Giáo án Địa lý địa phương (Bản 3 cột)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kể được đúng tên 12 dân tộc sinh sống ở tỉnh Sơn La
- Nêu dược một số lễ hội truyền thống của một số dân tộc ở tỉnh Sơn la
- Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế của tỉnh Sơn La.
2. Kĩ năng:
- Biết làm việc với tranh ảnh để tìm kiến thức
3. Thái độ:
- Tôn trọng và tự hào truyền thống văn hoá của tỉnh. Có ý thức giữ gìn và phát triển truyền thống văn hoá của các dân tộc tỉnh Sơn La.
- Đoàn kết giữa các dân tộc
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỘ
- Ảnh chụp một số dân tộc sinh sống ở tỉnh Sơn la
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò
Tiết 3: Địa lí BÀI I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA TỈNH SƠN LA ( 1 TIẾT ) I. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh đạt được: Kiến thức : Nêu được vị trí giới hạn của tỉnh Sơn La Kể đúng tên các huyện, thành phố của tỉnh Sơn la. Trình bày được một số đặc điểm chính của địa hình, khí hậu và sông ngòi của tỉnh Sơn La Kĩ năng: -xác định vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La tren Bản đồ Hành chính Việt Nam và Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La. - Có kĩ năng làm việc với bản đồ và tranh ảnh. 3. Thái độ: -Yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường nơi đang sống II. CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ -Bản đồ hành chính Việt Nam -Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La -Tranh ảnh thành phố Sơn la, thị trấn Mộc Châu... và các địa điểm khác ( nếu có ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài: Trực tiếp Nội dung. *. Hoạt động 1. Xác định vị trí giới hạn của tỉnh Sơn La - MT: Xác định được vị trí giới hạn của tỉnh Sơn la trên Bản đồ Hành chính VN và Bản đồ Hành chính của tỉnh Sơn La. - Kể được các tỉnh tiếp giáp với tỉnh Sơn La, nêu đúng tên các đơn vị hành chính trong tỉnh ? Quan sát Bản đồ Hành chính VN và chỉ vị trí tỉnh Sơn La trên Bản đồ. ? Tỉnh Sơn La tiếp giáp với các tỉnh nào ? Tỉnh Sơn La gồm mấy huyện thành phố? Nêu tên các huyện , thành phố trong tỉnh. - GV kết luận *. Hoạt động 2. Tìm hiểu một số đặc điểm tự nhiên của tỉnh Sơn La -MT: Nêu được một số đặc điểm chính về địa hình, khí hậu, sông ngòi của tỉnh Sơn La. ? Em có nhận xết gì về địa hình của Sơn La. ? Khí hậu ở Sơn La có đặc điểm gì. ? Hãy kể tên hai con sông lớn chảy qua tỉnh Sơn La và nêu đặc điểm chính của 2 con sông đó. *. Hoạt động 3: - Liên hệ kiến thức đã học với huyện ( thành phố ) ? Huyện em giáp với những huyện nào ? Hãy kể tên một số cảnh đẹp ở huyện mình mà em biết. - GV nhận xét chốt nội dung IV. Củng cố- Tổng kết- Dặn dò ? Nặm Păm gồm có mấy bản cùng sinh sống. ? Xã Nặm Păm giáp với nhũng xã nào - GV cùng cả lớp đánh giá nhận xét chốt lại nội dung bài học. 1 1 10 10 8 5 -Hát chuyển tiết - Không - Chú ý nghe - HS quán sát, đại diện lên chỉ vị trí của tỉnh Sơn La. Là một tỉnh miền núi Tây Bắc. - Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hủa Phăn, Luông- Pha- băng của Lào; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên. - Tỉnh Sơn La gồm 11 huyện thành phố: +. Huyện: Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp, Sông mã,... +. T.phố: T.phố Sơn La - Sơn la ở độ cao trung bình 600 m so với mực nước biển. Đồi núi chiếm ¾ diện tích toàn tỉnh. Có hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản , địa hình tương đối bằng phẳng. - Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi mùa đông lạnh và khô mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều. Sương muối và sương mù là những hiện tượng thời tiết đặc biệt của Sơn La. - Đất đai Sơn La thuộc khu vực hai con sông lớn đó là Sông Đà và Sông Mã. - Giáp các huyện Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Thuận Châu. - VD Ngọc Chiến,... - Gồm có 10 bản: Hua Nặm, Huổi Liếng, Bản Hốc, Huổi Hốc, Bản Bâu, Bản Piệng, Hua Piệng, Bản Ít, Huổi Có, Nông Bẩu. - Giáp với xã Ngọc Chiến, Chiềng muôn, Pi Tong, Hua Trai. - Chú ý nghe Tiết 3: Địa lí địa phương BÀI 2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN TỘCVÀ KINH TẾ CỦA TỈNH SƠN LA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Kể được đúng tên 12 dân tộc sinh sống ở tỉnh Sơn La - Nêu dược một số lễ hội truyền thống của một số dân tộc ở tỉnh Sơn la - Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế của tỉnh Sơn La. 2. Kĩ năng: - Biết làm việc với tranh ảnh để tìm kiến thức 3. Thái độ: - Tôn trọng và tự hào truyền thống văn hoá của tỉnh. Có ý thức giữ gìn và phát triển truyền thống văn hoá của các dân tộc tỉnh Sơn La. - Đoàn kết giữa các dân tộc II. CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỘ - Ảnh chụp một số dân tộc sinh sống ở tỉnh Sơn la III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1.Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ ? Nêu đặc điểm khí hậu của tỉnh sơn La 3.Bài mới : a Giới thiệu bài: Trực tiếp b.Nội dung. *. Hoạt động 1. Kể tên các dân tộc sống trong tỉnh Sơn La - Mục tiêu: Kể đúng tên các dân tộc sống trong tỉnh Sơn La ( 12 dân tộc ) *. Cách tiến hành ? Nêu tên các dân tộc cùng sinh sống trong tỉnh Sơn La - Giao cho các nhóm thảo luận theo câu hỏi trên - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết qủa - Kết luận: ( SGK ) *. Hoạt động 2 Tìm hiểu về trang phục và lễ hội của một số dân tộc ở tỉnh Sơn La. - Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm nổi bật về trang phục của một số dân tộc ở tỉnh Sơn La. - Kể tên được một số lễ hội của một số dân tộc ở tỉnh Sơn La và ý nghĩa của các lễ hội đó. * Cách tiến hành GV cho HS quan sát tranh ảnh và trả lời các câu hỏi ? Em hãy kể tên một số lễ hội của một số dân tộc sống ở tỉnh Sơn La. ? Em có nhận xét gì về mỗi lễ hội em vừa kể trên. ?. Em hãy nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong các lễ hội em vừa quan sát. - GV cùng cả lớp đánh giá nhận xét, kết luận. *. Hoạt động 3 Tìm hiểu về một số hoạt động kinh tế của tỉnh sơn La. - MT: Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế của tỉnh Sơn La. *. Cách tiến hành. ? Em hãy nêu một số hoạt động kinh tế của tỉnh Sơn La - GV cùng cả lớp đánh giá nhận xét chốt lại nội dung bài. Củng cố tổng kết dặn dò ? Em hãy nêu một số hoạt động kinh tế của huyện Mường La - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài cho giờ sau - Nhận xét giờ học. 1 3 1 10 8 8 4 -Hát chuyển tiết -HS nêu 2 em - Chú ý nghe - Thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả. - Có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống: Thái, Kinh, H Mông, Mường, Xinh Mun, Khơ Mú, Dao, Kháng, La Ha, Lào, Hoa, Tày - HS chú ý quan sát thảo luận và trả lời các câu hỏi. - HS kể một số lễ hội VD: Lễ hội Xên Mường của dân tộc Thái,... - Trang phục Váy, áo Cóm của dân tộc Thái, ... -Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào Sơn La. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính. Các sản phẩm chính là chè, bông, mía, hoa màu ( ngô, khoai) Bò sữa,.. - Học sinh tự liên hệ ở huyện Mường La - Chú ý lắng nghe
File đính kèm:
- giao_an_dia_ly_dia_phuong_ban_3_cot.doc