Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Tâm
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chương I - Phần Hai cho các em và qua đó đánh giá lại quá trình tiếp thu tri thức cho học sinh.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ.
- Kỹ năng làm bài tập
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho học sinh
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học
1. Giáo viên
- Lược đồ các kiểu môi trường địa lí
Bản đồ kinh tế thế giới
2. Học sinh
- Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày đặc điểm chung của khí hậu đới nóng ?
3. Bài mới:
lưới giao thông đường thủy. - Sắp xếp các ý ở cột A với các ý ở cột B cho hợp lý rồi điền vào cột C. (A) Các khu vực (B) Mật độ dân số C 1. Bán đảo Alatxca, phía bắc Canađa. 2. Dải đồng bằng hẹp ven TBD. 3. Phía đông Hoa Kì. 4. Phía Nam Hồ Lớn, duyên hải ĐB Hoa Kì. 5. Phía Tây trong khu vực Cóocđie. a. >100 (người/ km2) b. 1 – 10 (người/ km2) c. Dưới 1 (người/ km2) d. 51 – 100 (người/ km2) e. 11 – 50 (người/ km2) 1 – c 2 – e 3 – d 4 – a 5 - b D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (2’) - GV hướng dẫn : + Học và trả lời các câu hỏi phần bài tập SGK - Chuẩn bị bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ + Việc áp dụng KH- KT trong NN ở Bắc Mĩ như thế nào? + Trình bày sự phân bố một số nông sản trên lãnh thổ Bắc Mĩ qua H38.2 ? E. RÚT KINH NGHIỆM: - Về kiến thức :............................................................................................................ - Về phương pháp:....................................................................................................... - Về hiệu quả bài dạy:.................................................................................................. - Về hoạt động của HS:............................................................................................... BỘ 10 CÂU HỎI TNKQ BÀI 37- DÂN CƯ BẮC MĨ Câu 1: Dân cư Bắc Mỹ phân bố như thế nào? A. rất đều. B. đều. C. không đều. D. rất không đều. Câu 2: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mỹ là A. Alaxca – Bắc Canada. B. Bắc Canada – Tây Hoa Kỳ. C. Tây Hoa Kỳ – Mê-hi-cô. D. Mê-hi-cô – Alaxca. Câu 3: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình A. di dân. B. chiến tranh. C. công nghiệp. D. tác động thiên tai. Câu 4: Vấn đề đáng quan tâm nhất ở các đô thị Bắc Mỹ hiện nay là A. quá đông dân. B. ô nhiễm môi trường. C. ách tắc giao thông. D. thất nghiệp. Câu 5: Ven phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì đông dân cư nhất vì A. phát triển công nghiệp sớm. B. mức độ đô thị hóa cao. C. do nông nghiệp phát triển. D. là khu tập trung nhiều thành phố. khu công nghiệp, hải cảng lớn. Câu 6: Phía đông Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc hơn phía tây là do a. chủ yếu là đồng bằng, nhiều đô thị, khu công nghiệp. b. nhiều đồi núi thuận lợi cho nông nghiệp. c. nhiều sơn nguyên và núi già. d. nguồn tài nguyên phong phú. Câu 7: Sự xuất hiện của các dãi siêu đô thị ở Bắc Mĩ phần lớn gắn liền với A. sự phong phú của tài nguyên. B. nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao. C. vùng có lịch sử khai phá sớm. D. sự phát triển của mạng lưới giao thông đường thủy. Câu 8: Những thành phố (siêu đô thị) ở Bắc Mĩ có trên 10 triệu dân là A. Mê- hi- cô City, Niu Y- ooc, Xan- phran- xi- xcô. B. Phi- la- đen- phi- a, Si- ca- go, Niu- Y-ooc. C. Niu Y- ooc, Mê- hi- cô Citi, Lôt- an- giơ- lét. D. Lôt-an- giơ- lét, Oa-sinh- tơn, Si- ca- go. Câu 9: Vùng kinh tế ven biển phía Nam mang tính chất chuyên môn hóa thể hiện ở cơ cấu các ngành tập trung vào các lĩnh vực A. quân sự. B. kỹ thuật cao. C. luyện kim. D. truyền thống. Câu 10: Sắp xếp các ý ở cột A với các ý ở cột B cho hợp lý rồi điền vào cột C. (A) Các khu vực (B) Mật độ dân số C 1. Bán đảo Alatxca, phía bắc Canađa. 2. Dải đồng bằng hẹp ven TBD. 3. Phía đông Hoa Kì. 4. Phía Nam Hồ Lớn, duyên hải ĐB Hoa Kì. 5. Phía Tây trong khu vực Cóocđie. a. >100 (người/ km2). b. 1 – 10 (người/ km2). c. Dưới 1 (người/ km2). d. 51 – 100 (người/ km2). e. 11 – 50 (người/ km2). 1 – c 2 – e 3 – d 4 – a 5 - b Ngày soạn: 17/02/19 NGày dạy: 19/02/19 Bài 38: KINH TẾ BĂC MĨ I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần 1.Kiến thức: Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ - Nông nghiệp tiến tiến, hiệu quả cao do tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ KH - KT. Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa chiếm vị trí hàng đầu thế giới. -Phân bố nông nghiệp cũng có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. 2.Kĩ năng: - Phân tích lược đồ nông nghiệp để xác định được các vùng nông nghiệp chính của Bắc Mĩ - Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm kinh tế của Bắc Mĩ. - Đọc và phân tích biểu đồ hoặc số liệu thống kê kinh tế của Bắc Mĩ. 3.Thái độ: -Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đất, nước . 4. Định hướng phát triể̉n năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán... - Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, hình vẽ II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: -Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ .Một số hình ảnh, tư liệu về nông nghiệp Hoa Kì 2. Học sinh: - Sách giáo khoa , vở ghi, bài tập thực hành III. Phương pháp: - Nêu vấn đề; thảo luận nhóm; trực quan; đàm thoại gợi mở. IV. Tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) -Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư của Bắc Mĩ? -Thiên nhiên Bắc Mĩ có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp Bắc Mĩ? 3.Bài mới: 3.1. Khởi động 1. Mục tiêu: Điều hướng học sinh tập trung vào kiến thức trọng tâm bài học. 2. Phương pháp - kĩ thuật dạy học: Vấn đáp qua tranh ảnh. 3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ. 4. Hình thức tổ chức học tập: Cá nhân. 5. Các bước hoạt động - GV giới thiệu một số hình ảnh về sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ CH: Hãy nêu những nhân xét về sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ - GV: Nông nghiệp Bắc Mĩ là nền nông nghiệp hang hoá, phát triển đạy đến trình độ cao. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa với nền nông nghiệp của Mê hi cô. 3.1.Hình thành kiến thức mới Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản + Hoạt động 1: Đặc điểm nông nghiệp(15 phút) Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm nền nông nghiệp tiên tiến PP: Cá nhân / nhóm nhỏ. - GV: Nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Song trình độ phát triển của nền nông nghiệp giữa các nước không đồng đều. CH: Nền nông nghiệp Bắc Mĩ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, khó khăn gì? HS CH:Việc sử dụng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp như thế nào? HS Phát triển khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất. GV yêu cầu HS quan sát bảng só liệu SGK CH: Trình độ phát triển nông nghhiệp giữa các nước trong khu vực? - HS: Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn. Mê-hi-cô có trình độ phát triển nông nghiệp kém hơn. GV: Hướng dẫn học sinh tính mức lương thực bình quân đầu người (lấy tổng sản lượng lương thực chia cho tổng số dân) - HS: Thực hiện.. + Hoa Kì: 1,14 tấn/ng/năm + Ca-na-đa: 1,42 tấn/ng/năm. + Mê-hi-cô: 0,3 tấn/ng/năm. CH: Qua số liệu trên em hãy cho biết những nước nào có thể xuất khẩu được lương thực? - HS: Hoa Kì và Ca-na-đa. GV: Hướng dẫn hs quan sát H38.1 SGK. CH: Nhận xét việc áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì và Ca-na-đa? - HS: Áp dụng công nghệ sinh học, sử dụng nhiều máy móc và phân bón, riêng Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn. CH: Rút ra đánh giá chung về bộ mặt nền nông nghiệp Bắc Mĩ? GV: chốt ý GV: Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng gặp phải một số khó khăn CH: Đó là những khó khăn nào? - HS: Một số loại nông sản có giá thành cao, phân hoá học thuốc từ sâu gây ô nhiễm môi trường. +Hoạt động 2: Phân bố nông nghiệp (20’) Mục tiêu: Tìm hiểu phân bố sản xuát nông nghiệp Phương pháp; Nhóm GV: Hướng dẫn hs quan bản đồ nông nghiệp Bắc Mĩ và H38.2 SGK CH: Sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ có những sự phân bố nào? GV CH: Dựa vào H38.2: Trình bày sự phân bố nông sản trên lãnh thổ Bắc Mĩ.- HS: Hoạt động nhóm: 4 nhóm – Tg 4’ - Nhóm 1.2: Phân bố nông sản từ Bắc xuống Nam - Nhóm 3.4:Phân bố nông sản từ Tây sang Đông HS: Nhóm chẳn trả lời - nhóm lẻ bổ sung. GV nhận xét, kết luận: - Phía Bắc Canađa khí hậu lạnh giá nên ứng dụng KH-KT trồng trọt trong nhà kính. - Đồng bằng Canađa có rừng lá kim nên phát triển khai thác gỗ cho công nghiệp gỗ và giấy. - Quần đảo cực Bắc rất lạnh, người Exkimô khai thác thiên nhiên săn bắt, đánh cá. - HS đọc kết luận sách giáo khoa. 1. Nền nông nghiệp tiện tiến: a. Đặc điểm nông nghiệp: + Những hạn chế trong nông nghiệp Bắc Mĩ - Nông nghiệp tiến tiến, hiệu quả cao do tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật. Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa chiếm vị trí hàng đầu thế giới. - Nông sản có giá thành cao, bị cạnh tranh mạnh - Gây ô mhiễm môi trường do sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu. b. Phân bố: Phân bố nông nghiệp cũng có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông . - Phân bố sản xuất theo hướng từ Bắc sang Nam + Phía Bắc Canađa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì + Xuống phía Nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. + Ven vịnh Mêhicô trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía), cây ăn quả - Phân bố sản xuất theo hướng từ Tây sang Đông + Phía Tây khí hậu khô hạn trên các vùng núi và cao nguyên: chăn nuôi + Phía Đông khí hậu cận nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và vành đai chăn nuôi . 4. Luyện tập: (5’-7’) ? Dựa vào bản đồ trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ? Học sinh thực hiện trên bản đồ treo tường. ? Dựa vào kiến thức đã học hãy vẽ sơ đồ thể hiện nền nông nghiệp có hiệu quả cao ở Bắc Mĩ? Điều kiện TN thuận lợi Trình độ KHKT cao Sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao Nền nông nghiệp hàng hoá ? Cho bảng gồm cột sản phẩm và vùng phân bố sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ I ( Sản phẩm) II ( Phân bố) 1. Ngô, cây Công nghiệp nhiệt đới. 2. Bông, mía, Cây Công nghiệp nhiệt đới. 3. Chăn nuôi. 4. Lúa mì. a. Núi, cao nguyên phía Tây. b. Sơn nguyên Mê-hi-cô. c. Nam Ca-na-đa, phía Bắc Hoa Kì. d. Ven vịnh Mê-hi-cô. Cách ghép nào sau đây dúng với vùng phân bố và sản phẩm A. 1+b, 2+a, 3+d, 4+c B. 1+b, 2+d, 3+c, 4+a C. 1+b, 2+c, 3+a, 4+d D. 1+b, 2+d, 3+a, 4+c 5.Vận dụng mở rộng: (3’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk . - Chuẩn bị bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ ( tt) + Nền công nghiệp Bắc Mĩ đã phát triển như thế nào ? + Trong công nghiệp có sự chuyển biến như thế nào ? + Mối quan hệ giữa các nước thành viên NAFTA và vai trò của Hoa Kì trong NAFTA ra sao ? 10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA 7, BÀI 38: KINH TẾ BẮC MĨ Câu 1. Bắc Mĩ có nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao do có diện tích đất nông nghiệp lớn, trình độ KHKT tiên tiến. có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, trình độ KHKT tiên tiến. tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ KHKT. phát triển được nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn. Câu 2. Những nước sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu thế giới là Hoa Kì, Ca-na-đa. B. Hoa kì, Mê-hi-cô. Ca-na-đa, Mê-hi-cô. D. Hoa Kì, Cu-ba. Câu 3. Cho bảng gồm cột sản phẩm và vùng phân bố sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ I ( Sản phẩm) II ( Phân bố) 1. Ngô, cây Công nghiệp nhiệt đới. 2. Bông, mía, Cây Công nghiệp nhiệt đới. 3. Chăn nuôi. 4. Lúa mì. a. Núi, cao nguyên phía Tây. b. Sơn nguyên Mê-hi-cô. c. Nam Ca-na-đa, phía Bắc Hoa Kì. d. Ven vịnh Mê-hi-cô. Cách ghép nào sau đây đúng với vùng phân bố và sản phẩm A. 1+b, 2+a, 3+d, 4+c B. 1+b, 2+d, 3+c, 4+a C. 1+b, 2+c, 3+a, 4+d D. 1+b, 2+d, 3+a, 4+c Câu 4. Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước chưa ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất. có diện tích đất nông nghiệp nhỏ. xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất cao. Câu 5. Ở vùng núi và cao nguyên phía Tây của Hoa Kì có khí hậu ẩm ướt. B. khô hạn. C. cận nhiệt đới. D. nóng, mưa nhiều. Câu 6. Loại cây trồng chủ yếu ở ven vịnh Mê-hi-cô là lúa mì. B. ngô, lúa mì. C. nho, cam, chanh, ooliu. D. cây công nghiệp nhiệt đới. Câu 7. Đâu không phải là nguyên nhân giúp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển được nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn? Diện tích đất nông nghiệp lớn. B. Trình độ KHKT tiên tiến. C. Lượng phân bón sử dụng thấp. D. Số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới. Câu 8. Sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ không có hạn chế nào? Nông sản có giá thành cao. B. Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp. C. Sử dụng nhiều phân hóa học. D. Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Câu 9. So với Ca-na-đa và Mê-hi-cô, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp của Hoa Kì cao hơn Mê-hi-cô, thấp hơn Ca-na-đa. thấp hơn Ca-na-đa, cao hơn Mê-hi-cô. cao hơn Ca-na-đa và Mê-hi-cô. thấp hơn Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Câu 10. Dựa vào bảng thống kê năm 2001 Tên nước Dân số(triệu người) Lương thực có hạt (triệu tấn) Bình quân lương thực có hạt/đầu người (kg/người) Hoa Kì 288,0 325,31 ................................................. Ta tính được sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Hoa Kì khoảng A. 1.130 kg/người. B. 1.129 kg/người. C. 1.310 kg/người. D. 1.295 kg/người. Ngày soạn : 20/02/2019 Ngày dạy : 22/02/2019 BÀI 39: KINH TẾ BẮC MĨ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ. + Công nghiệp: Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác nhau. + Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. - Trình bày được Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA): các thành viên, mục đích, vai trò của Hoa Kì. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm kinh tế của Bắc Mĩ. - Phân tích lược đồ Công nghiệp Hoa Kì để trình bày về sự phân hóa không gian công nghiệp, xu hướng chuyển dịch vốn và nguồn LĐ trong công nghiệp Hoa Kì. - Đọc và phân tích biểu đồ hoặc số liệu thống kê về kinh tế của Bắc Mĩ. * Các kĩ năng sống: - Thu thập và xử lí thông tin qua bài viết, lược đồ và bảng số liệu (HĐ1, HĐ2, HĐ3). - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, lắng nghe, phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm (HĐ1). - Tự nhận thức: tự tin khi trình bày 1 phút (HĐ1, HĐ2). 3. Thái độ: - Nâng cao tinh thần học hỏi về công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế. Nhận thức được ý nghĩa và vai trò hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học; hợp tác; ... - Năng lực riêng: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh... II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên: - SGK, giáo án, tập bản đồ. - Bản đồ công nghiệp Bắc Mĩ. - Một số hình ảnh về các ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ, công nghệ thông tin ... của Bắc Mĩ. 2. Đối với học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập, bảng nhóm. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức; điểm danh. (2p’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 3. Hoạt động khởi động: (5 phút): a. Mục tiêu - Gợi trí tò mò của học sinh về kinh tế Bắc Mĩ. b. Phương pháp - kĩ thuật dạy học: Vấn đáp qua các hình ảnh. c. Phương tiện: Các hình ảnh về kinh tế Bắc Mĩ. d. Hình thức tổ chức học tập: Cá nhân. e. Các bước hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ - Giáo viên cung cấp các hình ảnh về kinh tế Bắc Mĩ, từ đó dẫn dắt học sinh vào bài học. Hình 1 Hình 2 Sau khi xem các hình ảnh, GV đặt câu hỏi: Các hình ảnh trên khiến em liên tưởng đến nền kinh tế của khu vực nào? Bước 2: Hs quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt kết nối vào bài. 4. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu công nghiệp của Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới.: (10phút) a. Mục tiêu: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ. + Công nghiệp: Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác nhau. b. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK KT học tập hợp tác c. Hình thức tổ chức: Nhóm – cá nhân HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HĐ 1.1 (7’) GV hướng dẫn HS quan sát H39.1/sgk/122 kết hợp kênh chữ SGK. Giao nhiệm vụ cho HS: - GV chia lớp thành 8 nhóm. - Các nhóm tìm hiểu và hoàn thành PHT Tên quốc gia Các ngành công nghiệp Phân bố tập trung Ca-na-da Hoa Kì Mê-hi-co - Tổ chức, theo dõi các nhóm làm việc. Hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. - Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá hoạt động và chuẩn hóa kiến thức. HĐ 1.2 Cá nhân (5’) Quan sát H39.2 và H39.3, em có nhận xét gì về trình độ phát triển của ngành công nghiệp hàng không và vũ trụ Hoa Kì? HĐ 1.1 HS nhận nhiệm vụ - Tổ chức hoạt động : Thành lập nhóm, cử nhóm trưởng , thư kí ,chuẩn bị phương tiện thảo luận và nhận nhiệm vụ được giao. - Triển khai hoạt động : + HĐ cá nhân : Tự tìm hiểu, tìm kiếm phương án trả lời + HĐ nhóm : Tổng hợp ý kiến cá nhân, rút ra kết luận. - Dự kiến câu trả lời của Hs Tên quốc gia Các ngành công nghiệp Phân bố tập trung Ca-na-da - Khai thác và chế biến lâm sản, hóa chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm. - Phía Bắc Hồ Lớn. - Ven Đại Tây Dương. Hoa Kì - Phát triển tất cả các ngành kĩ thuật cao. - Phía Nam Hồ Lớn, Đông Bắc. - Phía Nam, ven Thái Bình Dương (vành đai Mặt Trời). Mê-hi-co - Cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm. - Thủ đô Mê-hi-cô. - Các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô. HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. * Dự kiến câu trả lời của HS: Ngành hàng không và vũ trụ phát triển mạnh mẽ. Bài ghi 2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới. a. Sự phân bố công nghiệp ở Bắc Mĩ. Tên quốc gia Các ngành công nghiệp Phân bố tập trung Ca-na-da - Khai thác và chế biến lâm sản, hóa chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm. - Phía Bắc Hồ Lớn. - Ven Đại Tây Dương. Hoa Kì - Phát triển tất cả các ngành kĩ thuật cao. - Phía Nam Hồ Lớn, Đông Bắc. - Phía Nam, ven Thái Bình Dương (vành đai Mặt Trời). Mê-hi-co - Cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm. - Thủ đô Mê-hi-cô. - Các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô. b. Công nghiệp Bắc Mĩ phát triển ở trình độ cao: - Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. - Hoa Kì có nền công nghiệp đứng đầu thế giới. - Đặc biệt ngành hàng không và vũ trụ phát triển mạnh mẽ. HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu dịch vụ của Bắc Mĩ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. (7 phút) a. Mục tiêu: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ. + Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. b. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK KT học tập hợp tác c. Hình thức tổ chức: Cặp đôi HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV hướng dẫn HS quan sát bảng số liệu sgk/124 kết hợp kênh chữ SGK và bảng phụ – nội dung bảng số liệu sgk/124. - Giao nhiệm vụ cho HS: 1. Dựa vào bảng số liệu GDP của các nước Bắc Mĩ, cho biết vai trò của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế Bắc Mĩ năm 2001? 2. Dịch vụ hoạt động mạnh trong lĩnh vực nào? Phân bố tập trung ở đâu? - Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ - GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức - HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. - Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. * Dự kiến câu trả lời của HS: 1. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. 2. - Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. - Phân bố tập trung các thành phố công nghiệp lớn, khu công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời”. Bài ghi: 3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. - Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. (Hoa Kì: 72%, Canađa, Mêhicô: 68%) HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu Tìm hiểu hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ: (NAFTA). (8 phút) a. Mục tiêu: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ. + Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. b. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK KT học tập hợp tác c. Hình thức tổ chức: cá nhân HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV hướng dẫn HS quan sát kênh chữ SGK. - Giao nhiệm vụ cho HS: 1. NAFTA thành lập năm nào? Gồm bao nh
File đính kèm:
- Giao an ca nam_12663457.doc