Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 3: Quần cư. Đô thị hóa - Năm học 2019-2020- Nguyễn Thị Mỹ Nga
Hoạt động 3: cá nhân
*Tìm hiểu đô thị hóa và siêu đô thị
GV giới thiệu thuật ngữ: Đô thị hóa
? Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào và ở đâu? Nguyên nhân xuất hiện?
HS: Từ thời kỳ cổ đại: Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp. do nhu cầu trao đổi hàng hóa.
? Đô thị phát triển nhất khi nào ?
? Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy quá trình phát triển đô thị?
HS: Sự phát triển của thương nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp
? Thế nào là siêu đô thị?
HS: Dân số tập trung đông trên một quy mô diện tích. Đô thị trên 8 triệu dân
HS quan sát bản đồ dân cư thế giới, kết hợp xem H 3.3.
? Kể tên các siêu đô thị trên thế giới?
? Xác định các siêu đô thị trên bản đồ?
? Ngày nay, tỉ lệ người sống trong các đô thị như thế nào?
? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? Kể tên?
? Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào ?
MR: Năm 1950: 8 đô thị (5tr dân trở lên); Năm 1975: 23 đô thị; hiện nay: 50 đô thị với tổng số dân 372,4 triệu người, chiếm khoảng 6% dân số TG và gần 13% dân số đô thị toàn cầu
Bài 3 - Tiết 3 QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ Tuần: 2 Ngày dạy: /8/2019 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS nắm được các đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư thành thị, biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. - HS hiểu được sự khác nhau về lối sống giữa 2 loại quần cư. 1.2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh quần cư đô thị, quần cư nông thôn, qua đó so sánh sự khác biệt giữa hai loại quần cư này. - Rèn kĩ năng bản đồ 1.3. Thái độ - Tình yêu quê hương, đất nước. - Ý thức đúng đắn về chính sách dân cư. 2. TRỌNG TÂM - Quần cư nông thôn và quần cư đô thị 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới 3.2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, chuẩn bị những câu hỏi mới. 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm diện HS 4.2. Kiểm tra miệng Câu 1: Xác định trên bản đồ dân cư thế giới các khu vực dân cư sống tập trung ? Giải thích tại sao khu vực trên lại tập trung đông dân? (8 điểm) - HS xác định trên bản đồ: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Tây và Trung Âu... - Giải thích: do có điều kiện thuận lợi như ven biển, đồng bằng, hay các khu đô thị lớn, các nơi có khí hậu mưa thuận gió hòa.... Câu 2: Xác định 1 số siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên trên thế giới? (2 điểm) - HS xác định 4.3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: giới thiệu bài Thời xa xưa con người sống lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, tuy nhiên về sau họ biết sống quây quần, tụ tập ở 1 vùng 1 nơi để có thêm sức mạnh khai thác và cải tạo thiên nhiên. Từ đó hình thành các kiểu quần cư. Vậy các em có muốn biết có mấy loại quần cư, cách tổ chức sinh sống và hoạt động kinh tế như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lời giải đáp qua bài học ngày hôm nay. Hoạt động 2: cá nhân, nhóm *Tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị ? Quần cư là gì? ? Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư ở một nơi ? HS: mật độ dân số, nhà cửa, đường sá, ? Có mấy loại quần cư? ? Quan sát ảnh 3.1 và 3.2, cho biết sự khác biệt giữa quang cảnh nông thôn và đô thị ? Thảo luận nhóm: 4 nhóm – 5 phút Nhóm 1, 2: Đặc điểm quần cư nông thôn? Nhóm 3, 4: Đặc điểm quần cư đô thị? Thảo luận theo nội dung sau: + Cách tổ chức sinh sống? + Mật độ, lối sống? + Hoạt động kinh tế? Các nhóm trình bày và nhận xét Giáo viên chuẩn xác và kết luận. Nội dung bài học 1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư đô thị Cách tổ chức sinh sống Nhà cửa xen đồng ruộng, tập hợp thành làng, xóm. Nhà cửa xây thành phố, phường. Mật độ Dân cư thưa Dân cư tập trung đông Lối sống Dựa vào truyền thống gia đình, dòng họ, làng xóm, có phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền. Công đồng có tổ chức, mọi người tuân thủ theo pháp luật, quy định về nếp sống văn minh, trật tự, bình đẳng. Hoạt động kinh tế Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - dịch vụ Liên hệ ? Hãy cho biết nơi em ở cùng gia đình thuộc kiểu quần cư nào? HS: Quần cư đô thị ? Với thực tế địa phương mình, em cho biết kiểu quần cư nào đang thu hút số đông dân tới sinh sống? HS: Đô thị Hoạt động 3: cá nhân *Tìm hiểu đô thị hóa và siêu đô thị GV giới thiệu thuật ngữ: Đô thị hóa ? Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào và ở đâu? Nguyên nhân xuất hiện? HS: Từ thời kỳ cổ đại: Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp.... do nhu cầu trao đổi hàng hóa. ? Đô thị phát triển nhất khi nào ? ? Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy quá trình phát triển đô thị? HS: Sự phát triển của thương nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp ? Thế nào là siêu đô thị? HS: Dân số tập trung đông trên một quy mô diện tích. Đô thị trên 8 triệu dân HS quan sát bản đồ dân cư thế giới, kết hợp xem H 3.3. ? Kể tên các siêu đô thị trên thế giới? ? Xác định các siêu đô thị trên bản đồ? ? Ngày nay, tỉ lệ người sống trong các đô thị như thế nào? ? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? Kể tên? ? Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào ? MR: Năm 1950: 8 đô thị (5tr dân trở lên); Năm 1975: 23 đô thị; hiện nay: 50 đô thị với tổng số dân 372,4 triệu người, chiếm khoảng 6% dân số TG và gần 13% dân số đô thị toàn cầu Tích hợp GDMT ? Sự tăng nhanh, tự phát của số dân trong các đô thị gây ra hậu quả gì ? ? Hướng giải quyết HS: phân bố lại dân cư (di dân), đến các vùng sâu, vùng núi bằng nhiều biện pháp. Liên hệ: ? Kể tên các nước có quá trình đô thị hóa cao, Các nước có quá trình đô thị hóa thấp? HS: Mehico, Xaopaolô, Riôđờgianero (Braxin), Mumbai, Cairo (Ai Cập) ? Cho biết tình hình đô thị hóa ở Việt Nam? - Tốc độ đô thị hóa của VN còn chậm và trình độ thấp: Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%. Từ năm 2009 đến nay, tỉ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8 điểm phần trăm. ? Việt Nam có siêu đô thị không? Nếu có kể tên? HS: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội 2. Đô thị hóa. Các siêu đô thị - Đô thị xuất hiện rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỉ XIX - lúc công nghiệp phát triển. - Ngày nay, số người sống trong các đô thị chiếm 50% dân số thế giới. - Số siêu đô thị ngày càng tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển châu Á và Nam Mỹ. - Quá trình phát triển đô thị một cách tự phát đã ảnh hưởng lớn đến môi trường, sức khỏe, giao thông, .. của người dân đô thị. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố Câu 1: Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn về hoạt động kinh tế? - Quần cư đô thị: công nghiệp, dịch vụ - Quần cư nông thôn: nông - lâm - ngư nghiệp Câu 2: Xác định trên bản đồ các siêu đô thị trên thế giới? - HS xác định. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học * Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài và nắm chắc sự khác biệt giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn. - Làm bài tập 2 trang 12 – Tập bản đồ Địa lí 7. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài 4: “Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi” + Ôn lại cách đọc tháp tuổi, kĩ năng nhận xét và phân tích các tháp tuổi. + Qua hình 4.4, các siêu đô thị ở châu Á phần lớn nằm ở vị trí nào ? Thuộc các nước nào ? 5. RÚT KINH NGHIỆM Nội dung Phương pháp Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học
File đính kèm:
- Bai 3 Quan cu Do thi hoa_12730383.docx