhóm
- Hướng dẫn HS q.sát bản đồ
(?) NX độ cao địa hình của vùng?
(?) So sánh địa hình khu vực TB với ĐB?
(?) Xét về độ cao địa hình, TD & MNBB được chia thành những tiểu vùng ntn?
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm
Y/C: Hoàn thành phiếu học tập số 1
- GV củng cố, đánh giá và hướng dẫn HS làm việc với bản đồ.
H.Đ4: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư – xã hội của vùng (cá nhân+nhóm)
(?) Trung du và miền núi có những dân tộc nào.
(?) Nêu những thuận lợi về dân cư và dân tộc của vùng.
 - GV hướng dẫn học sinh q.sát H17.2.
(?) Cho biết vì sao phải canh tác ruộng bậc thang.?
- GV yêu cầu học sinh dựa vào bảng 17.2 để thảo luận nhóm:
-Nhóm lẻ: Nhận xét sự chênh lệch về trình độ phát triển dân cư (mật độ dân số, gia tăng tự nhiên, tuổi thọ TB, tỷ lệ dân thành thị) giữa 2 tiểu vùng.
-Nhóm chẵn: Nhận xét sự chênh lệch về trình độ phát triển xã hội (tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ người biết chữ) của 2 tiểu vùng.
- Cả 2 nhóm:
+ Rút ra nhận xét chung sự phát triển dân cư, xã hội của 2 tiểu vùng.
+ Dựa vào bảng 17.2 cột “cả nước” cho biết sự phát triển dân cư, xã hội của miền so với mức trung bình cả nước.
+ Để nâng cao mức sống người dân miền núi Bắc Bộ, Nhà nước cần có những chính sách gì.
* Khái quát
- S: 10,965 km2
- DS: 11,5 tr người (2002)
- Các tỉnh và TP: SGK
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
1. Đặc điểm
- Là vùng lãnh thổ phía Bắc đất nước
+ S chiếm 30,7% cả nước
+ DS chiếm 14,4% cả nước
- gồm 2 phần: + đất liền
 + biển đảo ( VBB)
2. Ý nghĩa
- Giao lưu thuận tiện với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, thượng Lào, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
=>Phát triển kinh tế, dịch vụ.
-Có vùng biển giàu tiềm năng du lịch và hải sản.
II. ĐKTN và TNTN
- 2 tiểu vùng: + TB
 + ĐB
- Và vùng TD BB
III. Đặc điểm dân cư- xã hội
-Chủ yếu là địa bàn cư trú của dân tộc ít người.
- Có sự chênh lệch lớn giữa Đ. Bắc và T. Bắc về trình độ phát triển dân cư, xã hội.
-Đời sống một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện. 
4. Tổng kết – Mở rộng
- HS làm việc với bản đồ
5. Hướng dẫn học tập
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Đọc, tìm hiểu trước Bài 18
V. Phụ lục PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Dựa vào nội dung SGK, Atlat Địa lí VN hoàn thành bảng sau
 Tiểu vùng 
Đặc điểm
Tây Bắc
(N1+3+5)
Đông Bắc
(N2+4+6)
TD Bắc Bộ
(N7+8)
Địa hình
(*) Núi cao, chia cắt sâu, ĐH hiểm trở
(*) Núi TB và núi thấp, hình cánh cung
- ĐH đồi bát úp xen những cánh đồng thung lũng bằng phẳng
- Kh nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
Khí hậu
(*)NĐÂ có mùa đông ít lạnh hơn ĐB
(*) NĐÂ có mùa đông lạnh nhất cả nước
Tài nguyên
(*)T.nguyên thủy điện p.phú nhất cả nước
(*) – T.n ks giàu có nhất cả nước
- Tn rừng
Thế mạnh kinh tế
(*)- P.triển thủy điện
- Trồng rừng, cây CN lâu năm
- Chăn nuôi gia súc lớn
(*) – K.thác ks
- trồng rừng, cây CN, cây dược liệu, rau quả
- Du lịch sinh thái
- P.tr k.tế biển
(*) – P.triển vùng chuyên canh cây CN
- XD khu CN, khu đô thị
Khó khăn
(*)+Địa hình chia cắt => giao thông khó khăn.
+Khí hậu bất thường.
+Khoáng sản trữ lượng nhỏ, khai thác khó khăn.
+Chất lượng môi trường bị giảm sút.
IV. Rút kinh nghiệm
.......
..
..
	---------------------------------------------
TIẾT 20 – BÀI 18 VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( TT)
Ngày soạn:...............................
I. Mục tiêu bài học. Giúp HS:
-Hiểu và trình bày tình hình phát triển, phân bố một số ngành kinh tế chính ở trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Đọc và phân tích lược đồ kinh tế.
-Xác lập mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế.
- GD ý thức tự giác trong học tập, ý thức bảo vệ môi trường sống.
* Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực chung: NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên môn: NL nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; NL giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội); NL sử dụng các công cụ của địa lí học và thực địa; NL vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Giáo án	
- Bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập.
- Xem trước bài.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
(9A	 )
2.Khởi động
a. Xác định và nêu đặc điểm về vị trí, giới hạn của vùng TD & MNBB trên bản đồ? Cho biết ý nghĩa?
b. Nêu những thế mạnh về TNTN của TD & MNBB để p.triển KT-XH? Khó khăn? Giải pháp?
Vào bài: Với những đạc điểm về điều kiện tự nhiên và tài ngyên thiên nhiên đã học. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có sự phát triển kinh tế như thế nào ? 
3. Các hoạt động
H.Đ của GV
Nội dung cơ bản
H.Đ1 ( Tìm hiểu về h

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12691384.doc
Giáo án liên quan