Giáo án Địa lý Lớp 7 - Tiết 1 đến 5
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- So sánh sự khác biệt giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị
- Liệt kê được các đô thị tiêu biểu trên thế giới.
- Phân tích được tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế - xã hội và môi trường
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thành phố bền vững
2. Kĩ năng
- Kĩ năng phân tích tranh ảnh, bản đồ
- Kĩ năng làm việc nhóm
3. Thái độ.
- Phê phán những hành vi gây tác động xấu đến đô thị
- Hình thành ý thức tiết kiệm, bảo vệ và xây dựng phát triển nơi đang sinh sống
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, thuyết trình
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, phân tích nhận xét hình ảnh, lược đồ phân bố dân cư.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
+ Tranh ảnh về các loại quần cư
+ Bảng thống kê tên các siêu đô thị
+ Phóng to lược đồ H3.3 trang 11 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh
- Soạn bài, học bài theo hướng dẫn về nhà
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN TH VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
ơ chắp cánh” thể hiện mong muốn giảm thiểu mức sinh vì 1 thế hệ tươi sáng hơn. Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về dân số. Nhóm 2,4: Vẽ tranh cổ động hưởng ứng ngày Dân số thế giới. Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về dân số. Bước 3: Các nhóm nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho GV. V. RÚT KINH NGHIỆM Tuần - Ngày soạn: PPCT: Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới. - Phân biệt được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Nê-grô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu, da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc. 2. Kĩ năng - Kĩ năng đọc lược đồ phân bố dân cư trên thế giới, xác định được một số vùng đông dân, thưa dân trên bản đồ dân cư thế giới. - Kĩ năng tính mật độ dân số - Kĩ năng làm việc nhóm 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu đất nước. - Có ý thức tôn trọng đoàn kết các dân tộc, chủng tộc. 4. Năng lực hình thành - Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về dân cư và các chủng tộc trên thế giới. - Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ và tranh ảnh. - Năng lực giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án. Phiếu học tập. - Tư liệu bài dạy. 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập. - Tìm hiểu về sự phân bố dân cư và các chủng tộc lớn trên thế giới. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc lớn trên thế giới Biết được dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều Giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới. Phân biệt được sự khác nhau giữa các chủng tộc Tạo sản phẩm liên quan đến chủ đề bài học: Ảnh, làm thiệp, tranh... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tình huống xuất phát (3 phút) GV cho HS quan sát 2 bức hình sau: - Em biết gì về người 2 phụ nữ mặc đầm dạ hội màu trắng? + Hoa Hậu hoàn vũ Nam Phi năm 2019 – Zozibini Tunzi. + Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2018 – Hoàng Thùy => Cùng tham gia cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu hoàn vũ thế giới 2019 sắp tới. - Theo em, điểm khác biệt rõ nét nhất về ngoại hình của 2 nàng hậu là gì? Kể tên ít nhất 2 điểm khác biệt mà em thấy? Từ phần trả lời của HS, GV dẫn dắt nội dung bài mới. B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu sự phân bố dân cư trên thế giới (15 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới. - Hình thành khái niệm MĐDS. Tính MĐDS ở 1 số quốc gia. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: động não, trò chơi 3. Phương tiện: Thẻ ghi tên các khu vực trên thế giới 4. Tiến trình hoạt động Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về sự phân bố dân cư Bước 1: GV cho HS chơi trò chơi “ Cuộc đua kì thú” - GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội sẽ nhận được những thẻ ghi tên các khu vực trên thế giới. - Nhiệm vụ: Trong vòng 1 phút, các đội nhanh chóng tìm thẻ ghi tên các khu vực đông dân và dán vào lược đồ trống thế giới sau Bước 2: các nhóm hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: HS kể tên các khu vực đông dân trên thế giới. 2 khu vực đông dân là khu vực nào? Nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới? Bước 4: Theo em, căn cứ vào yếu tố nào người ta biết được nơi nào thưa dân, nơi nào đông dân? ( Căn cứ vào MĐDS) Nhiệm vụ 2: Hình thành khái niệm mật độ dân số GV giảng: Đặc điểm dân cư được thể hiện rõ nhất qua mật độ dân số. Bước 1: GV cho HS hoạt động theo cặp hoàn thành phiếu học tập sau PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Điền nội dung thích hợp vào dấu ... Bước 2: GV cùng HS phân tích công thức tính MĐDS để ra khái niệm mật độ dân số Khái niệm mật độ dân số: Là tổng số người sinh sống trên 1 đơn vị diện tích lãnh thổ. Đơn vị tính là người/km2 Bước 3: Tính MĐDS một số quốc gia trên thế giới ( Hoàn thành bài tập 2/SGK-trang 9) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Quốc gia Việt Nam Trung Quốc In-đô-nê-xi-a MĐDS Nhiệm vụ 3: Giải thích nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới Bước 1: GV chia lớp thành 4 đội chơi trò chơi “ Tiếp sức” Đội lẻ: Liệt kê những nguyên nhân làm cho dân cư tập trung đông ở 1 khu vực? Đội chẵn: Liệt kê những nguyên nhân làm cho dân cư tập trung thưa thớt ở 1 khu vực? Lần lượt thành viên các đội lên viết các đáp án lên bảng HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các chủng tộc lớn trên thế giới (15 phút) 1. Mục tiêu: Phân biệt được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Nê-grô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu, da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: Động não, chia sẻ nhóm đôi. 3. Phương tiện - Phiếu học tập 4. Tiến trình hoạt động Nhiệm vụ 1: Phân biệt các chủng tộc lớn Bước 1: GV cho HS quan sát 3 bức hình sau. 3 quý ông sau là ai? Đến từ quốc gia nào? Kể 3 thông tin về 3 quý ông này mà em biết? Bước 2: Dự đoán xem, 3 người trong 3 bức hình trên là 1 trong những chủng tộc nào sau đây ( Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it) Bước 3: GV đặt câu hỏi + Bằng hiểu biết của mình em hãy cho biết trên thế giới này có mấy chủng tộc? + Căn cứ vào đâu, người ta chia thành 3 chủng tộc lớn trên thế giới? ( Hình thái bên ngoài cơ thể) Bước 4: Phân biệt 3 chủng tộc lớn trên thế giới GV yêu cầu HS quan sát 2.2 SGK. GV sử dụng kĩ thuật Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share) để hoàn thành phiếu học tập dưới đây. Giáo viên giới thiệu vấn đề, đặt câu hỏi mở, dành thời gian 1 phút để học sinh suy nghĩ. Sau đó học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại. Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác. Sau đó kết nhóm để hoàn thành phiếu học tập. Học sinh làm việc theo hướng dẫn sau PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Chủng tộc Môn-gô-lô-it Nê-grô-it Ơ-rô-pê-ô-it Màu da Tóc Mắt Mũi Môi Phân bố chủ yếu Theo em, Việt Nam thuộc chủng tộc nào? Có bao giờ bạn đi ngoài đường và bắt gặp thấy người da trắng và người da đen sinh sống và làm việc ở Việt Nam chưa? Điều đó nói lên điều gì? Bước 5: GV cho HS quan sát bức hình sau. Cho biết cô gái trong bức hình thuộc chủng tộc nào? Huỳnh Thị Cẩm Tiên (24 tuổi, quê An Giang) Cô gái trong bức hình là người lai. Mẹ là người Việt Nam, cha đến từ Cameroon. cô thường xuyên bị người khác nhầm là người nước ngoài. Cô yêu màu da của mình và cho rằng mỗi người đều mang vẻ đẹp, sự khác biệt riêng. C. Hoạt động luyện tập (5 phút) 1. Mục tiêu Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa vững 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu vấn đề - Kĩ thuật dạy học: động não 3. Phương tiện: Hình ảnh, tư liệu 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV cho HS quan sát bức hình sau. Em biết gì về ảnh hưởng của Nelson Mandela trong việc chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid trên thế giới? Hiện nay, tình trạng kì thị, phân biệt chủng tộc còn hay hết? Em sẽ làm gì để góp phần giảm thiểu vấn đề này? Bước 2: HS động não suy nghĩ và trả lời câu hỏi của HS. Bước 3: GV giới thiệu về Nelson Mandela Bước 4: GV chốt ý về vấn đề D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (10 phút) 1. Mục tiêu Từ những kiến thức đã được học, học sinh vận dụng để giải quyết một số bài tập 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: Động não, giao việc 3. Phương tiện: Maket ý tưởng 4. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV giao nhiệm vụ GV Chia lớp làm 4 nhóm + Nhóm 1: Hãy là “Nhà nhiếp ảnh tài ba”, các bạn hãy chụp lại những khoảnh khắc đẹp cùng các du khách nước ngoài khi đến Việt Nam du lịch. + Nhóm 2: Làm thiệp với tựa đề “Cảm ơn” đến Nelson Mandela – Người xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc Apartheid. + Nhóm 3: Vẽ tranh chủ đề “Các chủng tộc sinh sống bình đẳng, đoàn kết trong xã hội ngày nay” + Nhóm 4: Hiện nay, sự phân bố dân cư không đồng đều là bài toán nan giải của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhóm hãy lên ý tưởng bản giấy về việc phân bố lại dân cư sao cho hợp lí ở nước ta. Bước 2: Các nhóm nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho GV. V. RÚT KINH NGHIỆM TƯ LIỆU 1/https://baotintuc.vn/nhan-vat-su-kien/nelson-mandela-bieu-tuong-vi-dai-cua-nam-phi-20180717194722185.htm 2/ https://tintucvietnam.vn/nelson-mandela-la-ai-39758 3/https://soha.vn/kham-pha/kho-tin-day-la-nhung-chung-toc-da-tung-ton-tai-tren-trai-dat-20160108145321535.htm Tuần Ngày soạn: PPCT: Tiết BÀI 3: QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - So sánh sự khác biệt giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị - Liệt kê được các đô thị tiêu biểu trên thế giới. - Phân tích được tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế - xã hội và môi trường - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thành phố bền vững 2. Kĩ năng - Kĩ năng phân tích tranh ảnh, bản đồ - Kĩ năng làm việc nhóm 3. Thái độ. - Phê phán những hành vi gây tác động xấu đến đô thị - Hình thành ý thức tiết kiệm, bảo vệ và xây dựng phát triển nơi đang sinh sống 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, thuyết trình - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, phân tích nhận xét hình ảnh, lược đồ phân bố dân cư. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên + Tranh ảnh về các loại quần cư + Bảng thống kê tên các siêu đô thị + Phóng to lược đồ H3.3 trang 11 SGK 2. Chuẩn bị của học sinh - Soạn bài, học bài theo hướng dẫn về nhà III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN TH VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nhận biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị Mô tả 2 loại hình quần cư So sánh sự khác biệt của 2 loại hình quần cư và đô thị Đánh giá hiện trạng nơi em đang sinh sống 2. Đô thị hóa. Các siêu đô thị Liệt kê các đô thị Giải thích quá trình đô thị hóa Đánh giá hiện Trạng đô thị hóa tại địa phương Đề xuất giải pháp phát triển đô thị IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (3p) 1. Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài 2. Phương pháp dạy học: Trò chơi 3. Phương tiện: Không 4. Tiến hành hoạt động: - Bước 1: GV nêu tên trò chơi và thể lệ - MỘT VÒNG VIỆT NAM - Bước 2: GV ra yêu cầu: Hãy kể tên các tỉnh và thành phố nước ta - Bước 3: GV gọi số ngẫu nhiên để HS trả lời - Bước 4: GV nhận xét phần trả lời của HS và đưa ra kết luận: + Có rất nhiều địa phương được xuất hiện trong trò chơi của chúng ta + Các địa phương này có giống nhau hay không? + Tại sao, cứ mỗi lần về quê, chúng ta lại thấy nơi chúng ta sống có nhiều đổi khác Quá trình đó gọi tên là gì và biểu hiện ra sao, chúng ta hãy tìm hiểu trong bài hôm nay B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị (15’) 1. Mục tiêu: - So sánh sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị - Hình thành ý thức giữ gìn và bảo tồn văn hóa bản địa và môi trường 2. Phương pháp dạy học: Think – Pair - Share 3. Phương tiện: tranh ảnh/Phiếu học tập 4. Tiến hành hoạt động: - Bước 1: + Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ “Quần cư”/tr.188. Phân biệt rõ 2 thuật ngữ “quần cư” và “dân cư” + Quan sát H3.1, 3.2 và dựa vào hiểu biết cho biết sự khác nhau của 2 kiểu quần cư Quần cư nông thôn Quần cư đô thị - Bước 2: HS làm việc theo cặp, hoàn thành phiếu học tập trong vòng 3 phút - Bước 3: GV rút thăm ngẫu nhiên mời các cặp lên làm Hướng dẫn viên, giới thiệu điểm đặc biệt của nông thôn/thành thị (Yêu cầu diễn cảm, sử dụng các biện pháp tu từ) trong vòng 90s - Bước 4: GV chốt kiến thức, HS chấm chéo PHT của các bạn. HS tự hoàn thiện ở nhà qua mẫu cho sẵn hoặc trình bày theo cách thể hiện của mình (vẽ/viết). Khen ngợi nhóm có biểu hiện vượt trội bằng cách đóng dấu xác nhận/cho điểm cộng - Bước 5: Liên hệ với địa phương, gia đình em đang cư trú thuộc kiểu quần cư nào? Địa phương em có gì đặc biệt? >>> Giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị truyền thống PHIẾU HỌC TẬP Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư đô thị Cách tổ chức sinh sống Mật độ Lối sống Hoạt đông kinh tế Nội dung phần 1 Quần cư nông thôn và quần cư đô thị - Quần cư : dân cư sinh sống quây lại tại 1 nơi, 1 vùng - Có 2 loại quần cư : quần cư nông thôn và quần cư đô thị Các yếu tố Quần cư nông thôn Quần cư đô thị Cách tổ chức sinh sống - Nhà cửa xen đồng ruộng, phân tán tập hợp thành làng xóm - Nhà cửa tập trung cao, tập hợp thành phố, phường Mật độ - Dân cư thưa thớt - Dân tập trung đông Lối sống - Dựa vào truyền thống gia đình, dòng họ, có phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền - Cộng đồng có tổ chức, văn minh, lịch sự, mọi người tuân theo pháp luật. Hoạt động kinh tế - Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp - Sản xuất công nghiệp, dịch vụ HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đô thị hóa, siêu đô thị (15’) 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm của đô thị, siêu đô thị - Giải thích và phân tích được quá trình đô thị hóa và liên hệ với địa phương - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển đô thị bền vững - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm - Rèn luyện kĩ năng đọc bảng số liệu và lược đồ 2. Phương pháp dạy học: - Khăn trải bàn - Sử dụng phương tiện trực quan: hình ảnh, clip, lược đồ 3. Phương tiện: - Tranh ảnh, clip, lược đồ 4. Tiến hành hoạt động: - Bước 1: Quan sát 2 bức tranh về sự thay đổi của 1 vùng đất và phát biểu khái niệm Đô thị hóa >>> HS trả lời nhanh, GV chốt về khái niệm Đô thị hóa Phú Mỹ Hưng – TP.HCM năm 1996 Phú Mỹ Hưng – TP.HCM năm 2018 - Bước 2: Xem đoạn phim và trả lời các câu hỏi: https://www.youtube.com/watch?v=JDS_BqDeZ4k + Số lượng các đô thị thay đổi ra sao? + Tại sao ngày càng có nhiều đô thị hình thành và tỉ lệ dân thành thị tăng cao >> HS làm việc cặp đôi và nhóm nhỏ trong 1 phút chia sẻ nhanh các lí do (yêu cầu ít nhất 3 lí do) - Bước 3: HS trình bày theo vòng tròn các nhóm, GV ghi nhanh các kết quả lên bảng - Bước 4: Hoạt động “Tôi tài năng” – GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành câu hỏi: Đô thị hóa có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào? HS ghi suy nghĩ cá nhân ra giấy note trong 1 phút HS thi trả lời theo đội – Nhóm nam và nhóm nữ thi đấu với nhau. Nhóm này nêu ra tích cực thì nhóm kia nêu ra tiêu cực. Trả lời cho đến khi phân biệt thắng thua. - Bước 5: + GV cung cấp thêm thông tin cho HS https://www.youtube.com/watch?v=5eNA09XegoA Ấn Độ Hong Kong Nội dung phần 2: 2. Đô thị hóa, siêu đô thị - Đô thị xuất rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỷ XIX là lúc công nghiệp phát triển - Các siêu đô thị ngày càng phát triển ở các nước đang phát triển ở Châu á và Nam Mỹ - Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, hiện nay tỉ lệ dân thành thị chiếm 54% dân số thế giới - Đô thị hóa có nhiều tích cực (phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống) nhưng cũng có nhiều hậu quả (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10') 1. Mục tiêu: - Đề xuất giải pháp phát triển đô thị bền vững - Phát triển năng lực hùng biện - Hình thành ý thức tiết kiệm năng lượng và tài nguyên 2. Phương pháp dạy học: Đóng vai 3. Phương tiện: 4. Tiến hành hoạt động - Tôi tài năng - Hình thức: Khăn trải bàn – yêu cầu “Giải pháp nào để phát triển đô thị Xanh – sạch – đẹp” hiệu quả + Bước 1: HS suy nghĩ ghi thông tin ra giấy note trong 1 phút + Bước 2: HS trao đổi thống nhất quan điểm nhóm trong 1 phút + Bước 3: Gọi ngẫu nhiên đại diện lên hùng biện tranh tài trong 1 phút + Bước 4: Các nhóm khác phản biện, thống nhất giải pháp nhằm phát triển đô thị hiệu qủa trong 5 phút D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (5’) 1. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học lí giải quá trình phát triển đô thị tại địa phương - Chứng minh đô thị hóa tại địa phương cũng gây nhiều tác động tích cực và tiêu cực - Kĩ năng viết báo cáo 2. Chuẩn bị: 3. Hoạt động: - Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết báo cáo, thu thập tư liệu + Mẫu báo cáo: Những biểu hiện của đô thị hóa tại địa phương; Những tác động của đô thị hóa; Những giải pháp địa phương đang thực hiện; Những đề xuất của em/ + Tư liệu: Hình ảnh chụp, thông tin từ website của tỉnh - Hạn nộp: Trong vòng 1 tuần V. RÚT KINH NGHIỆM Phụ lục tư liệu Một số bản đồ Tiết: Tuần: BÀI 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giải thích được sự phân bố dân cư tại 1 tỉnh/địa phương - Đánh giá sự thay đổi cơ cấu dân số Việt Nam các năm - Nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị châu Á 2. Kĩ năng - Đọc lược đồ/bản đồ - Đọc tháp dân số - Làm việc nhóm 3. Thái độ - Tôn trọng sự thay đổi cơ cấu dân số/đặc điểm dân cư của đất nước từ đó có cái nhìn khách quan về chiến lược dân số. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung : phản biện, hợp tác - Năng lực riêng : phân tích hình ảnh/lược đồ/biểu đồ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập - Bài trình chiếu, tổng kết - Cập nhật thông tin, hình ảnh lược đồ, biểu đồ. 2. Chuẩn bị của học sinh - Xem trước bài mới. - Nghiên cứu các lược đồ, hình ảnh - Giấy note, giấy A4. III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nhận biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị Giải thích sự phân bố dân cư Đọc biểu đồ tháp dân số Việt Nam Lí giải sự thay đổi cơ cấu dân số và liên hệ địa phương (nếu có) IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (10p) Mục tiêu: - Liệt kê được các thành phố siêu đô thị trên thế giới 2. Phương pháp dạy học: Trò chơi “Chúng tớ là nhà vô địch” 3. Phương tiện: Không/Đồng hồ bấm giờ 4. Tiến trình hoạt động: - Bước 1: GV giới thiệu thể lệ trò chơi + Chia lớp thành các nhóm nhỏ + Thành viên trong nhóm nắm chặt tay nhau, hô vang khẩu hiệu quyết tâm để cùng tham gia trò chơi + HS có 15s để lần lượt đọc tên siêu đô thị trên thế giới. 1 điểm/đáp án đúng - Bước 2: GV tiến hành trò chơi. Lưu ý quy định luật chơi (không lặp, nhắc lại, ngưng là loại) - Bước 3: GV tổng kết hoạt động và khen ngợi - Bước 4: GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới + Có nhiều siêu đô thị + Châu Á có có hàng chục siêu đô thị, tiêu biểu như Tokyo, Mumbai Các đô thị này thường tập trung ở đâu, lí do? Trong bài hôm nay chúng ta cùng giải quyết B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI – LUYỆN TẬP CUỘC ĐUA KÌ THÚ (20 phút) 1. Mục tiêu - Giải thích được sự phân bố dân cư tại 1 tỉnh/địa phương - Đánh giá sự thay đổi cơ cấu dân số Việt Nam các năm - Nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị châu Á - Đọc lược đồ, biểu đồ - Tính mật độ dân số 2. Phương pháp dạy học: - Trực quan, trò chơi, giải quyết vấn đề 3. Phương tiện: Phiếu học tập, lược đồ trống 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV nêu quy định + Chia lớp thành 6 trạm tương đương 6 nhóm. GV có thể chia thành 2 cụm để 1 nhóm không quá đông >>> HS tham gia được trọn vẹn + Mỗi trạm, HS di chuyển và thực hiện nhiệm vụ trong PHT + Các thành viên thực hiện tại trạm trong 2 phút + Bài tập để tại bàn, không di chuyển + HS được thảo luận, dùng máy tính, không dùng tài liệu khác - Bước 2: Tiến hành hoạt động. Sau 2 phút, GV hô chuyển, HS sẽ di chuyển đến trạm tiếp theo để thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Đánh giá + GV chiếu bài tập, gọi ngẫu nhiên 1 thành viên trình bày cách làm, đáp án + GV chiếu đáp án, HS chấm chéo/tự chấm sản phẩm nhóm mình - Bước 4: Tổng kết, khen ngợi HS. GV nhấn mạnh một số trọng tâm nếu có Phiếu học tập 1: Ghép nối siêu đô thị và quốc gia Siêu đô thị Quốc gia Ka-ra-chi Ấn Độ Mum-bai Trung Quốc Xơ-un In-đô-nê-xi-a Gia-cac-ta Nhật Bản Tô-ki-ô I-Rắc Thượng Hải Ap-ga-nix-tan Côn-ca-ta Băng-la-đét Bát - đa Hàn Quốc Phiếu học tập 2: Đọc lược đồ mật độ dân số Tiêu chí Thông tin Địa phương có mật độ cao nhất là .......... đạt ............. Địa phương có mật độ thấp nhất là .......... đạt ............. Nhận xét chung về mật độ tỉnh Thái Bình: .......................................................................
File đính kèm:
- Giao an ca nam mau moi_12751516.docx