Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 20 đến 21 - Năm học 2019-2020

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của môi trường hoang mạc

a. Mục tiêu : - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc

- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa

- Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 20 đến 21 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11	 Ngày dạy: Lớp 7a1 29/10./2019
Tiết: 21	 Lớp 7a2 :28/..10./2019
 Lớp 7a3: 28/..10./2019
CHỦ ĐỀ (Số tiết 2)
MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
I. Nội dung chủ đề.
1. Nội dung 1: Môi trường hoang mạc
2. Nội dung 2: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
II. Mục tiêu: HS đạt được: 
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc
- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc
- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc
- Biết một số biện pháp nhằm cải tạo ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.
2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh địa lí về một số biện pháp cải ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.
- Rèn luyện cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy, giải quuyết vấn đề, tự nhận thức...
3. Thái độ:
- Thông cảm, chia sẻ với khó khăn nhân dân vùng hoang mạc
- Rút ra nhiều kinh nghiệm sản xuất trong điều kiện tự nhiên khó khăn.
4. Các năng lực và phẩm chất.
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ
- Năng lực sử dụng hình ảnh
* Phẩm chất: Giáo dục môi trường
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: - Bản đồ cảnh quan thế giới ( lược đồ 19.1 phóng to ).
- Ảnh hoang mạc ở châu Á, châu Phi, Mĩ, Ô-trây-li-a .
- Ảnh về các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trên các hoang mạc
- Ảnh về phòng chống hoang mạc hóa trên thế giới
- Phiếu học tâp.(phụ lục)
- Máy tính, máy chiếu.
2, Học sinh: - Bài học, vở ghi, Sgk. 
 - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới
3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Thảo luận theo nhóm; đàm thoại gợi mở; thuyết giảng tích cực...
- Sử dụng phương tiện trực quan, máy chiếu
IV. Xây dựng kế hoạch dạy học: 
 * Bảng mô tả các mức độ kiến thức của chủ đề:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Môi trường hoang mạc
- Trình bày được sự phân bố của các hoang mạc trên thế giới
- Trình bày được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc
- Biết được những đặc điểm thích nghi của thực động vật với môi trường hoang mạc
- Trình bày được các hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
- Biết được những nguyên nhân khiến hoang mạc đang ngày càng mở rộng trên thế giới
- Nêu được một số biện pháp nhằm hạn chế sự mở rộng của hoang mạc
- Giải thích được nguyên nhân sự phân bố các hoang mạc trên thế giới
- Giải thích được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc
- Giải thích được tại sao giới sinh vật có thể thích nghi với môi trường hoang mạc
- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để trình bày được đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc
- So sánh sự khác nhau giữa khí hậu hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa
- Liên hệ với quá trình hoang mạc hóa ở Việt Nam 
1. Hoạt động khởi động;
a.Mục tiêu:
 -Giúp ghi nhận được nhựng thông tin mà học sinh đã biết về tự nhiên và kinh tế của môi trường hoang mạc..
 -Giúp học sinh định hướng về các nội dung chưa biết và hứng thú với bài học mới.
b.Phương pháp và kỹ thuật dạy học.
 -Học sinh làm viêc theo nhóm .(động não)
c.Phương tiện.
 -Giấy nháp.
d.Tiến trình.
* Bước 1:-Chuyển giao nhiệm vụ.
 -Gv cho hs quan sát một số ảnh về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của hoang mạc Xa-ha-ra, Gô- bi, A-ta-ca-ma và yêu cầu các nhóm.
 + Hãy ghi nhận những thông tin mà em đã biết về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế ở môi trường hoang mạc qua những bức hình trên. 
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình- học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới
*Bước 2:-Thực hiện nhiệm vụ.
 -Học sinh trong nhóm trao đối để trả lời câu hỏi.
 - Thư ký của các nhóm ghi lại nội dung nhóm thống nhất vào giấy nháp.
*Bước 3:-Báo cáo kết quả: -GV gọi một nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.
 -Các nhóm khác nhận xét và bố sung nếu có.
 *Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức:Giáo viên ghi nhận thông tin học sinh đã biết và gợi ý những điều học sinh chưa biết,cần phải biết và dẫn dắt vào chủ đề dạy học.
* Sản phẩm mong đợi:Học sinh biết một số gợi ý sau.
-HS trả lời được một số thông tin đã biết về môi trường hoang mạc như: khô hạn, cát bao phủ, động thực vật nghèo nàn, dân cư thưa thớt..
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
 Tiết 20: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của môi trường hoang mạc
a. Mục tiêu : - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc
- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
- Đọc và phân tích lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới để biết đặc điểm phân bố và nguyên nhân hình thành các hoang mạc.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu hoang mạc, sự khác nhau về nhiệt độ của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa.
b. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Cá nhân/thảo luận nhóm
c. Phương tiên dạy học: skg, hình ảnh, lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới.
d. Tiến trình:
 Hoạt động của thầy 
Hoạt động của HS
*HĐ 1.1:Cá nhân,
GV treo lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới. 
Bước 1.Gv giao nhiệm vụ: HS quan sát bản đồ
- Nhận xét diện tích hoang mạc trên thế giới.
- Hãy cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?
- Vì sao các hoang mạc phân bố ở dọc hai chí tuyến, sâu trong nội địa và nơi có dòng biển lạnh đi qua?
Bước 2: HS quan sát bản đồ và suy nghĩ trả lời.
Bước 3: HS trình bày, học sinh khác nhận xét và bố sung.
Bước 4: Gv nhận xét,đánh giá và chuẩn xác kiến thức.
*HĐ 1.2:Thảo luận nhóm:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm.(phiếu học tập)
-Nhóm 1, 2 :Quan sát biểu đồ H 19.2 (Phiếu 1)
+ Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xa-ha-ra.
+ Nhận xét về khí hậu của hoang mạc đới nóng.
-Nhóm 3, 4 :Quan sát biểu đồ H 19.3 (Phiếu 2)
+ Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Gô-bi.
+ Nhận xét về khí hậu của hoang mạc đới ôn hòa.
 Phiếu số 1:
Các yếu tố
Hoang mạc Xa ha ra
Mùa đông
Mùa hè
Biên độ nhiệt
Lượng mưa
Nhiệt độ
Đặc điểm
Phiếu số 2:
Các yếu tố
Hoang mạc Giô Bi
Mùa đông
Mùa hè
Biên độ nhiệt
Lượng mưa
Nhiệt độ
Đặc điểm
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
HS các nhóm thảo luận và điền thông tin vào phiếu học tập.
Bước 3: Học sinh báo cáo sản phẩm.
HS trình bày sản phẩm của các nhóm thông qua phiếu học tập.
Bước 4: GV cho học sinh So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa .
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn xác kiến thức về đặc điểm khí hậu hoang mạc.
HĐ 1.3:Cá nhân:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Quan sát hình ảnh 19.4 và 19.5 sgk/ trang 62 trả lời câu hỏi?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
+Mô tả quang cảnh hoang mạc và rút ra đặc điểm của thực, động vật và dân cư của môi trường hoang mạc
Bước 3: GV gọi 1-2 học sinh trả lời câu hỏi và các học sinh khắc lắng nghe và nhận xét, góp ý.
Bước 4: GV nhận xét,đánh giá và chuẩn xác kiến thức.
*Học sinh quan sát hình 19.2 và 19.3.
-Trả lời câu hỏi.
các hoang mạc phân bố ở dọc hai chí tuyến, sâu trong nội địa và nơi có dòng biển lạnh đi qua
-Hs trình bày, hs khác nhận xét và bố sung nếu có.
-HS quan sát và mô tả hình 19.4 và 19.5 –HS phân tích nhiệt độ và lượng mưa của 2 biểu đồ.
-Thảo luận nhóm và trả lời vào phiếu học tập.
+ Nhóm 1,2 thảo luận câu 1.
+ Nhóm 3,4 thảo luận câu 2. 
-Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trao đổi để hoàn thành sản phẩm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và góp ý.
-HS dựa vào kết quả phân tích biểu đồ so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hai môi trường hoang mạc và từ đó rút ra đặc điểm chung của khí hậu ở hoang mạc.
-HS quan sát hình 19.4 và 19.5 sgk/ trang 62 trả lời câu hỏi.
-HS trả lời câu hỏi .
Kết quả mong đợi: học sinh trả lời sự phân bố và đặc điểm tự nhiên của môi trường Hoang mạc.
Phiếu học tập số 1
Các yếu tố
Hoang mạc Xa-ha-ra
Mùa đông
Mùa hè
Biên độ nhiệt
Nhiệt độ
120 c –T 6
400 c- T 12
280 c
Lượng mưa
3mm-T10
8mm-T8
Đặc điểm
Biên độ nhiệt năm cao
Lượng mưa rất ít
> Mùa đông ấm ,mùa hạ rất nóng
Phiếu học tập số 2
Các yếu tố
Hoang mạc Giô-bi
Mùa đông
Mùa hè
Biên độ nhiệt
Nhiệt độ
-160 c –T 6
240 c- T 12
400 c
Lượng mưa
5mm-T3
60mm-T7
Đặc điểm
Biên độ nhiệt năm rất cao
Lượng mưa ít
>Mùa đông rất lạnh,mùa hạ không nóng
1 . Đặc điểm của môi trường :
+ Phân bố :
- Chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi. 
- Chủ yếu nằm dọc theo hai đường chí tuyến , sâu nội địa , gần hải lưu lạnh 
+ Khí hậu :- Rất khô hạn và khắc nghiệt. 
 - Biên độ nhiệt ngày đêm và biên độ nhiệt năm rất lớn.
+ Cảnh quan: Chủ yếu sỏi , đá , cồn cát .
+Sinh vật: Thực vật cằn cỗi, động vật hiếm hoi chỉ có ở ốc đảo .
+ Dân cư: thưa thớt (sống trong ốc đảo)
Hoạt động 2:Tìm hiểu sự thích nghi của động, thực vật với môi trường. :
a.Mục tiêu: Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.
b. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm: (Kỹ thuật mảnh ghép.)
c. Phương tiên dạy học: Phiếu hoc tập, sgk..
d. Tiến trình:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
HÑ 2: Thảo luận nhóm:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ.
-GV :chia nhóm ( 4 nhóm) thảo luận thảo luận nôi dung sau:
 +Các hình thức thích nghi của thực vật và động vật với môi trường hoang mạc.
Nhóm 1.2: Thực vật
Nhóm 3,4: Động vât.
Bước 2: Hs các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Vòng 1:Chuyên gia.
 +Nhóm 1, 2: các hình thức đặc biệt để thực vật thích nghi với môi trường hoang mạc như thế nào?
+Nhóm 3,4:các hình thức đặc biệt để động vật thích nghi với môi trường hoang mạc như thế nào?
Vòng 2:
+ HS nhóm 1 có số bốc thăm 1-3 thì di chuyển sang nhóm 3 đế hoàn thành nội dung thích nghi của động vật.
+ HS nhóm 3 có số bốc thăm 3-1 thi di chuyển đến nhóm 1 đế hoàn thành nội dung sự thích nghi của thực vật.
+Tương tự hs của nhóm 2 và 4 cũng thực hiện như nhóm 1 và nhóm 3.
Bước 3: Hs trình bày kết quả sản phẩm của nhóm.
Bước 4:-GV nhận xét hoạt động của các nhóm và chuẩn xác kiên thức.
-Hs hình thành nhóm.
-Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trao đổi để hoàn thành sản phẩm vào phiếu học tập.
- Các nhóm trình bày sản phẩm lên bảng .
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày
, nhóm khác nhận xét và góp ý.
Kết quả mong đợi: câu trả lời của học sinh về sự thích nghi của thực động vật với môi trường Hoang mạc.
- Thực vật: thay đổi hình thái như lá biến thành gai, lá bọc sáp, thân phình to, rễ dàirút ngắn chu kì sinh trưởng
- Động vật: ban ngày trú mình dưới cát, ban đêm kiếm ăn ( bò sát, cô trùng) chịu đói khát khá giỏi ( lạc đà).
=> Để thích nghi động thực vật ở đây có đạc điểm là 
 -Hạn chế sự mất nước.
- Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể .
Tuần: 11	 Ngày dạy: Lớp 7a1 5/11./2019
Tiết: 22	 Lớp 7a2 :4/.11/2019
 Lớp 7a3: 4/ 11/2019
Tiết 2: 
 HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
Hoạt động 3:Tìm hiểu hoạt động kinh tế.
a.Mục tiêu:
. - Trình bày và giải thích các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con 
 người ở hoang mạc
b. Các phương pháp , kĩ thuật dạy học 
- Cá nhân/thảo luận nhóm ( kỹ thuật mảnh ghép.)
c. Phương tiện: sgk, tranh ảnh về các hoạt động kinh tế ở hoang mạc
d.Tiến trình:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của HS.
*Hoạt động :Cá nhân.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 sgk và quan sát hình 20.1 và 20.2, hãy cho biết các hoạt động kinh tế ở môi trường hoang mạc.
-Thảo luận nhóm: (Kỹ thuật mảnh ghép)
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ.
-GV : chia nhóm thảo luận:4 nhóm.
+ Nhóm 1,2: quan sát hình 20.1, 20.2 và nội dung sgk
+ Nhóm 3,4 : quan sát hình 20.3 và 20.4 và nội dung sgk
Bước 2: Hs các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Vòng 1:Chuyên gia.
 +Nhóm 1,2: Ở môi trường hoang mạc có những hoat động kinh tế cổ truyền nào? Nguyên nhân?
+Nhóm 3,4: Ở môi trường hoang mạc có những hoạt động kinh tế nào mới được phát triển sau này? Nguyên nhân.
 Vòng 2:
+ HS nhóm 1 có số bốc thăm 1-3 thì di chuyển sang nhóm 3 đế hoàn thành nội dung thích nghi của động vật.
+ HS nhóm 3 có số bốc thăm 3-1 thi di chuyển đến nhóm 1 đế hoàn thành nội dung sự thích nghi của thực vật.
+Tương tự hs của nhóm 2 và 4 cũng thực hiện như nhóm 1 và nhóm 3.
Bước 3: Hs trình bày kết quả sản phẩm của nhóm. 
-Các nhóm trình bày sản phẩm lên bảng.
-Đại diện của 1 nhóm lên trình bày sản phẩm và các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4:-GV nhận xét hoạt động của các nhóm và chuẩn xác kiên thức.
-HS đọc mục 1 sgk và quan sát hình 20.1 và 20.2 trả lời
+Hoạt động kinh tế cổ truyền và hoạt động kinh tế hiện đại.
*HS hoạt động nhóm.
-HS hình thành 4 nhóm và nhận nhiệm vụ.
-Các nhóm thực hiện nhiệm vụ của nhóm để hoàn thành sản phẩm.
-Các nhóm thực hiện báo cáo sản phẩm và nhận xét.
Kết quả mong đợi: HS trả lời được các hoạt động kinh tế ở trường Hoang mạc.
1. Hoạt động kinh tế.
a. Hoạt động kinh tế cổ truyền 
- Chăn nuôi du mục (dê, cừu, lạc đà).
- Trồng trọt trong các ốc đảo.
- Vận chuyển hàng hoá và buôn bán qua hoang mạc.
=> Nguyên nhân: thiếu nước.
b.Hoạt động kinh tế gần đây 
 - Trồng trọt với quy mô lớn.
- Khai thác dầu khí, quặng kim loại quý hiếm.
- Du lịch tham quan hoang mạc
=> Do phát triển của kỹ thuật khoan sâu.
Hoạt động 4:Tìm hiểu hoang mạc đang ngày càng mở rộng .
a.Mục tiêu : - Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc.
- Biết một số biện pháp nhằm cải tạo ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.
b.Phương pháp/kỹ thuật dạy học. Cá nhân/căp đôi/động não
c. Phương tiện dạy học: sgk, hình ảnh về hoang mạc hóa, phiếu học tập.
d. Tiến trình:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của HS
*Hoạt động 4:
HD4.1 Cá nhân: 
Bước 1:GV giao nhiệm vụ:
- Hs quan sát một số hình ảnh về quá trình hoang mạc và nôi dung sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
 - Nhận xét hiện tượng hoang mạc hóa hiện nay trên thế giới.
Cặp đôi.
Bước 1:Giao viên giao nhiệm vụ .
- HS dựa vào nội dung sgk và hiểu biết của bản thân, cho biết
+ Những nguyên nhân làm các hoang mạc ngày càng mở rộng. Lấy một số ví dụ cho thấy tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới?
+ Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.: Trao đổi theo căp đôi để hoàn thành sản phẩm.
Bước 3: HS trình bày sản phẩm: đại diện 1 đến 2 hs trình bày trước lớp và các học sinh khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: đánh giá và chuẩn xác kiến thức: GV thu khoảng 5-7 bài của học sinh để chẩm điểm nhằm khuyển khích các em
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường”
 - Bản thân các em cần phải làm gì để hạn chế sự phát triển của hoang mạc? 
-Hs quan sát một số hình ảnh về quá trình hoang mạc và nôi dung sgk.
-HS nhận xét.
-HS thảo luận cặp đôi.
-HS thảo luận trả lời câu hỏi?
-Đại diện một số cặp trình bày sản phẩm, các hs khác lắng nghe và nhận xét.
Kết quả mong đợi: HS trả lời được nguyên nhân hoang mạc đang ngày càng mở rộng và một số giải pháp hạn chế. 
a. Tốc độ
- Gần 10 triệu ha/năm
- Nhanh nhất ở hoang mạc đới nóng có mùa khô kéo dài.
b. Nguyên nhân.
- Do cát lấn.
- Do biến động khí hậu toàn cầu.
- Do tác động của con người (chủ yếu khai thác cây xanh quá mức).
c. Biện pháp ngăn chặn :
- Khai thác nước ngầm cổ truyền.
- Dẫn nước vào hoang mạc qua kênh đào.
- Trồng rừng chống cát bay.
- Cải tạo hoang mạc thành đất ruộng trên qui mô lớn.
3.Hoạt động luyện tập:
 a.Mục tiêu.
 -Giúp học sinh củng cổ, hoạn thiện kiến thức và kỹ năng lĩnh hội về chủ đề hoang mạc.
 b.Phương pháp,kỹ thuật dạy học. Cá nhân, động não
 c.Phương tiện:không
 d.Tiến trình:
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
 -Học sinh trả lời bằng các câu hỏi trắc nghiệm (gồm 6 câu)
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Diện tích hoang mạc chiếm khoảng bao nhiêu phần diện tích đất nổi thế giới?
1/2 b. 1/3 c. 1/4 d. 1/5
Câu 2: Hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới là
Ôtraylia b. Bắc Mỹ c. Gô-Bi d. Xa ha ra
Câu 3: Loại động vật sau đây phát triển mạnh ở hoang mạc là
Ngựa b. Bò c. Trâu d. Lạc đà
Câu 4: Ở môi trường hoang mạc, sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra ở
Ven biển b. Trong ốc đảo c. Trên cát d. Nơi có mưa.
Caâu 5: Dieän tích cuûa caùc hoang maïc ngaøy nay dieãn bieán ra sao?
	 a. Thu heïp daàn b. Ngaøy caøng môû roäng c. Giöõ nguyeân dieän tích d.Ñoùng baêng.
Câu 6: Giải pháp hữu hiệu đế chông sa mạc hóa mở rộng là
tưới nước b.chăn nuôi du mục c. trồng rừng d. khoan sâu
 Bước 3: Báo cáo kết quả : giáo viên kiểm tra xác suất một số học sinh.
 Bước 4: GV đánh giá chốt kiến thức.
*Sản phẩm mong đợi:
 -Học sinh trả lời đúng các câu hỏi mà giáo viên đưa ra..
 4. Hoạt đông vận dụng:
 a.Mục tiêu.
 -Giúp học sinh liên hệ bài học vào thực tiến.
 -Rèn luyện kỹ năng tìm kiểm thông tin.
 -Giúp học sinh có nhu cầu học tập liên tục.
 b. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: hoạt động cá nhân/giải quyết vẫn đề
 c.Phương tiện:không
 d. Tiến trình.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ. Yêu cầu học sinh giải quyết tình huống và làm bài tập sau.
 + Tình huống đưa ra như sau:Nếu em là người không may bị lạc vào một hoang mạc khô hạn. Vậy em phải làm gì để thoát khỏi môi trường khắc nghiệt đó.
 * Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ: học sinh làm bài tập
 * Bước 3 - Báo cáo kết quả: học sinh nộp bài báo cáo vào tiết sau
 * Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức: giáo viên chấm điểm
 * Sản phẩm mong đợi: Học sinh trả lời câu hỏi dưới dạng bài báo cáo.
 -Thời gian: hoạt động tại lớp.
 -Sản phẩm:Học sinh hoản thiện được nội dung sau.
 5. Hoạt động mở rộng:
 a. Mục tiêu: Học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng hiểu biết về nguyên nhân hoang mạc hóa đang mở rộng ở nước ta và đề xuất được một số giải pháp hạn chế sự mở rộng.
b. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: hoạt động cá nhân/ sưu tầm/động não.
c. Phương tiện: không
d. Tiến trình:
* Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập sau
+ Bằng kiến thức và hiểu biết của bản thân hãy cho biết quá trình hoang mạc hóa ở Việt Nam diễn ra như thế nào? 
+ Sưu tầm hình ảnh về hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra ở Việt Nam.
* Bước 2 - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm bài tập ở nhà
* Bước 3 - Báo cáo kết quả: Học sinh báo cáo vào tiết sau.
* Bước 4 - Đánh giá, chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét, cộng điểm
* Sản phẩm mong đợi: học sinh hoàn thành bài tập ở nhà.

File đính kèm:

  • docBai 19 Moi truong hoang mac_12707662.doc
Giáo án liên quan