Giáo án Địa lý khối 8
Tiết 21- Bài 17:HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:Sau bài học giúp học sinh nắm được:
- Sự ra đời và phát triển của hiệp hội.
- Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do hợp tác.
- Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gặp hiệp hội.
2. Kỹ năng:
Củng cố, rèn kỹ năng phân tích số liệu, tư liệu, ảnh.
Quan sát, theo dõi, thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ cho bài học
3. Thái độ:
Giúp cho học sinh yêu mến môn học hơn.
âu 1: Khu vực ĐNA gồm mấy bộ phận?Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực? Câu2: Nêu đặc điểm tưn nhiên khu vực ĐNA? Câu 3: Dựa vào lược đồ hình 6.1 và kiến thức đã học nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư khu vực ĐNA? Câu 4: Tại sao nói kinh tế các nước ĐNA phát triển nhanh song chưa vững chắc? Câu 5: Hiệp hội các nước ĐNA thành lập khi nào? Hiện nay gồm bao nhiêu nước, nêu mục tiêu và nguyên tắc hoạt động? Câu 6: Việt Nam gia nhập ASEAN khi nào? Sự hợp tác giữa ASEAN và Việt Nam ra sao? 4.Củng cố HS hoàn thiện ôn tập 5.Dặn dò -Chuẩn bị bài 22;Việt Nam -đất nước ,con người theo cỏc nội dung sau: + -Sưu tầm các bài ca dao,tục ngữ,bài thỏ ca ngợi tổ quốc Ngày soạn: 13 / 1 /2014 phần hai:Địa Lý Việt Nam Tiết 24 - Bài 22: Việt Nam - đất nước - con người. I. Mục tiêu bài học. 1. Sau bài học giúp học sinh nắm được - Vị trí của Việt Nam trong khu vực và trên toàn thế giới. - Hiểu được một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế - chính trị hiện nay của nước ta. - Biết được nội dung, phương pháp học địa lý Việt Nam. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát biểu đồ, phân tích số liệu rút ra những nhận xét chung. 3. Thái độ: Giúp HS yêu mến đất nước và môn học. II. Chuẩn bị: - Bản đồ các nước trên thế giới. - Bản đồ khu vực Đông Nam á. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học 1. Hoạt động 1 Tìm hiểu Việt Nam trên bản đồ thế giới 1. Việt Nam trên bản đồ thế giới. ? Em hãy cho biết vị thế của Việt Nam trờn thế giới Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Quan sát H.17.1 cho biết.. ? Việt Nam gắn liền với châu lục, đại dương nào? - Việt Nam gắn liền với lục địa á- Âu và trong khu vực Đông Nam á ? Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào? - Phía bắc giáp Trung Quốc - Phía tây giáp Lào và CămPuChia. - Phía đông và phía nam giáp biển. - Việt Nam có biển Đông - một bộ phận của Thái Bình Dương. ? Những điểm nào về tự nhiên, lịch sử, xã hội cho thấy Việt Nam có các đặc điểm TN, văn hoá, lịch sử tiờu biểu cho khu vực Đụng Nam Á - Việt Nam là bộ phận trung tâm tiêu biểu cho khu vực Đông Nam á về mặt tự nhiên- văn hoá- lịch sử. + TN: t/c nhiệt ẩm gió mùa + Lịch sử: Việt Nam có lá cờ đầu trong khu vực chống thực dân Pháp, Nhật, Mỹ giành độc lập dân tộc. + Văn hoá: Việt Nam có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, gắn bó với khu vực. Việt Nam đang hợp tác một cách tích cực và toàn diện với các nước Asean và đang mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam đã trở thành đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. ? Việt Nam đã gia nhập tổ chức Asean vào năm nào? 25/7/1995 2. Hoạt động 2 Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam 2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển . ? Em hãy sơ lược vài nét về lịch sử Việt Nam từ năm 1958 đến nay? Chịu ách đô hộ của thực dân, đế quốc. - Xây dựng đất nước từ điểm xuất phát thấp do chịu ách đô hộ của thực dân, đế quốc. - Công cuộc xây dựng đất nước do Đảng phát động đã thu được nhiều thành tựu to lớn. ? Đảng đã phát động đường lối đổi mới kinh tế từ năm nào? ( 1986) ? Dựa vào sgk em hãy tóm tắt những thành tựu chính trên các lĩnh vực xây dựng đất nước. + Sản lượng lương thực liên tục tăng cao. + Hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực: gạo, càphê, cao su... + NN: Liên tục phát triển không những đủ cung cấp nhu cầu của nhân dân mà còn xuất khẩu. ? Trong CN đã đạt được những thành tựu nào? + CN:đã từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ nhất là các ngành then chốt. ? Em lấy ví dụ sản phẩm công nghiệp được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày? Dầu, than, xi măng, giấy, đường. ? Cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới đã có sự thay đổi như thế nào? + Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lý theo hướng kinh tế thị trường. GV treo bảng 22.1 sgk phóng to lên bảng yêu cầu học sinh quan sát. ? Em hãy nêu nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta. - Tỉ trọng nông nghiệp giảm. - Tỉ trọng CN và dịch vụ tăng. ? Em hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế nước ta trong thời gian qua? ? Địa phương em đã có những đổi mới , tiến bộ như thế nào? ? Mục tiêu của Nhà nước ta đến năm 2010 là gì? - Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển , nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 3. Hoạt động 3. Tìm hiểu cách học địa lý Việt Nam 3. Học địa lý Việt Nam như thế nào? ? Để học tốt môn địa lý Việt Nam nói riêng em cần làm gì? - Đọc kỹ, hiểu, làm tốt các bài tập sgk. Địa lý Việt Nam bao gồm: - Địa lý tự nhiên - Địa lý kinh tế ở môn địa lý lớp 8 chủ yếu là các kiến thức về địa lý tự nhiên đó cũng là cơ sở cho việc học tập phần địa lý kinh tế - xã hội. - Sưu tầm tài liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt ngoài trời... 4. Củng cố: GV củng cố lại toàn bài Cho học sinh đọc phần ghi nhớ sgk. Làm các bài tập cuối bài. 5. Dặn dò: - Học sinh về học bài cũ và làm vở bài tập - Chuẩn bị bài mới: bài 23- Vị trớ giới hạn , hỡnh dạng lónh thổ Việt Nam theo cỏc nội dung sau: + Vị trớ và giới hạn lóng thổ phần đất liền và hải đảo của Việt Nam? + Đặc điểm của vị trớ địa lớ Việt Nam về mặt tự nhiờn + Đặc điểm lónh thổ cú thuận lợi và khú khăn gỡ cho phỏt triển kinh tờ- xó hội nước ta? + Tờn vịnh biển đẹp nhất nước ta? Vịnh đú được UNESCO cụng nhận là di sản thiờn nhiờn thế giới khi nào? Ngày soạn: 20 / 1 / 2014 Địa Lý Tự Nhiên Tiết 25-Bài 23: Vị trí- Giới hạn- Hình dạng lãnh thổ Việt Nam I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau bài học cần giúp học sinh nắm được: - Xác định được vị trí, giới hạn, diện tích, hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam . - Hiểu được tính toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời gắn bó chặt chẽ với nhau. - Đánh giá được vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng xử lý, phân tích số liệu. - Phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lý. 3. Thái độ: - Học sinh yêu mến môn học. - Ham muốn tìm hiểu các điều kiện tự nhiên của đất nước. II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên Việt Nam Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Em hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của 2 năm 1990- 2000 và rút ra nhận xét. 3. Bài mới: Việt Nam là một thành viên của ASEAN, vừa mang nét chung của khối ASEAN nhưng lại có nét riêng biệt rất Việt Nam về tự nhiên - kinh tế - xã hội. Đó là những nét gì? Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu cả phần tự nhiên - kinh tế - xã hội ở phần địa lý lớp 8 - lớp 9. Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học 1. Hoạt động 1: ? Dựa vào hình 23.2 và các bảng 23.1, 23.2 em hãy cho biết. 1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ. - Đất liền: S 329247km2 + Điểm cực Bắc: 23023' B Lũng Cú, Đồng Văn - Hà Giang ? Phần đất liền của nước ta có diện tích là bao nhiêu + Điểm cực Nam : 8034' Em hãy tìm các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và toạ độ của chúng? + Điểm cực Đông: 109024'Đ ? Từ BđN, phần đất liền kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào? + Điểm cực Tây: 102010'Đ ? Từ Đ đT phần đất liền rộng bao nhiêu? kinh độ? ? Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT? - Giờ GMT: giờ của kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grinuyt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn. Theo thoả thuận của hội nghị quốc tế 1984, khu vực có kinh tuyến Greenwich đi qua chính giữa được coi là kinh tuyến gốc, đánh số 0. Giờ của kv này coi là giờ gốc để tính giờ của kv khác. - Phần biển. Diện tích trên 1 triệu km2 Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa. ? Hai quần đảo lớn nhất nước ta là những quần đảo nào ? Em hãy nêu đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên GV giải thích thế nào là đường chí tuyến: - Đường vĩ tuyến nằm ở 23027' trên cả 2 bán cầu, ở đây lúc giữa trưa, mặt trời chỉ xuất hiện trên đỉnh đầu mỗi năm một lần. Tất cả các địa điểm trong kv giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam, lúc giữa trưa mặt trời xuất hiện 2 lần trong năm. Ngoài kv trên, không nơi nào khác trên trái đất được thấy mặt trời lên giữa đỉnh đầu lúc giữa trưa. - Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên? + Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến BCB' + Trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam á + Cầu nối giữa đất liền và hải đảo. + Tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng s. vật ? Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ. + Giáp biển đông: mát mẻ, mưa nhiều + Miền Nam gần xích đạo: khí hậu nhiệt đới + Miền Bắc có mùa đông lạnh: khí hậu cận nhiệt 2. Hoạt động 2 Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ Cho học sinh thảo luận nhóm Chia cả lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong 5 phút có trưởng và thư ký ghi lại kết quả. Sau khi học sinh các nhóm thảo luận xong, gv gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Giáo viên nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. N1: Lãnh thổ phần đất liền nước ta có đặc điểm gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải nước ta? N2: Tên đảo lớn nhất nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào? ? Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Đã được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào? ( Hạ Long) 2. Đặc điểm lãnh thổ a. Phần đất liền - Kéo dài theo chiều B - N 1650km Û 150 vĩ tuyến. - Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình - Có đường bờ biển cong hình chữ S 3260km - Biên giới :4550km b. Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam - Có hai quần đảo lớn là + Quần đảo Trường Sa - huyện đảo Trường Sa - tỉnh Khánh Hoà. + Quần đảo Hoàng Sa ? Nêu tên quần đảo xa nhất nước ta? Hãy xác định vị trí của nó trên bản đồ? Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa HS trả lời, GV chuẩn kiến thức ? Em hãy cho biết vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ có ý nghĩa gì đối với việc hình thành nên các đặc điểm tự nhiên độc đáo của nước ta cũng như có tác động đến các hoạt động kinh tế - xã hội như thế nào? + Tự nhiên + Hoạt động kinh tế - xã hội Û -ý nghĩa - Đối với TN: Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa phong phú. Tuy nhiên cũng xảy ra nhiều thiên tai... - Đối với hoạt động kinh tế - xã hội: + Giao thông vận tải phát triển như: đường không, đường thuỷ + Công - nông nghiệp: điều kiện tự nhiên như khí hậu đất đai, nguồn nước rất thuận lợi giúp cho nông công nghiệp phát triển ? Em hãy lấy VD cụ thể chứng minh. VD: Hình dạng lãnh thổ kéo dài, ba mặt giáp biển làm cho khí hậu nước ta mát mẻ, có mưa nhiều. Không có khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Châu Phi. - Những dòng sông lớn, kéo dài cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp... GV nhận xét, tổng kết. 4. Củng cố: - GV củng cố lại toàn bài - HS đọc phần ghi nhớ sgk. - Học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau: - Khoanh tròn vào câu trả lời đúng a) Phần đất liền nước ta kéo dài theo chiều B-N tới 1650km, bờ biển uốn khúc hình chữ S dài trên 3260km góp phần làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng phong phú. b) Phần đất liền nước ta kéo dài theo chiều B-N tới 1650km, bờ biển uốn khúc hình chữ S dài trên 3260km tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đầy đủ các nghành giao thông vận tải. c) Đảo lớn nhất ở nước ta là đảo Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng d) Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh biển Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1994 e) Quần đảo xa bờ nhất của nước ta là quần đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hoà. Đáp án: a,b,d,e. 5. Dặn dò: HS học bài cũ và làm các bài tập cuối sgk. -Làm vở bài tập - Chuẩn bị bài mới- bài Vựng biển Việt Nam theo cỏc nội dung sau: + Đặc điểm chung của vựng biển Việt Nam: diện tớch, giới hạn, đặc điểm khớ hậu, hải văn + Nước ta cú những tài nguyờn biển nào? Là cơ sở phỏt triển những ngành kinh tế nào? + Mụi trường biển Việt Nam hiện nay? Ngày soạn :6/2/2012 Tiết 26 - Bài 24: Vùng biển Việt Nam I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Sau bài học cần giúp học sinh nắm được: - Hiểu và trình bày một số đặc điểm tự nhiên của biển Đông. - Hiểu được biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bản đồ - Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, bản đồ tìm kiến thức. 3. Thái độ: - Nâng cao nhận thức về vùng biển chủ quyền Việt Nam - Có ý thức bảo vệ, xây dựng vùng biển giàu đẹp của nước ta II. đồ dùng dạy học - Bản đồ vùng biển Việt Nam - Tranh ảnh về tài nguyên và cảnh đẹp của vùng biển Việt Nam III. Tiến trình trên lớp 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. ? Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, cho điểm 3. Bài mới: Lãnh thổ Việt Nam ngoài phần đất liền còn có một diện tích vùng biển rất rộng lớn. Biển Đông không chỉ ảnh hưởng rất lớn đối với tự nhiên, hình thành nên một đất nước có điều kiện tự nhiên độc đáo, đa dạng và phong phú mà còn có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Vậy biển Đông ảnh hưởng đến tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế - xã hội như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động GV - HS Nội dung bài học 1. Hoạt động 1 Tìm hiểu đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam. ? Dựa vào hình 24.1 kết hợp nội dung sgk em hãy cho biết? ? Diện tích của biển Đông? ? Xác định trên bản đồ vị trí eo biển Malaca, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan? ? Phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông có diện tích bao nhiêu, tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào? a. Diện tích, giới hạn - Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông. - S :3.477.000km, rộng và tương đối kín. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu chế độ nhiệt trên biển ? Nhiệt độ TB năm của nước biển tầng mặt? ? Nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào theo vĩ độ? ? Hướng chảy của dòng biển trên biển Đông ở 2 mùa như thế nào? b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông. - Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội. - Chế độ hải văn theo mùa. - Chế độ mưa: 1100 - 1300mm/ năm. Sương mùa trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ. ? Em hãy phân tích chế độ mưa của vùng biển Đông? Chế độ đó có ảnh hưởng gì đến tình hình khí hậu trong đất liền? ? Chế độ thuỷ triều của biển Đông diễn ra như thế nào? - Chế độ thuỷ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều). - Độ mặn TB: 30 - 33% ? Độ muối TB của nước biển là bao nhiêu? Việt Nam là một bộ phận của biển Đông vừa có nét chung của biển và đại dương thế giới vừa có nét riêng với S trên 1 triệu km2. Biển Việt Nam có những tài nguyên gì? Việc bảo vệ môi trường biển khi khai thác phát triển kinh tế ra sao? 2. Hoạt động 2 Tìm hiểu tài nguyên biển và vấn đề bảo vệ môi trường ở vùng biển Việt Nam ? Dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết của mình em hãy cho biết diện tích của vùng biển nước ta so với đất liền? ? Với diện tích rộng như vậy thì vùng biển Việt Nam sẽ có ảnh hưởng hay quyết định như thế nào đến việc phát triển các ngành kinh tế ? 2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của Việt Nam a. Tài nguyên biển - Vùng biển Việt Nam rộng gấp 3 phần S đất liền, có giá trị về nhiều mặt. - Là cơ sở ư nhiều ngành kinh tế đặc biệt là đánh bắt chế biến hải sản, khai thác dầu khí. ? Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết vùng biển Việt Nam có những tài nguyên gì? Chúng là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào? - Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí, - Thuỷ sản: Tôm, cá, rong biển, - Du lịch: Nhiều bãi biển đẹp, nổi tiếng như Sầm Sơn, Đồ Sơn, Nha Trang.... ? Khi phát triển kinh tế trên biển, nước ta thường gặp khó khăn gì do tự nhiên gây nên? - Thiên tai: Bão lụt, động đất sóng thần... ? Trong quá trình khai thác các loại tài nguyên biển vấn đề môi trường đã được quan tâm và bảo vệ hay chưa? ? Ô nhiễm môi trường thường do những nguyên nhân nào gây nên? Khai thác bừa bãi làm dầu khí dò gỉ, dùng thuốc nổ, mìn để đánh bắt cá........ Chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt..... b. Môi trường biển. - Khai thác nguồn lợi biển phải có kế hoạch đi đôi với việc bảo vệ môi trường của biển. ? Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển Việt Nam chúng ta cần phải hành động như thế nào cho phù hợp? Mỗi chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đặc biệt là môi trường biển đối với đời sống để từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Có những hành động tuyên truyền giáo dục cộng đồng cùng chung tay, ra sức làm cho môi trường ngày càng trong lành hơn. 4. Củng cố: Học sinh đọc phần ghi nhớ. Làm bài tập trắc nghiệm. 1). Nước nào không có phần biển chung với Việt Nam A. Nhật Bản G. Inđônêxia B. Trung Quốc H. Đông Timo C. Phi lippin I. Cămpuchia D. Brunây K. Thái Lan E. Malaixia 2). Vùng biển nước ta có những tài nguyên gì? Là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào? 5. Dặn dò: Học sinh học bài cũ Chuẩn bị bài mới. Làm vở bài tập Đọc bài đọc thêm Ngày soạn:11/2/2012 Tiết 27- Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau bài học giúp học sinh nắm được. - Lãnh thổ Việt Nam có một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp từ tiền Cambri cho tới ngày nay. - Một số đặc điểm của các giai đoạn hình thành lãnh thổ và ảnh hưởng của nó tới cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên nước ta. - Xác định trên sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo Việt Nam, 1 số đơn vị nền móng địa chất kiến tạo của từng giai đoạn hình thành lãnh thổ. 2. Kỹ năng: Đọc, phân tích biểu đồ tìm kiến thức Phân tích các mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lý 3. Thái độ: Yêu mến môn học, tích cực khám phá các tri thức. II. Chuẩn bị: - Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam . III. Tiến trình trên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt độ gió mùa,em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển. Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và cho điểm 3. Bài mới: Giới thiệu: Bằng sự hiểu biết của mình em hãy kể tên một số dãy núi cao và đồng bằng ở nước ta? Các dãy núi, các đồng bằng có được hình thành trong cùng một giai đoạn không? Chúng được hình thành khi nào? Có quan hệ với nhau ra sao? Đó là nội dung bài học hôm nay Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học 1. Hoạt động 1 Tìm hiểu gđ tiền Cambri Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam chia làm 3 giai đoạn lớn ? Dựa vào sơ đồ H.25.1 kết hợp với nội dung sgk em hãy cho biết: ? Thời kỳ tiền Cambri cách thời đại chúng ta bao nhiêu triệu năm? ? Vào thời kỳ tiền Cambri lãnh thổ Việt Nam chủ yếu là biển hay đất liền? ? Đọc tên những mảng nền cổ theo thứ tự từ Bắc vào Nam của thời kỳ này? Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn - Sông Mã - Pu Hoạt - Kon Tum. 1. Giai đoạn tiền Cambri - Cách đây 570 triệu năm - Đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ - Có một số mảng nền cổ - Sinh vật rất ít và đơn giản GV gọi học sinh lên điền vào bản đồ trống các mảng nền cổ của Việt Nam, chỉ trên bản đồ tự nhiên nơi có các mảng nền cổ tiền Cambri. - Điểm nổi bật: Lập nền móng sơ khai của lãnh thổ Giai đoạn tiền Cambri lãnh thổ nước ta phần đất liền chỉ là những mảng nền cổ nhô lên trên mặt biển nguyên thuỷ. Sinh vật có rất ít và quá giản đơn. Vậy sang giai đoạn sau có những điểm gì? 2. Hoạt động 2 Tìm hiểu giai đoạn cổ kiến tạo 2. Giai đoạn cổ kiến tạo ? Dựa vào bảng 25.1 và hình 25.1 cho biết giai đoạn cổ kiến tạo có thời gian bao nhiêu? - Cách đây ít nhất 65 triệu năm - Kéo dài 500 triệu năm - Thời gian: Cách đây ít nhất 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm. Phần đất liền là chủ yếu, vận động tạo núi diễn ra liên tiếp ? Em hãy đọc tên các mảng nền cổ hình thành vào giai đoạn này? ? Các loài sinh vật chủ yếu là gì? - SV chủ yếu: Bò sát, khủng long và cây hạt trần. ? Cuối đại Trung Sinh, địa hình lãnh thổ nước ta có đặc điểm gì? Lịch sử địa chất, địa hình,khí hậu, sinh vật có mối quan hệ như thế nào? Lãnh thổ đất liền đ
File đính kèm:
- GIAO_AN_DIA_LI_8_20150726_024930.doc