Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 45, Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Kim Ngân

** Gv giới thiệu sơ lược về

4 Thời kì lịch sử của Trung và Nam Mĩ

+ Trước 1492 có người Anh - Điêng sinh sống.

+ Từ 1492 - TK XVI xuất hiện luồng nhập cư Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đưa người Phi sang.

+ Từ thế kỷ XVI - TK XIX thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đô hộ xâm chiếm

+ Từ đầu TK XIX bắt đầu đấu tranh giành độc lập .

- Hiện nay các nước Trung và Nam Mĩ cùng sát cánh đấu tranh chống sự chèn ép bóc lột của các công ty tư bản nước ngoài đặc biệt là Hoa Kì.

* Hoạt động 1( cả lớp): Hướng dẫn HS tìm dân cư

- GV y/c hs dựa vào hình

35. 2SGK cho biết khái quát lịch sử nhập cư vào Trung và Nam Mĩ.

H: Thực tế ngày nay thành phần dân cư Trung và NM là người gì? Có nền VH nào? Nguồn gốc của nền VH đó như thế nào

( nguyên nhân)?

- GV chuẩn kiến thức

Giáo viên mở rộng : Sự hình thành các dân tộc ở Trung & Nam Mĩ gắn liền với các chủng tộc người lai và nền văn hoá Mĩ La-tinh độc đáo tạo điều kiện cho các quốc gia khu vực xoá bỏ tệ phân biệt chủng tộc.

H: Sự phân bố dân cư Trung & Nam Mĩ như thế nào? Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là bao nhiêu?

H: Dân cư tập trung đông ở nơi nào? Thưa thớt nơi nào?

-GVCL(kết hợp với chỉ BĐ): Dân cư của Trung và Nam Mĩ phân bố không đều, tập trung đông ở một số miền ven biển, cửa sông, vùng có khí hậu khô ráo, vùng có khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên và thưa thớt ở vùng sâu trong nội địa, khí hậu khắc nghiệt, hoang mạc trên núi cao, đồng bằng Amadôn.(vì nơi đây chủ yếu là rừng xích đạo và nhiệt đới, khí hậu ẩm ướt, việc khai thác rừng chưa nhiều và chưa hợp lí)

H: Nguyên nhân của sự phân bố này là gì?

- GV chốt ý

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 45, Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Kim Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày dạy: 19 /02/19. Lớp dạy: 7A2 ,7A3
Tiết 45 20/02/19. Lớp dạy7A1
Bài 43. DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Sau bài học, hs cần: 
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm về dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ.
 2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích đặc điểm dân cư của khu vực Trung và Nam Mĩ 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích so sánh, đối chiếu trên lược đồ thấy rõ được sự phân bố dân cư và đô thị châu Mĩ
3. Thái độ 
 - Nghiêm túc trong giờ học
II. CHUẨN BỊ
1. GV :Lược đồ dân số, MĐDS, các đô thị châu Mĩ 
2. HS :Bài soạn, vở ghi, sgk
III. TIẾN TRÌNH TỒ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ(5’)
- Tại sao Trung và Nam Mĩ có gần đủ các đới khí hậu ? Đó là những đới khí hậu nào ? (10đ)
- Có các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ và nêu sự phân bố của chúng ? (10đ) 
3. Dạy nội dung bài mới(1’): Các nước Trung và Nam Mĩ đều trải qua quá trình đấu tranh lâu dài giành độc lập chủ quyền. Sự hợp huyết giữa người Âu, người Phi và người Anh Điêng đã làm cho Trung và Nam Mĩ có thành phần người lai khá đông và xuất hiện nền văn hoá Mĩ Latinh độc đáo.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
 3’
 15’
12'
** Gv giới thiệu sơ lược về
4 Thời kì lịch sử của Trung và Nam Mĩ
+ Trước 1492 có người Anh - Điêng sinh sống.
+ Từ 1492 - TK XVI xuất hiện luồng nhập cư Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đưa người Phi sang.
+ Từ thế kỷ XVI - TK XIX thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đô hộ xâm chiếm 
+ Từ đầu TK XIX bắt đầu đấu tranh giành độc lập .
- Hiện nay các nước Trung và Nam Mĩ cùng sát cánh đấu tranh chống sự chèn ép bóc lột của các công ty tư bản nước ngoài đặc biệt là Hoa Kì.
* Hoạt động 1( cả lớp): Hướng dẫn HS tìm dân cư 
- GV y/c hs dựa vào hình 
35. 2SGK cho biết khái quát lịch sử nhập cư vào Trung và Nam Mĩ.
H: Thực tế ngày nay thành phần dân cư Trung và NM là người gì? Có nền VH nào? Nguồn gốc của nền VH đó như thế nào
( nguyên nhân)?
- GV chuẩn kiến thức
Giáo viên mở rộng : Sự hình thành các dân tộc ở Trung & Nam Mĩ gắn liền với các chủng tộc người lai và nền văn hoá Mĩ La-tinh độc đáo tạo điều kiện cho các quốc gia khu vực xoá bỏ tệ phân biệt chủng tộc. 
H: Sự phân bố dân cư Trung & Nam Mĩ như thế nào? Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là bao nhiêu?
H: Dân cư tập trung đông ở nơi nào? Thưa thớt nơi nào?
-GVCL(kết hợp với chỉ BĐ): Dân cư của Trung và Nam Mĩ phân bố không đều, tập trung đông ở một số miền ven biển, cửa sông, vùng có khí hậu khô ráo, vùng có khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên và thưa thớt ở vùng sâu trong nội địa, khí hậu khắc nghiệt, hoang mạc trên núi cao, đồng bằng Amadôn.(vì nơi đây chủ yếu là rừng xích đạo và nhiệt đới, khí hậu ẩm ướt, việc khai thác rừng chưa nhiều và chưa hợp lí)
H: Nguyên nhân của sự phân bố này là gì?
- GV chốt ý
H: Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ ? 
H: Quan sát hình 43.1 Cho biết sự phân bố dân cư Trung & Nam Mĩ có gì giống và khác với Bắc Mĩ ? Chú ý ở đồng bằng và miền núi.
* Hoạt động ( nhóm) : Hướng dẫn HS tìm đô thị hoá
- GV y/c hs dựa vào kênh chữ sgk trả lời 
H: Tốc độ đô thị hoá diễn ra như thế nào? Tỉ lệ dân thành thị chiếm ? %
- Gv cho hs thảo luận trong 4’, GV chia lớp thành 3 nhóm nội dung sau.
H: Dựa vào h43.1sgk trang 132 yêu cầu:
+ Nhóm 1: cho biết sự phân bố các đô thị trên 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với Bắc Mĩ? 
+ Nhóm 2:Tốc độ đô thị hoá khu vực này có đặc điểm gì?
+ Nhóm 3: nêu tên các đô thị có số dân 5 triệu người ở Trung và Nam Mĩ? 
H: Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào?
H: nêu những vấn đề nảy sinh do đô thị hoá tự phát ở Trung & Nam Mĩ?
- GV chuẩn xác kiến thức.
- Lắng nghe
- HS dựa vào h35.2và tt sgk 
trả lời, học sinh khác nhận xét bổ sung
- Người lai : người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nhập cư, chủng tộc Nê-grô -ít, Môn- gô -lô-it cổ
- Có nền văn hoá La - tinh do sự kết hợp từ ba dòng văn hoá Anh - điêng, Phi và Âu.
Không đồng đều & gia tăng dân số tự nhiên còn cao 1,7%
- Đông ở ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ. 
- Các vùng nằm sâu trong nội địa dân cư thưa thớt 
sgk
- Khí hậu hàn đới khắc nghiệt chỉ có người Anh điêng & Exkimô sinh sống; là vùng núi Coocđie khí hậu hoang mạc rất khắc nghiệt; là đồng bằng Amadôn nhiều rừng rậm chưa được khai thác hợp lí nên ít dân cư; là hoang mạc trên núi cao phía nam Anđét khí hậu khô khan
- Giống nhau: cả 2 khu vực dân cư sống thưa thớt ở 2 hệ thống núi
- Khác nhau: BM tập trung đông ở ĐB trung tâm. Nam Mĩ sống thưa thớt ở ĐB A-ma-zôn. 
Tốc độ đô thị hoá đứng đầu thế giới. Tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số
- Chia nhóm thảo luận
- Hs các nhóm dựa vào h 43.1sgk tr 132 trao đổi hoàn thành câu hỏi của nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Xao-pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret , Xan-ti-a-gô, Li-ma, Bô-gô-ta.....
- Tốc độ đô thị hoá khu vực này nhanh
- Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Xao-pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret , Xan-ti-a-gô, Li-ma, Bô-gô-ta
- Ở Bắc Mĩ đô thị hoá gắn liền với phát triển công nghiệp hóa nên đô thị trở nên hiện đại; còn đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi đó kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, xuất hiện những khu nhà ổ chuột, số người vô gia cư, nạn thất nghiệp, trộm cướp, rượu chè, hút chích ) 
1. Sơ lược lịch sử(SGK)
2. Dân cư
- Dân cư chủ yếu là người lai, có nền văn hoá La - tinh độc đáo do sự kết hợp từ ba dòng văn hoá Anh - điêng, Phi và Âu.
*Nguyên nhân: Do có sự hòa huyết giữa người gốc TBN, BĐN với người gốc Phi và người Anh- điêng bản địa
- Dân cư phân bố không đều.
+ Chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ. 
+ Các vùng nằm sâu trong nội địa dân cư thưa thớt 
* Nguyên nhân: Sự phân bố dân phụ thuộc điều kiện khí hậu và địa hình của môi trường sinh sống.
3. Đô thị hoá
Tốc độ đô thị hoá đứng đầu thế giới. Tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số.
 Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh khi kinh tế chưa phát triển dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực nghiêm trọng
4.Củng cố(5’): - Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ? 
- Quá trình đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào? 
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà( 3’) 
- Chuẩn bị bài mới theo nội dung sau: 
+ Th nhiên Trvà Nam Mĩ có những thuận lợi gì để tạo điều kiện cho nông nghiệp khvựcphát triển?
+ Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.
+ Nêu tên và xác định trên bản đồ sự phân bố các cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docBai 43 Dan cu xa hoi Trung va Nam Mi_12795614.doc
Giáo án liên quan