Giáo án Địa lý lớp 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
- Vận dụng kiến thức Vật Lí: (sự ngưng tụ) gió Tây bản chất là gió mát khi vượt qua dãy Trường Sơn đổ xuống lại là gió nóng, vì hơi nước bị chặn lại ở sườn Tây gây mưa, gió này còn gọi là hiệu ứng Phơn Tây Nam hay gọi là gió vựợt núi (gió Lào, càng lên cao nhiệt độ càng giảm trung bình 0,6 độ /100m) chính gió này mang hơi nóng cho vùng đồng bằng và ven biển.
" Giáo viên nhấn mạnh : Nh¬ư vậy các em có thể thấy giữa địa hình và khí hậu có mối quan hệ rất chặt chẽ: Địa hình phân hoá Tây - Đông "khí hậu cũng phân hóa Tây - Đông dãy Tr¬ường Sơn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CƯM’GAR ----------------------***-------------------- TRƯỜNG: THCS NGUYỄN HUỆ EaM’nang – CưM’gar – Đăk Lăk. GIÁO ÁN LIÊN MÔN TIẾT 25-BÀI 23 : VÙNG BẮC TRUNG BỘ *Nhóm giáo viên thực hiện: 1. Đặng Thanh Tịnh Sinh ngày: 27/ 06/ 1979 Môn: Địa Lí Điện thoại: 0972687137 Gmail: thanhtinh337@gmail.com 2. Trần Thị Mỹ Dung Sinh ngày: 22/ 02/ 1978 Môn: Địa Lí Điện thoại: 0942067679 Gmail: mydungnh78@gmail.com Tiết 25 - Bài 23 : VÙNG BẮC TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh cần nắm được những nội dung sau: 1.Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và ý nghĩa của vùng Băc Trung Bộ. - Hiểu và trình bày đặc điểm của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư – xã hội vùng Bắc Trung Bộ. Những thuận lợi và khó khăn, giải pháp khăc phục. 2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu. - Sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học. - Sử dụng bản đồ, át lát để phân tích trình bày về đặc điểm tự nhiên vùng 3. Giáo dục thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường, các di sản văn hóa của nước ta và thế giới. - có ý thức phòng chống thiên tai. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC : - Thu thập & xử lý thông tin, phân tích (HĐ1,HĐ2,HĐ3). Đảm nhận trách nhiệm, ứng phó (HĐ2, HĐ3) Giao tiếp, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực,hợp tác & làm việc nhóm (HĐ1,HĐ2, HĐ3) Thể hiện sự tự tin.(HĐ2, HĐ3 ) III. CÁC PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG : - Bản đồ tư duy, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, hỏi- đáp, động não; trình bày 1 phút, cặp đôi chia sẽ. IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của GV : - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Lược đồ Vùng Bắc Trung Bộ - Tài liệu,tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của vùng. 2. Chuẩn bị của HS : Xem trước bài , SBT, át lát địa lí, bảng nhóm V. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Khám phá: - Bản đồ tư duy. - GV Yêu cầu học sinh sử dụng bản đồ tư duy để trình bày những hiểu biết của bản thân về vùng Bắc Trung Bộ - GV gắn hiểu biết của học sinh vào bài mới 2. Kết nối : * Giới thiệu bài (1phút) Vùng Bắc Trung Bộ là vùng có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: rừng, biển, khoáng sản, du lịch song lại là vùng có nhiều thiên tai gây không ít khó khăn cho vùng trong sx và đời sống. Đó chính là nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động 1 : ( cả lớp 8 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và hình 23.1 hãy: + Xác định vị trí giới hạn vùng Bắc Trung Bộ? + Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích là bao nhiêu, gồm có những tỉnh thành nào? ( Giáo viên thuyết trình và lưu ý cho học sinh cách nhớ tên các tỉnh thành: Thanh- Nghệ - Tĩnh – Bình – Trị - Thiên) (Lược đồ các vùng kinh tế) + Quan sát lược đồ em hãy cho biết Bắc Trung Bộ có diện tích là bao nhiêu? Gồm những tỉnh, thành nào? + So sánh diện tích Bắc Trung Bộ với các vùng đã học? (Lớn hơn vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng nhỏ hơn vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ.) - Quan sát lược đồ, hình 23.1 + Em có nhận xét gì về hình dáng lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ? ( là giải đất hẹp ngang nơi hẹp nhất là Tĩnh Quảng Bình 47,5km2 + Vậy em hãy nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ? + Vị trí địa lí mang lại cho vùng những thuận lợi và khó khăn gì? (Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, hành lang kinh tế Đông – Tây) Cửa khẩu quốc tế Tuyến đường hành lang Lao Bảo (Quảng Trị) kinh tế Đông – Tây (Tuyến đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ đèo Hải Vân và khi đường 9 được chọn là đường xuyên ASEAN, cửa khẩu Lao Bảo trở thành khu kinh tế mở Viêt-Lào thì việc quan hệ mọi mặt với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới thông qua hệ thống đường bộ, đường biển mở ra khả năng to lớn hơn nhiều cho vùng Bắc Trung Bộ). - Những khó khăn do bão và lũ lụt... (Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh các cơn bảo lớn đỗ bộ vào vùng Bắc Trung Bộ). *Chuyển ý: Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa rất quan trọng. Còn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm gì nổi bậc? Có thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế xã hội? Hoạt động 2: cặp đôi-chia sẻ-cá nhân-nhóm ( 20’)Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: (Hoạt động nhóm3’. GV chia lớp ra thành 3 nhóm) Học sinh quan sát lược đồ hình 23.1 cho biết: Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ + N1: Từ Tây sang đông địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào? So sánh với các vùng đã học? (Phía Tây là dải Trường Sơn Bắc, chạy theo hướng TB-ĐN. - Phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển với các đầm phá, các hải đảo). + N2: Đặc điểm như vậy thuận lợi cho vùng phát triển những nghành kinh tế nào? + N3: Dựa vào kiến thức đã học cho biết: Dải núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như thế nào khí hậu Bắc Trung Bộ? - Vận dụng kiến thức toán học: Dãy núi Trường Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa. + Mùa đông đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn. Mùa hạ lại chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gió Tây Nam khô nóng, thu đông hay có bão. - Vận dụng kiến thức Vật Lí: (sự ngưng tụ) gió Tây bản chất là gió mát khi vượt qua dãy Trường Sơn đổ xuống lại là gió nóng, vì hơi nước bị chặn lại ở sườn Tây gây mưa, gió này còn gọi là hiệu ứng Phơn Tây Nam hay gọi là gió vựợt núi (gió Lào, càng lên cao nhiệt độ càng giảm trung bình 0,6 độ /100m) chính gió này mang hơi nóng cho vùng đồng bằng và ven biển. " Giáo viên nhấn mạnh : Như vậy các em có thể thấy giữa địa hình và khí hậu có mối quan hệ rất chặt chẽ: Địa hình phân hoá Tây - Đông "khí hậu cũng phân hóa Tây - Đông dãy Trường Sơn. " Vận dụng kiến thức âm nhạc” ( Giáo viên cho học sinh nghe bài hát: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây) từ đó giúp hoc sinh thấy được sự khác nhau giữa khí hậu của hai sờn đông và tây dãy Trường Sơn.) + Đặc điểm khí hậu của vùng có gì khác so với các vùng đã học ? * Giáo viên chuyển ý: Với đặc điểm địa hình, khí hậu như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi của vùng? - Quan sát hình 23.1 hãy: Kể tên và xác định vị trí các con sông lớn của vùng? " Vận dụng kiến thức lịch sử ( Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những con sông lớn ở vùng Bắc Trung Bộ đã đi vào lịch sủ và gắn liền với những chiến công hiển hách của quân và dân ta. – sông Mã, sông Bến Hải, sông Gianh.... Cầu Hiền Lương (trên Sông Bến Hải- Quảng Trị) + Em có nhận xét gì về mạng lưới sông ngòi của vùng ? (Phần lớn các sông của vùng đều ngắn, dốc, hẹp ngang) Giáo viên nhấn mạnh như vậy đến đây các em thấy rõ ràng: Đặc điểm khí hậu, địa hình còn chi phối đến cả đặc điểm của sông ngòi.. * Chuyển ý: Bên cạnh điều kiện tự nhiên thì tài nguyên thiên nhiên của vùng cũng có vai trò rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi, khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội. Vậy vùng có những tài nguyên thiên nhiên nào ? - Học sinh quan sát lược đồ hình 23.2 - 23.1 - Vận dụng kt môn Văn: ( Đèo Ngang trên dãy Hoành Sơn) “ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà. Cỏ cây chen lá, đá chen hoa” ( Bà huyện Thanh Quan) + Hãy nêu sự khác nhau về sự phân bố tài nguyên giữa bắc và nam Hoành Sơn? (Hoạt động nhóm- dãy bàn ) PHIẾU HỌC TẬP Dãy 1: Hoàn thành phần nội dung phía Bắc Hoành Sơn Dãy 2: Hoàn thành phần nội dung phía Nam Hoành Sơn Rừng Khoáng sản Tài nguyên Du lịch Phía Bắc Hoành Sơn Phía Nam Hoành Sơn (Giáo viên nhấn mạnh thiên nhiên ở đây có sự phân hoá đông tây, bắc nam rõ rệt). + Bằng những kiến thức đã học hãy kể tên 1 số thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ ? Giáo viên liên hệ thực tế (Cho học sinh quan sát tranh ảnh về những thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ – Lũ, bão, gió Phơn, cát lấn.) " Vận dụng kiến thức môn Giáo Dục Công Dân” (để giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ, tương thân, tương ái.) Trước những khó khăn trên của Người dân vùng Bắc Trung Bộ thì bản thân em đã làm gì để chia sẻ với đồng bào miền Trung?( ủng hộ các bạn vùng lũ sách vở, quần áo, tiền ) + Hãy nêu những biện pháp để giải quyết những khó khăn này? ( Biện pháp : Đẩy mạnh trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng các công trình thủy lợi, phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh đèo hầm qua đèo Hải Vân, đường Hồ Chí Minh, các Công trình thuỷ lợi) * Chuyển ý: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vùng có nhiều tiềm năng phát triển, đó là sự đa dạng của tài nguyên và đặc biệt là sự quyết tâm,tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của người dân nơi đâyvà để giúp các em nắm được vài nét nổi bật về dân cư – xã hội của vùng .. Hoạt động 3: Cá nhân/ cặp (15phút) - Học sinh dựa vào thông tin sách giáo khoa hãy cho biết: + Vùng Bắc Trung Bộ có số dân là bao nhiêu? Là địa bàn cư trú của những dân tộc nào? - Dựa vào hình 23.1 hãy cho biết : + Những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và tây của Bắc Trung Bộ? " Vận dụng kiến thức môn Công Nghệ: ( Để giải thích rõ cho học sinh thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và đặc biệt là nhân tố địa hình đến phân bố dân cư và hoạt động kinh tế – Dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, ven biển...thích hợp phát triển mô hình kinh tế gì? Kinh tế trang trại nông –lâm kết hợp + Đặc điểm dân cư như trên có thuận lợi gì cho vùng trong quá trình phát triển kinh tế? " Vận dụng kiến thức lịch sử:(GV: Bắc Trung Bộ trong quá khứ cũng như hiện người dân phải hứng chịu nhiều đau thương mất mát: +Thời kì Phong kiến : chiến tranh Đàng Trong- Đàng Ngoài ; Trịnh – Nguyễn phân tranh. + Trong kháng chiến chống Mĩ thì đây là chiến trường khốc liệt nhất với các địa danh : Vĩ tuyến 17, Khe Sanh, Đường 9 Nam – Lào, Thành Cổ Quảng Trị... " Vận dụng kiến thức môn Giáo Dục Công Dân ( Để giáo dục ý thức vợt khó vươn lên) + Trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt của vùng nhưng con người nơi đây rất hiếu học. Đây là quê hương của nhiều lãnh tụ kiệt xuất. Gv: yêu cầu học sinh kể tên một vài tấm gương tiêu biểu (Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...) " Vận dụng kiến thức lịch sử (Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một vài di tích lịch sử của vùng?) + Vùng là nơi sản sinh ra những người anh hùng: Nguyễn ái Quốc, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu... + Có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử: Phong Nha (di sản thế giới), Cố đô Huế (nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá thế giới phi vật thể), đường Hồ Chí Minh, đường hầm Hải Vân, dự án xd khu kinh tế mở trên biên giới Việt - Lào, dự án xd hành lang Đông - Tây.....=> đã và đang mở ra triển vọng phát triển kinh tế cho vùng + Cố Đô Huế, nhà Lưu niệm Bác Hồ, nghĩa trang liệt Sĩ Trờng Sơn, cầu Hàm Rồng....vv (GV cho HS xem đoạn video về di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng) - Thảo luận nhóm/ Cặp: 2’ (phiếu học tập) Học sinh quan sát bảng 23.2 hãy : - Dựa vào bảng 23.2, hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước? Từ đó có kết luận gì về sự phát triển kinh tế của vùng? Tiêu chí Đơn vị tính Bắc Trung Bộ Cả nước 1. Mật độ dân số Người/Km2 195 233 2. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số % 1,5 1,4 3. Tỷ lệ hộ nghèo % 19,3 14,3 4.Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng Nghìn đồng /tháng 212,4 295 5. Tỷ lệ người biết chữ % 91,3 90,3 6. Tuổi thọ trung bình Năm 70,2 70,9 7. Tỷ lệ dân thành thị % 12,4 23,6 Giáo viên thuyết trình mặc dù đời sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn song với sự nỗ lực, truyền thống cần cù, giàu nghị lực cùng với hàng loạt các dự án đang được triển khai.....sẽ mở ra cho vùng có nhiều cơ hội để phát triển.- Các dự án lớn đang được triển khai (Việc hoàn thành đường Hồ Chí Minh và hầm đường bộ dài gần 7 km qua đèo Hải Vân; Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hoá; nhiệt điện Vũng áng...) giúp cho việc khai thác có hiệu quả nguồn lực tự nhiên của vùng, từng bước cải thiện đời sống nhân dân , xoá đói giảm nghèo... I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: - Vị trí giới hạn : + Phía bắc giáp vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng + Phía tây giáp CHDCND Lào + Phía đông giáp biển đông + Phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ + Diện tích: 51513 km2, gồm 6 tỉnh thành. + Là dải đất hẹp ngang (kéo dài từ dãy Tam Điệp " dãy Bạch Mã) - Ý nghĩa của vị trí địa lí: + Là cầu nối giữa miền Bắc với Miền Nam + Cửa ngõ hành lang Đông - Tây của các nước tiểu vùng sông MêKông ra biển Đông và ngược lại + Như ngã tư đường đối với trong nước và các nước trong khu vực + Phát triển tổng hợp kinh tế trên biển và đất liền => Vị trí địa lí càng thuận lợi, cơ hội phát triển càng lớn II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1. Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên: + Địa hình: Phân hóa từ đông sang tây rõ rệt (từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển). => Thuận lợi trồng rừng, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, chăn nuôi gia súcvv - Khí hậu: Mùa hạ khô nóng, thu đông mưa nhiều, có bão. - Sông ngòi: Ngắn, dốc thu đông có lũ lớn. (Cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt, xây dựng thủy điện) - Tài nguyên thiên nhiên: Có sự phân hoá giữa bắc và nam dãy Hoành sơn. - Tài nguyên quan trọng (Rừng, biển, khoáng sản, du lịch) => Thiên nhiên có sự phân hoá Tây - Đông và Bắc – Nam rõ rệt. 2. Khó khăn: - Thường xuyên có bão lũ, hạn hán, gió Tây khô nóng về mùa hạ III. Đặc điểm dân cư, xã hội 1. Đặc điểm: - Dân số: 10,3 triệu người. - Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc - Sự phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông của vùng. 2. Thuận lợi: - Lực lượng lao động dồi dào, người dân có truyền trống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực, hiếu học, kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên. + Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa( Cố đô Huế) 3. Khó khăn: - Trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp so với cả nước, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là ở vùng cao, biên giới, hải đảo. 4.Thùc hµnh/ luyện tập (3- 5 phút) - Giáo viên hệ thống hoá kiến thức bài học bằng bài tập và câu hỏi. Chọn từ, cụm từ sau đây để điền vào chỗ chấm sao cho thành câu hoàn chỉnh về đặc điểm tự nhiên và dân cư và dân cư Bắc Trung Bộ. (hẹp ngang, cầu nối, Địa hình, mùa hạ, khác biệt, phân hoá, khó khăn, cửa ngõ) a. Bắc Trung Bộ là dải đất., kéo dài từ dãy Tam Điệp tới dãy Bạch Mã. b. Bắc Trung Bộ là giữa miền Bắc và miền Nam, là của các nước tiểu vùng sông Mê Kông ra biển và ngược lại. c. ..có sự phân hoá tây đông rõ rệt núi, gò đồi , đồng bằng, biển và hải đảo d. Khí hậu khô nóng, thu đông mưa nhiều và có bão. e.Thiên tai thường xảy ra, gây nhiều ..cho sản xuất và đời sống dân cư Bắc Trung Bộ. g. Tài nguyên thiên nhiên có sự .giữa Bắc và Nam dãy Hoành Sơn. h. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có nhiều giữa phía đông và phía tây. 4.Vận dụng (1phút) - Tìm hiểu những tài nguyên du lịch của - Sưu tầm tư liệu: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Dự án xây dựng các khu kinh tế mở trên biên giới Việt- Lào, dự án phát triển hành lang Đông Tây. - Trả lời câu hỏi bài tập sgk/ 85. - Làm bài tập sách bài tập bản đồ thực hành. - Nghiên cứu bài 24 sgk/86. ---------------------------------------------***------------------------------------------------ * Rút kinh nghiệm: Sau bài học này học sinh cần biết: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa, di tích lịch sử, Môi trường trong quá trình hộ nhập và phát triển kinh tế.
File đính kèm:
- giao an lien mon dll 9 2014 chuan.doc