Giáo án Địa lý lớp 9 bài 41: Địa lí tỉnh Lâm Đồng

I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:

- Diện tích: 9765km2 (2,9% cả nước)

- Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.

- Vị trí:

+ Phía bắc: giáp Đắk Lắk, Đắk Nông

+ Phía đông: giáp Khánh Hòa, Ninh Thuận

+ Phía nam: giáp Bình Thuận, Đồng Nai

+ Phía tây: giáp Bình Phước

- Ý nghĩa: tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh, các vùng kinh tế trong cả nước.

- Các đơn vị hành chính tỉnh Lâm Đồng: 2 thành phố, 10 huyện.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7649 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 9 bài 41: Địa lí tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 30 Ngày soạn: 24/03/2015
 Tiết 47 Ngày dạy: 28/03/2015
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Bài 41. ĐỊA LÍ TỈNH LÂM ĐỒNG
I. MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- Nêu được giới hạn, diện tích
- Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản của tỉnh. Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí địa lí của tỉnh, các đơn vị hành chính huyện, quận.. của tỉnh.
- Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm tự nhiên của tỉnh.
- Xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và phát triển kinh tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên , hành chính Việt Nam, Lược đồ tỉnh Lâm đồng.
- Máy chiếu 
2.Chuẩn bị của học sinh: sgk, tài liệu sưu tầm về tỉnh Lâm Đồng.
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định (1 phút) : Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1..., 
9 A2.................., 9A3.............................., 9A4..............................................................., 9A5.........................................................., 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Tiến trình bài học:
	Khởi động: Các em đã được tìm hiểu xong về các đặc điểm chung, và các vùng kinh tế của Việt Nam. Từ bài học hôm nay các em sẽ đi tìm hiểu về tỉnh Lâm Đồng nằm trên vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió cao nguyên. Đây cũng là quê hương nơi các em sinh ra và lớn lên. Trong tiết học này các em sẽ tìm hiểu về vị trí, đặc điểm tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, giới hạn lãnh thổ (7 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân , nhóm
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác
Bước 1: 
Gv treo bản đồ hành chính VN
 - Yêu cầu hs lên xác định ranh giới tỉnh Lâm Đồng? Giáp với các tỉnh nào?
- Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
Bước 2:
- Em hãy kể tên các thành phố, huyện trong tỉnh?
- Địa phương em thuộc huyện nào?( HS yếu)
- Gv chuẩn xác kiến thức. Mở rộng:
Tỉnh có Đà Lạt là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh, cách trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa: cách TP HCM 300km, cách Biên Hòa 270km, cách Vũng Tàu 340km, cách cảng biển Nha Trang 210km.
Huyện Đam Rông có diện tích tự nhiên: 89.220 ha
( 860,9km2). Huyện được thành lập tháng 12/2004 trên cơ sở tách 5 xã của huyện Lâm Hà và 3 xã của huyện Lạc Dương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của tỉnh (30 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân , nhóm
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác
Bước 1: 
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên theo sự phân công nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà.
Bước 2:
Đại diện học sinh trình bày lần lượt các vấn đề về đặc điểm tự nhiên tỉnh Lâm Đồng, liên hệ với địa phương dựa vào tài liệu đã chuẩn bị.
Bước 3: 
Hs nhận xét, bổ sung ý kiến.
v chuẩn xác kiến thức. ( phụ lục)
Nêu kết luận.
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:
- Diện tích: 9765km2 (2,9% cả nước)
- Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.
- Vị trí:
+ Phía bắc: giáp Đắk Lắk, Đắk Nông
+ Phía đông: giáp Khánh Hòa, Ninh Thuận
+ Phía nam: giáp Bình Thuận, Đồng Nai
+ Phía tây: giáp Bình Phước
- Ý nghĩa: tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh, các vùng kinh tế trong cả nước.
- Các đơn vị hành chính tỉnh Lâm Đồng: 2 thành phố, 10 huyện.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1. Địa hình
2. Khí hậu
3. Thủy văn
4. Đất
5. Tài nguyên sinh vật
6. Khoáng sản
 ( phụ lục)
 IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (5 phút)
- Gọi hs lên bảng xác định vị trí địa lí của tỉnh Lâm Đồng.
- Hệ thống lại đặc điểm cơ bản về tự nhiên của tỉnh.
 2. Hướng dẫn học tập (1 phút):
Về nhà các em tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm dân cư – lao động và các ngành kinh tế của tỉnh và địa phương.
V. PHỤ LỤC:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1. Địa hình: 
- địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao
- có sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam. 
+ Phía bắc là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m). 
+ Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m). 
+ Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên.
 2. Khí hậu:
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa; mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).
- Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18 – 250C, 
- Thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm 
- Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ,
 Khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới
3. Thủy văn:
- Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. 
+ Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam.
+ Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.
+ Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng), Sông La Ngà , Sông Đa Nhim. 
- Địa bàn tỉnh Lâm Đồng có nhiều hồ nước mặt, phần lớn là các hồ nước nhân tạo đang được sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau:
+ Hồ Đơn Dương cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Đa Nhim.
+ Hồ Đan Kia - Suối Vàng cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt với công suất 25.000m3/ngày đêm và Nhà máy thuỷ điện Ankroet với công suất 3.500kW.
+ Hồ Xuân Hương, Đa Thiện, Than Thở, Tuyền Lâm, là những thắng cảnh du lịch.
+ Hồ Quảng Hiệp, Pró, Đạ Tẻh, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra còn có một số hồ khác như Nam Phương (Bảo Lộc), Nam Sơn (Đức Trọng) nằm ngay ở trung tâm thị xã, thị trấn, là những địa điểm có nhiều khả năng xây dựng khu vui chơi, giải trí.
4. Đất:
Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất:
Nhóm đất phù sa (fluvisols)
Nhóm đất glây (gleysols)
Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)
Nhóm đất đen (luvisols)
Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)
Nhóm đất xám (acrisols)
Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols)
Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)
 Đất có độ dốc dưới 25o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao... Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trống đồi trọc (khoảng 40%).
5. Tài nguyên sinh vật:
- Sinh vật phong phú, có tính đặc hữu cao là nguồn gien quý giá.
 - Lâm Đồng có 128 họ động vật thuộc 31 bộ
- Thực vật có khoảng 2000 loài là tỉnh có hệ thực vật phong phú nhất Việt Nam. 
- Thảm thực vật giàu có cảnh quan hấp dẫn du lịch phát triển.
- Lâm Đồng có 617.000 ha rừng, độ che phủ 63% ( chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ). 
Rừng có vai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch, nghiên cứu, tham quan.
- Vườn quốc gia: Cát Tiên, Bidoup Núi Bà.
6. Khoáng sản:
Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản: bauxite, bentonite, cao lanh, đá Granít, thiếc, diatomite và than bùn trữ lượng lớn, có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. 
+ Quặng bauxite: có trữ lượng khoảng 1.234 triệu tấn, chất lượng quặng khá tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng.
+ Cao lanh : có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho công nghiệfat alumin,... 
+ Sét bentonite: có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng rất tốt, sau khi được hoạt hóa với soda để chuyển sang bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. 
+ Than nâu và diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3, có thể sử dụng làm chất đốt, chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng.
- Liên đoàn địa chất 6 đã tổng hợp được 165 điểm khoáng sản, trong đó có 23 mỏ lớn, 
3 mỏ vừa, 48 mỏ nhỏ và 91 điểm quặng. Các mỏ và điểm quặng được chia ra thành 7 nhóm .
* Kết luận: Lâm Đồng là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là về du lịch, công nghiệp và nông lâm nghiệp.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDia_9_tuan_30_tiet_47_20150726_044219.doc