Giáo án Địa lý khối 7
Tiết 30 - Bài 29: DÂN C¬Ư – XÃ HỘI CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức:
- Trình bày một số đặc điểm cơ bản về dân cư, xã hội châu Phi.
2/ Kỹ năng :
- Sử dụng các bản đồ, l¬ược đồ dân cư¬ để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư châu Phi.
*Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ bản đồ, tranh ảnh .
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng; lắng nghe, phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm.
- Làm chủ bản thân
3/ Thái độ:
- Nhận biết những hệ quả của bùng nổ dân số tác động đến đời sống của người dân châu Phi nói riêng, thế giới nói chung.
- Lên án các cuộc chiến tranh do xung đột tộc người ở châu Phi. Hướng tới một thế giới phát triển hòa bình, bình đẳng.
t : thưa thớt, chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi, cây còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y - Động vật: thích nghi với khí hậu lạnh nhờ : + Cấu tạo cơ thể: có bộ lông dày, không thấm nước hoặc lớp mỡ dày. + Tập quán sinh sống: sống thành bầy đàn. Một số động vật dùng hình thức ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh. IV. Tổng kết và hướng dẫn các hoạt động ở nhà: 1/ Tổng kết: - GV khái quát nội dung bài học. - HS đọc ghi nhớ sgk. - HS trả lời các câu hỏi sau: ? So sánh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hoang mạc đới lạnh với hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa? (+ Giống: lượng mưa thấp, biên độ nhiệt lớn, khí hậu khắc nghiệt. Sinh vật nghèo nàn. Dân cư thưa thớt. + Khác: nhiệt độ) ? Hoàn thành sơ đồ sau: Sự thích nghi của động vật với MT đới lạnh Tập quán sinh sống Cấu tạo cơ thể Đặc điểm: .................. Ví dụ: .. 2/ Hoạt động ở nhà: - Làm bài tập trong vở bài tập/tập bản đồ. - Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Ngày soạn: 04/ 11/ 2014 Tiết 23 – Bài 22 : HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1/ Kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh. - Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh 2/ Kỹ năng: - Quan sát tranh ảnh, nhận xét về một số cảnh quan, hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh (kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại) - Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh *Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ bài viết, lược đồ và tranh ảnh, biểu đồ về các dân tộc ở phương Bắc; về vấn đề nghiên cứu và khai thác môi trường ở đới lạnh. + Phê phán những tác động tiêu cực của con người - Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm. - Tự nhận thức: Tự tin khi trình bày một phút. 3. Thái độ: Biết được các khó khăn về khí hậu, sự vươn lên vượt qua khó khăn của con người, từ đó các em có ý thức vượt qua khó khăn và thử thách trong học tập và cuộc sống 4/ Định hướng phát triển năng lực nhận thức cho HS: - Hình thành các năng lực tự học, hợp tác, sử dụng bản đồ, tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1/ Giáo viên: - Bản đồ kinh tế thế giới, ảnh về hoạt động kinh tế đới lạnh. 2/ Học sinh: - SGK và các đồ dùng học tập cần thiết. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Tại sao nói môi trường đới lạnh là hoang mạc lạnh của thế giới? ? Động – thực vật ở đới lạnh thích nghi với môi trường bằng cách nào? Lấy ví dụ. 3/ Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài mới: (sgk) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: 1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc 1.Các PP/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại - gợi mở; phân tích; trực quan; thảo luận nhóm; giải quyết vấn đề.... 2. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân; Nhóm HS quan sát H22.1/ Tr.71 sgk: ? Kể tên các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương Bắc, địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế chính của họ là gì? ? Xác định địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi và địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắt? HS trả lời. GV kết luận. HS thảo luận cặp đôi, cho biết: ? Tại sao con người chỉ sinh sống ở ven biển mà không sống gần cực Bắc và Châu Nam Cực? HS trả lời. GV chuẩn kiến thức: ở gần 2 cực rất lạnh, không có nguồn thực phẩm cần thiết cho con người. Các dân tộc phương Bắc chỉ có thể sống được ở những nơi ít lạnh hơn, ấm áp hơn, có đài nguyên để chăn nuôi và săn bắn các thú có lông quý hoăc dựa vào nguồn động vật ven bờ biển băng giá, không sống được ở phương nam vì là nơi lạnh nhất Trái Đất. HS thảo luận theo nhóm bàn: Q/s H22.2 và 22.3/ Tr.72 sgk: ? Mô tả lại những gì thấy trong ảnh? Đại diện các nhóm trả lời: - H 22.2 là cảnh một người La-pông đang chăn đàn tuần lộc trên đài nguyên tuyết trắng, với các đám cây bụi thấp bị tuyết phủ. - H 22.3 là cảnh một người đàn ông I-núc đang ngồi trên xe trượt tuyết (do chó kéo) câu cá ở một lỗ được khoét trong lớp băng đóng trên mặt sông. Vài con các câu được để bên cạnh. Trang phục của ông ta (toàn bằng da): chiếc áo khoác đen trùm đầu (mà họ gọi là a-nô-rắc), găng tay, đôi giày ống (đôi ủng), quần áo Đặc biệt chú ý là ông ta đeo đôi kính mắt đen sậm (để chống lại ánh sáng chói mắt phản xạ trên mặt tuyết trắng, cho dù Mặt Trời chỉ mọc là là trên đường chân trời ) ? Nhận xét về các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở phương Bắc? HS trả lời GV kết luận - Hoạt động kinh tế cổ truyền: Chăn nuôi và săn bắt + Người Chúc, I-a-kút...Chăn nuôi tuần lộc, săn bắn thú có lông quí. + Người I-núc đánh bắt cá hoặc săn bắn động vật để lấy mỡ, thịt và da... + Di chuyển bằng xe trượt tuyết do chó kéo → Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên dân cư rất thưa thớt và hoạt động kinh tế đơn giản. Hoạt động 2: 2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường 1.Các PP/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại - gợi mở; phân tích; trực quan; giải quyết vấn đề.... 2. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân; Cả lớp. GV treo bản đồ kinh tế thế giới. HS q/s và trả lời: ? Kể tên các tài nguyên, khoáng sản ở đới lạnh? Nhận xét? ? Vì sao ở đới lạnh có nhiều tài nguyên nhưng vẫn chưa được khai thác? HS trả lời. HS q/s H22.4 và 22.5/ Tr.73: ? Mô tả nội dung các hình? HS: - H 22.4: là một dàn khoan dầu mỏ trên biển Bắc, giữa các tảng băng trôi. - H 22.5: cảnh các nhà khoa học đang khoan thăm dò địa chất ở châu Nam Cực (mùa hạ họ sống ở các lều và làm việc ở đó, mùa đông rút về các trạm ở ven biển để tránh lạnh và bão tuyết). ? Hiện nay, người ta đã tiến hành khai thác tài nguyên môi trường đới lạnh như thế nào? Nêu các hoạt động kinh tế hiện đại ở mổi trường đới lạnh? ? Khó khăn trong việc phát triển các hoạt động kinh tế ở đới lạnh là gì? HS trả lời. Tích hợp giáo dục môi trường: GV nhắc lại một số vấn đề môi trường nổi bật ở những đới đã học: đới nóng xói mòn đất, diện tích rừng suy giảm; đới ôn hoà ô nhiễm nguồn không khí, nước... ? Vậy ở đới lạnh vấn đề cần quan tâm đối với môi trường là gì? HS trả lời GV kết luận: là vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm: cá voi, thú có lông quý, do săn bắt quá mức có nguy cơ tuyệt chủng GV nhấn mạnh: - Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với nguồn tài nguyên sinh vật ở MT đới lạnh. Hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế của con người và sự suy giảm các loài động vật ở đới lạnh. - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. ? Để khai thác tốt môi trường đới lạnh, các nước trên thế giới cần có giải pháp nào? HS trả lời GV kết luận - Là nơi có nguồn tài nguyên phong phú - Nhờ khoa học - kĩ thuật phát triển → ngày nay, các hoạt động kinh tế hiện đại chủ yếu của đới lạnh là khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý - Một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh : + Thiếu nhân lực để phát triển kinh tế + Nguy cơ tuyệt chủng một số loải động vật quý. IV. Tổng kết và hướng dẫn các hoạt động ở nhà: 1/ Tổng kết: - GV khái quát nội dung bài học. - HS đọc ghi nhớ sgk. - Trả lời câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập sgk tr73. 2/ Hoạt động ở nhà: - Làm bài tập trong vở bài tập/tập bản đồ. - Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Ngày soạn: 05/11/2014 Chương 5: Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi Tiết 24 - Bài 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1/ Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi - Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới 2/ Kỹ năng: - Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi đới nóng với vùng núi đới ôn hòa. *Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Tư duy: thu thập và xử lý thông tin từ lược đồ / bản đồ/ các bảng số liệu. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm , cặp. - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và khi thực hiện hoạt động theo yêu cầu của GV. 3/ Thái độ: Thấy được những khó khăn của đời sống vùng núi, có ý thức tham gia các công tác xã hội để giúp đỡ đồng bào ở những vùng xa xôi tổ quốc. 4/ Định hướng phát triển năng lực nhận thức cho HS: - Hình thành các năng lực tự học, hợp tác, sử dụng bản đồ, tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1/ Giáo viên: - Tranh vùng núi An đét; - Bản đồ tự nhiên thế giới. 2/ Học sinh: - SGK và các đồ dùng học tập cần thiết. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Cho biết các hoạt động kinh tế chính ở đới lạnh là gì? ? Nêu những khó khăn và thuận lợi của hoạt động kinh tế ở đới lạnh? 3/ Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: 1. Đặc điểm của môi trường 1. Các PP/ KT dạy học: Đàm thoại – gợi mở; trực quan; thuyết giảng tích cực; thảo luận nhóm 2. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân; nhóm HS q/s bản đồ tự nhiên thế giới: ? Nhận xét vị trí của môi trường vùng núi? GV y/c HS nhắc lại các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu đã học ở lớp 6. (vĩ độ, độ cao, gần hay xa biển) GV: Nhắc lại kiến thức: Sự thay đổi theo độ cao của nhiềt độ, độ loãng không khí, giới hạn của băng tuyết. HS q/s hình 23.1 : ? Đây là cảnh gì? Ở đâu?(Cảnh vùng núi Himalaya ở đới nóng châu Á) ? Trong ảnh có đối tượng địa lí nào? (Toàn cảnh là cây lùn thấp hoa đỏ, trên cao là tuyết phủ trắng đỉnh núi) ? Tại sao ở đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao, lại có tuyết phủ trắng đỉnh núi? (Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm) GV hướng dẫn HS quan sát H23.2/ Tr.75 sgk, chia lớp làm 4 nhóm thảo luận: + Nhóm 1 & 2: ? Cây cối phát triển từ chân núi lên đỉnh núi như thế nào? (theo vành đai) ? Vùng núi An-pơ thực vật được chia làm mấy vành đai? Giới hạn mỗi vành như thế nào? So sánh với sự thay đổi thực vật theo vĩ độ? ? Vì sao cây cối lại có sự thay đổi theo độ cao như vậy? + Nhóm 3& 4: ? Sự khác nhau về phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy An-pơ? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? ? Nhận xét về ảnh hưởng của sườn núi đối với thực vật và khí hậu? Đại diên các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm cùng nhiệm vụ nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và kết luận. - Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C - Sự phân tầng thực vật thành các vành đai cao ở các vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. - Khí hậu và thực vật ở vùng núi còn thay đổi theo hướng của sườn núi : + Sườn đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tươi tốt hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. + Những sườn núi đón nắng, cây cối phát triển lên đến độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng. Hoạt động 2: 2. Cư trú của con người 1. Các PP/ KT dạy học: Đàm thoại – gợi mở; trực quan; thuyết giảng tích cực 2. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân. Cả lớp. HS dựa vào hiểu biết bản thân, trả lời: ? Nhận xét về sự phân bố dân cư giữa khu vực TD MN Bắc Bộ, Tây Nguyên với các khu vực đồng bằng, ven biển của nước ta? ? Nhận xét chung về sự phân bố dân cư và các dân tộc sinh sống ở các vùng núi? ? Tại sao ở các vùng núi, dân cư lại thưa thớt? Tích hợp GD bảo vệ môi trường: ? Để khắc phục những khó khăn từ tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống con người và để phát triển bền vững ở vùng núi, vấn đề quan trọng nhất cần làm là gì? HS trả lời GV kết luận, nhấn mạnh việc cần thiết phải bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng. HS đọc đoạn văn phần 2 sgk, cho biết: ? Các dân tộc ở vùng núi trên Trái Đất có đặc điểm cư trú như thế nào? ? Vì sao ở mỗi dân tộc lại có đăc điểm cư trú khác nhau? HS trả lời GV kết luận. Liên hệ ở VN: Người H’Mông (Mèo) ở trên núi cao. Người Tày ở lưng chừng núi, núi thấp. Người Mường ở núi thấp, chân núi. - Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người. - Đặc điểm cư trú của con người ở các vùng núi trên thế giới khác nhau: + Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẻ, nhiều lâm sản + Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưu sống ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi + Ở vùng Sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi-a sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. IV. Tổng kết và hướng dẫn các hoạt động ở nhà: 1/ Tổng kết: - GV khái quát nội dung bài học. - HS đọc ghi nhớ sgk. - HS làm việc nhóm theo bàn làm bài tập 2/ Tr.76 nhằm củng cố kiến thức. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, điền vào bảng phụ sau: Độ cao(m) Đới ôn hoà Đới nóng 200 - 900 Rừng lá rộng Rừng rậm 900 - 1600 Rừng hỗn giao Rừng cận nhiệt trên núi 1600 - 3000 Rừng lá kim, đồng cỏ núi cao Rừng hỗn giao ôn đới trên núi 3000 - 4500 Tuyết vĩnh cửu Rừng lá kim ôn đới núi cao 4500 - 5500 Đồng cỏ núi cao Trên 5500 Tuyết vĩnh cửu Từ bảng so sánh trên, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về đặc điểm khác nhau nổi bật giữa phân tầng thực vật theo độ cao ở 2 đới và rút ra nhận xét. 2/ Hoạt động ở nhà: - Làm bài tập trong vở bài tập/tập bản đồ. - Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Ngày soạn: 12/11/2014 Tiết 25: ÔN TẬP CÁC CHƯƠNG II, III, IV, V I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1/ Kiến thức: - Củng cố, hệ thống hoá toàn bộ kiến thức cơ bản về môi trường của đới ôn hoà, lạnh, vùng núi, hoang mạc. Qua đó các em đánh giá lại quá trình tiếp thu tri thức của bản thân để tự bổ sung và hoàn thiện. 2/ Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát bản đồ, tranh ảnh địa lý, phân tích các biểu đồ khí hậu, kỹ năng nhận biết các đặc điểm môi trường. *Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Tư duy: thu thập và xử lý thông tin từ lược đồ / bản đồ/ các bảng số liệu. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm , cặp. - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và khi thực hiện hoạt động theo yêu cầu của GV. 3/ Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường. 4/ Định hướng phát triển năng lực nhận thức cho HS: - Hình thành các năng lực tự học, hợp tác, sử dụng bản đồ, mô hình, tranh ảnh... II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1/ Giáo viên: - Bản đồ các môi trường địa lí tự nhiên. - Tranh ảnh về các môi trường. 2/ Học sinh: - SGK và các đồ dùng học tập cần thiết. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra trong quá trình ôn tập) 3/ Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài mới: (sgk) Hoạt động 1: Khái quát kiển thức cơ bản về các môi trường 1. Các PP/ KT dạy học: Trực quan; thảo luận nhóm; 2. Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận hoàn thành phiếu học tập (theo mẫu). + Nhóm 1: Môi trường đới ôn hòa + Nhóm 2: Môi trường hoang mạc + Nhóm 3: Môi trường đới lạnh + Nhóm 4: Môi trường vùng núi Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận GV chuẩn kiến thức (bảng phụ). Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. Ôn đới Hoang mạc Đới lạnh Vùng núi Vị trí - Từ 2 chí tuyến đến 2 vòng cực Dọc 2 chí tuyến, trung tâm lục địa Á - Âu - Từ 2 vòng cực đến 2 cực Rộng khắp trên thế giới Khí hậu - Mang tính trung gian giữa đới lạnh và đới nóng - Thời tiết diễn biến thất thường - Khắc nghiệt: Khô hạn, sự chênh lệch nhiệt độ lớn - Nhiệt độ và lượng mưa thấp - Gió đông cực - Càng lên cao nhiệt độ và lượng mưa càng giảm - Thay đổi theo hướng sườn núi - Cảnh quan - ĐộngThực vật Rừng lá rộng Rừng lá kim Rừng lá cứng và cây bụi gai Rừng hỗn giao - Cồn cát hoặc sỏi đá - Thực vật cằn cỗi. Động vật hiếm hoi - Động – TV thích nghi bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. - Băng tuyết - Thực vật chủ yếu là rêu, địa y. Cây cối còi cọc, thấp lùn. - Động vật phong phú hơn thực vật. Thích nghi nhờ lớp mỡ dày, lớp lông dày, bộ lông không thấm nước. Một số loài ngủ đông hoặc di cư để tránh rét. - Cảnh quan phân tầng thành các đai theo độ cao - Sườn đón gió và đón nắng cảnh quan tươi tốt, rậm rạp, phong phú hơn sườn khuất nắng, khuất gió Dân cư Đông đúc, tỉ lệ dân thành thị rất cao, có nhiều siêu đô thị. Đô thị phát triển cả chiều rộng, chiều cao, chiều sâu. Liên kết thành chuỗi đô thị, chùm đô thị - Dân cư thưa thớt chủ yếu ở các ốc đảo Dân cư thưa thớt chỉ có ở nửa cầu Bắc Dân cư thưa thớt chủ yếu là các dân tộc ít người Hoạt động kinh tế - Nông nghiệp sản xuất chuyên môn hoá với quy mô lớn được tổ chức chặt chẽ theo kiểu công nghiệp, ứng dụng các thành tựu KH-KT - Công nghiệp hiện đại phát triển với trình độ cao, sản lượng lớn chiếm ¾ SL CN thế giới. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến - HĐKT cổ truyền: Chăn nuôi du mục, trồng trọt,chăn nuôi ở ốc đảo, vận chuyển buôn bán hàng hoá qua sa mạc - HĐKT hiện đại: Cải tạo hoang mạc, Khai thác khoáng sản, du lịch - HĐKT cổ truyền: Chăn nuôi tuần lộc, săn bắt thú có da, lông quý - HĐKT hiện đại: Khai thác khoáng sản, Thăm dò, nghiên cứu khoa học - HĐKT cổ truyền: Chăn nuôi, trồng trọt, làm nghề thủ công truyền thống, khai thác lâm sản - HĐKT hiện đại: Phát triển giao thông, điện, khai thác khoáng sản, du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao Các vấn đề môi trường cần quan tâm Môi trượng bị ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là môi trường không khí; nước Hoang mạc ngày càng mở rộng Một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng Rừng bị tàn phá nặng nề. Đất bị thoái hóa, bạc màu. Hoạt động 2: Khắc sâu kiến thức 1. Các PP/ KT dạy học: Đàm thoại – gợi mở; trực quan; thuyết giảng tích cực 2. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân. Cả lớp - HS dựa vào những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: ? Khí hậu môi trường đới ôn hòa có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển nông nghiệp? ? So sánh sự giống và khác nhau của khí hậu hoang mạc đới nóng và khí hậu hoang mạc đới ôn hòa? ? Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của TĐ? ? Vì sao ở đới lạnh động vật phong phú hơn thực vật? ? Bài tập 2 sgk T76. - HS trả lời - GV kết luận IV. Tổng kết và hướng dẫn các hoạt động ở nhà: 1/ Tổng kết: - GV khái quát nội dung bài học. - HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: Lựa chon câu trả lời đúng nhất: 1. Các cảnh quan sau cảnh quan nào có ở đới lạnh? a. ốc đảo b. Đài nguyên c. Rừng lá rộng d. Cả 3 cảnh quan trên 2. Môi trường hoang mạc ôn đới có đặc điểm là? a. ít mưa, biên độ nhiệt lớn b. Nóng khô quanh năm c. Mát mẻ , mưa nhiều d. Lạnh, nhiều mưa 3.Tỉ lệ đô thị hoá ở đới ôn hoà đạt? a. 50% b. 65% c. 75% d. 85% 2/ Hoạt động ở nhà: - Hoàn thành các câu hỏi ôn tập - Chuẩn bị bài mới. * Rút kinh nghiệm giờ dạy: Ngày soạn: 13/11/2014 PHẤN III: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC Tiết 26 - Bài 25 : THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1/ Kiến thức: - Phân biệt được lục địa và các châu lục. Biết tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới. - Biết được một số tiêu chí (chỉ số phát triển con người) để phân loại các nước trên thế giới thành hai nhóm: phát triển và đang phát triển 2/ Kỹ năng: - Đọc bản đồ, lược đồ về thu nhập bình quân đầu người của các nước trên thế giới. - Nhận xét bảng số liệu về chỉ số phát triển con người (HDI) của một số quốc gia trên thế giới để thấy được sự khác nhau về HDI giữa nước phát triển và nước đang phát triển. *Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Tư duy: thu thập và xử lý thông tin từ lược đồ / bản đồ/ các bảng số liệu. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm , cặp. - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và khi thực hiện hoạt động theo yêu cầu của GV. 3/ Thái độ: - Tình yêu thiên nhiên và con người ở các châu lục trên thế giới. Có ý thức hoà đồng, không phân biệt dân tộc, màu da. 4/ Định hướng phát triển năng lực nhận thức cho HS: - Hình thành các năng lực tự học, hợp tác, sử dụng bản
File đính kèm:
- Bai_1_Dan_so_20150726_024203.doc