Giáo án Địa lý 9 - Tuần 10, Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

1. Trắc nghiệm: 4 lấy 1: Đúng hay Sai. Chọn đáp án đúng

2. Nối ý bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp (dưới đây là các ý tương ứng đúng với từng câu, khi cho HS làm GV cần đổi thứ tự để HS nối)

A. Tập trung nhiều khoáng sản (Đông Bắc)

B. Nguồn thuỷ năng dồi dào (Tây Bắc)

C. Vùng biển đẹp và giàu tài nguyên (Đông Bắc)

D. Khí hậu phù hợp phát triển cây cận nhiệt và ôn đới (Đông Bắc)

E. Có khả năng chăn nuôi gia súc lớn (Tây Bắc)

3. Khoanh tròn đáp án đúng

A. Tiểu vùng Đông Bắc có trình độ phát triển thấp hơn tiểu vùng Tây Bắc

B. Tiểu vùng Tây Bắc có trình độ phát triển thấp hơn tiểu vùng Đông Bắc

C. Trung du, miền núi Bắc Bộ có trình độ phát triển thấp hơn mức trung bình cả nước

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2917 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tuần 10, Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/10/08	Ngày dạy: …………
 Sự phân hoá lãnh thổ
Tuần 10 - tiết 19
 Bài 17:VUỉNG TRUNG DU VAỉ MIEÀN NUÙI BAẫC BOÄ	
 I/Mục tiêu:	Giúp học sinh
 1/Kieỏn thửực:
 - HS hiểu được ý nghĩa vị trí địa lý, một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.
 - Hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc; đánh giá trình độ phát triển và giải pháp bảo vệ môi trường
 2/Kyỷ naờng:
 - Xác định được ranh giới vùng, vị trí của tài nguyên quan trọng trên bản đồ
 3/Thaựi ủoọ:
 II/CHUAÅN Bề:
 1/Giaựo vieõn:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ tự nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
- ảnh dãy Hoàng Liên Sơn, đồi núi trung du 
- Bảng phụ, atlat địa lý VN, SGK
 2/Hoùc sinh :Chuaồn bũ baứi trửụực ụỷ nhaứ.
 III/TIEÁN TRèNH DAẽY –HOẽC:
 1/OÅn ủũnh lụựp:
 2/Kieồm tra baứi cuỷ: Cho biết tên của các vùng kinh tế nước ta?
 3/Bài mới 
* Giới thiệu bài: Trong bài 6/ địa lí 9 ta đã biết hiện nay ở VN có 7 vùng kinh tế. Để phân chia các vùng kinh tế phải dựa vào những điều kiện nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần Sự phân hoá lãnh thổ và vùng đầu tiên là vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Tiến trình các hoạt động
Hoạt động DAẽY
Hoạt động HOẽC
Nội dung 
* Hoạt động 1: 
I – Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ 
- Treo bản đồ Tự nhiên Việt Nam
- Dựa vào SGK, H17.1 xác định vị trí của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? (ranh giới, tiếp giáp, tên các tỉnh thành)
*GV: Bổ sung: là vùng địa đầu Tổ quốc, chiếc nôi cách mạng thời kì Tiền khởi nghĩa và là chiến khu kháng chiến. Vùng có vị trí địa lý rất quan trọng.?
- Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý của vùng?
*GV: Bổ sung: hơn nữa đây là khu vực chiến lược của VN, Tây Bắc còn thuộc về vấn đề 3 Tây: “Biên giới Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam” rất nóng bỏng thời gian gần đây.
* GV: Treo bản đồ tự nhiên vùng trung du – miền núi Bắc Bộ
*GV: Chuyển: Ngoài vị trí địa lý quan trọng, vùng còn có những đặc điểm tự nhiên nổi bật nào -> Phần II.
- Quan sát bản đồ, nêu đặc điểm địa hình của vùng?
- Dựa vào SGK, H17.1, bảng 17.1, vốn hiểu biết trả lời câu hỏi:
- Vùng có mấy tiểu vùng? 
- Nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh của các tiểu vùng?
(GV chú ý nêu điểm khác cơ bản: nhấn mạnh khác về địa hình)
- Khu vực trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? Khả năng phát triển những ngành nào?
- Vùng này khoáng sản như thế nào? Phân bố ra sao? (Căn cứ ký hiệu, có những khoáng sản gì, vùng nào có nhiều khoáng sản)?
- Tìm các con sông lớn của vùng? Giá trị của nó?
- Nhận xét chung về tài nguyên của vùng ?
GV:Đây là vùng có tài nguyên quan trọng tập trung nhiều và trữ lượng lớn so với cả nước
- Ngoài thuận lợi, về mặt tự nhiên, vùng trung du miền núi Bắc Bộ có gặp những khó khăn nào?
*GV: Chuyển: Tóm lại, trung du và miền núi Bắc Bộ là một vùng giàu tiềm năng nhưng cũng có vô vàn khó khăn cần khắc phục. 
Bên cạnh đặc điểm tự nhiên, ta tìm hiểu đặc điểm dân cư – xã hội của vùng có gì đặc sắc?
- Cho biết vùng có những dân tộc nào? Nêu thuận lợi về mặt dân cư, dân tộc?
- Quan sát H17.2, nhận xét cách làm ruộng bậc thang ở miền núi?
- Dựa vào bảng 17.2 nhận xét chỉ tiêu phát triển dân cư – xã hội của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích sự chênh lệch đó?
- Dựa vào hiểu biết của mình, hãy nêu những thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân vùng trung du miền núi Bắc Bộ?
* Hoạt động cá nhân
- Xác định trên bản đồ.
- Là vùng lãnh thổ phía Bắc, có diện tích rộng 100.965 km2 (gần 30.7% diện tích cả nước)
- Cực Bắc: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ở 23022’Bắc, gần sát chí tuyến Bắc
- Gồm 11 tỉnh Đông Bắc và 4 tỉnh Tây Bắc
- Giáp với các vùng:
+ Bắc: giáp các tỉnh phía Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây)
+ Đông Nam: giáp vịnh Bắc Bộ (Vịnh Bái Tử Long, Hạ Long)
+ Nam: giáp đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Đặc biệt giáp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
-> Có điều kiện giao lưu kinh tế văn hoá với nhiều vùng trong và ngoài nước
- Phần lớn là núi cao (Tây Bắc), trung bình (Đông Bắc)
*Thảo luận cặp đôi
- Nghiên cứu SGK, trả lời và xác định trên bản đồ.
- 2 tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc
- Đông Bắc: núi trung bình và thấp, hướng cánh cung hút gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh -> phát triển đa dạng các ngành nghề, kết hợp kinh tế miền núi và miền biển
- Tây Bắc: núi cao nhất VN, hiểm trở, hướng Tây Bắc - Đông Nam -> chủ yếu phát triển thuỷ điện, lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
- Vùng chuyển tiếp, đặc trưng bởi địa hình đồi núi bát úp xen kẽ cánh đồng thung lũng.
- Địa hình thuận lợi cho vùng chuyên canh cây công nghiệp (đồi chè Phú Thọ), các khu công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì)
* Cá nhân: chỉ bản đồ
- Có nhiều mỏ khoáng sản: than Quảng Ninh, baucid Lạng Sơn, Cao Bằng; apatits Lào Cai.
- Sông Đà, Lô, Gâm, Chảy
-> Tiềm năng thuỷ điện
- Tài nguyên phong phú: khoáng sản, thuỷ năng, tài nguyên biển, khí hậu.
- Địa hình chia cắt mạnh
- Khí hậu thất thường
-> Trở ngại GTVT, tổ chức sản xuất và đời sống. Ví dụ: bão số 7 đổ bộ vào Bắc Trung Bộ nhưng gây mưa lớn ở Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, làm xảy ra hiện tượng lũ quét cuối tháng 9/2005.
- Khoáng sản trữ lượng nhỏ khai thác khó khăn. Khi khai thác phải nghiên cứu hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Chất lượng môi trường bị giảm sút do chặt phá rừng bừa bãi.
* Cá nhân dựa vào SGK trả lời
- Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người
+ Tây Bắc: Thái, Mường
+ Đông Bắc: Tày, Nùng
-> có kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc, kết hợp nông, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.
- Quan sát ảnh, trả lời
Đây là kinh nghiệm sản xuất trên vùng đất dốc của đồng bào miền núi, nhằm tránh xói mòn đất, bảo vệ môi trường.
* Phân tích bảng
- So với cả nước, chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của vùng thấp hơn chỉ tiêu của cả nước. Riêng tỉ lệ hộ nghèo và tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao
-> Kinh tế vùng còn chậm phát triển.
- Giữa 2 tiểu vùng có sự chênh lệch lớn
+ Mật độ dân số vùng Tây Bắc thấp hơn do địa hình hiểm trở
+ Tỉ lệ người biết chữ thấp: điều kiện vật chất thiếu thốn, tình trạng du cư còn phổ biến, tồn tại nhiều hủ tục.
+ Tỉ lê dân thành thị thấp do công nghiệp chưa phát triển, đô thị hoá chưa cao.
- Phát triển cơ sở hạ tầng: sửa đường, xây cầu, đưa điện lưới về các thôn, bản, xây dựng trường học…
- Chương trình nước sạch nông thôn: tìm kiếm nguồn nước trên cao nguyên đá vôi Đồng Văn.
- Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo
- Là vùng lãnh thổ phía Bắc, có diện tích rộng 100.965 km2 (gần 30.7% diện tích cả nước)
-Gồm phần đất liền và vùng biển giàu tiềm năng.
- Có điều kiện giao lưu kinh tế văn hoá với nhiều vùng trong và ngoài nước
II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (15)
* Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
*Vuứng chia thaứnh 2 tieồu vuứng :Đông Bắc và Tây Bắc.Vụựi nhửừng ủaởc ủieồm rieõng veà ủieàu kieọn tửù nhieõn vaứ theỏ maùnh kinh teỏ.
* Tài nguyên: phong phú
- Khoáng sản
- Thuỷ năng
- Tài nguyên biển
- Khí hậu
* Khó khăn
- Địa hình chia cắt mạnh
- Khí hậu thất thường
-> Trở ngại GTVT, tổ chức sản xuất và đời sống.
III- Đặc điêm dân cư – xã hội (10’)
- Địa bàn cư trú nhiều dân tộc ít người.
+ Tây Bắc: Thái, Mường
+ Đông Bắc: Tày, Nùng
- Có sự chênh lệch lớn giữa Đông Bắc và Tây Bắc về trình độ phát triển dân cư, xã hội
- Đời sống nhân dân có nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện
4/ Củng cố:
1. Trắc nghiệm: 4 lấy 1: Đúng hay Sai. Chọn đáp án đúng
2. Nối ý bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp (dưới đây là các ý tương ứng đúng với từng câu, khi cho HS làm GV cần đổi thứ tự để HS nối)
A. Tập trung nhiều khoáng sản 	(Đông Bắc)
B. Nguồn thuỷ năng dồi dào 	(Tây Bắc)
C. Vùng biển đẹp và giàu tài nguyên 	(Đông Bắc)
D. Khí hậu phù hợp phát triển cây cận nhiệt và ôn đới 	(Đông Bắc)
E. Có khả năng chăn nuôi gia súc lớn	(Tây Bắc)
3. Khoanh tròn đáp án đúng
A. Tiểu vùng Đông Bắc có trình độ phát triển thấp hơn tiểu vùng Tây Bắc
B. Tiểu vùng Tây Bắc có trình độ phát triển thấp hơn tiểu vùng Đông Bắc
C. Trung du, miền núi Bắc Bộ có trình độ phát triển thấp hơn mức trung bình cả nước
5/Daởn doứ:
- Làm bài tập trong SGK, SBT
 -Tìm hiểu nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, di sản thiên nhiên Thế giới, vịnh Hạ Long và một số địa danh, thắng cảnh khác của vùng.
 -Tỡm hieồu phaàn tieỏp theo:
 +Tỡnh hỡnh phaựt trieồn kt( coõng nghieọp,noõng nghieọp ,dũch vuù).
 +Caực trung taõm kinh teỏ.
ờRuựt kinh nghieọm:
Ngày soạn: 22/10/08	Ngày dạy: …………
Tuần 11 - tiết 20
Bài 18	vùng trung du và miền núi bắc bộ (tiếp theo)
 I- Mục tiêu:	Giúp học sinh
 1/Kieỏn thửực:
 - Hiểu đượcc cơ bản tình hình phát triển kinh tế ở trung du và miền núi Bắc Bộ theo trình tự: công nghiệp, nông nghiệp,dịch vụ.
 -Caực trung taõm kt lụựn cuỷa vuứng.
 2/Kyỷ naờng: 
 - Nắm vững phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lý, kết hợp kênh chữ kênh hình để phân tích, giải thích theo các yêu cầu của bài.
 3/Thaựi ủoọ:
 II/ CHUAÅN Bề:
 1/Giaựo vieõn:
 - Lược đồ kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
 - Tranh ảnh, bảng phụ
 2/Hoùc sinh:Chuaồn bũ baứi trửụực ụỷ nhaứ
 III/TIEÁN TRèNH DAẽY- HOẽC:
 1/OÅn ủũnh lụựp:
 2/Kieồm tra baứi cuỷ:
 -Nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của trung du và miền núi Bắc Bộ (Tập trung nhiều khoáng sản; có trữ năng thuỷ điện; khí hậu)
 3/Baứi mụựi:
* Giới thiệu bài: Với những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng phát triển một nền kinh tế đa dạng. Chúng ta sẽ tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của vùng.
* Tiến trình các hoạt động
Hoạt động DAẽY
Hoạt động HOẽC
Nội dung 
* Hoạt động 1: 
IV- Tình hình phát triển kinh tế
- Treo bản đồ “kinh tế vùng”
- Quan sát và nghiên cứu SGK xác định các cơ sở chế biến khoáng sản? Vì sao chúng được phát triển ở khu vực đó?
- Xác định các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện?
- Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thuỷ điện Hoà Bình?
- Vùng có những ngành công nghiệp nào? Ngành nào là thế mạnh của vùng?
*GV: Chuyển: Công nghiệp là thế mạnh của vùng, vậy nông nghiệp ở đây phát triển như thế nào?
- Chứng minh sản phẩm nông nghiệp của vùng rất đa dạng?
- Xác định những khu vực có cây công nghiệp, cây ăn quả tỉ trọng lớn? Vì sao cây chè chiếm tỉ trọng lớn?
- Vùng nuôi những gia súc nào? Vì sao?
- Nêu những khó khăn trong phát triển nông nghiệp của vùng?
*GV: Những khó khăn của nông nghiệp có chịu ảnh hưởng của ngành dịch vụ. Vậy dịch vụ của vùng phát triển như thế nào?
- Xác định các tuyến đường xuất phát từ Hà Nội đến biên giới? Nhận xét?
- Việc trao đổi hàng hoá giữa các vùng gồm những mặt hàng gì?
*GV: Bổ sung: Sàn giao dịch điện tử Lào Cai mới mở.
- Điều kiện tự nhiên còn đem lại thế mạnh gì cho vùng?
- Đặc điểm kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Xác định trên bản đồ vị trí của các trung tâm kinh tế. Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng?
- Các thành phố nào đang trở thành trung tâm kinh tế? Nhận xét?
*GV: Tóm lại chúng ta đã tìm hiểu xong về vùng trung du miền núi Bắc Bộ với các đặc điểm tự nhiên cũng như sự phát triển kinh tế xã hội.
- HS nghiên cứu SGK, Xác định trên bản đồ
- Thái Nguyên phát triển ngành luyện kim và hoá chất, do có các cơ sở khai thác than, sắt
- Việt Trì phát triển ngành chế biến lâm sản; hàng tiêu dùng; lương thực, thực phẩm hoá chất, do có nguồn nguyên vật liệu tại chỗ dồi dào.
- Nhiệt điện Uông Bí gần vùng than Quảng Ninh
- Thuỷ điện Thác Bà trên sông Chảy, Hoà Bình – sông Đà, đang xây dựng thuỷ điện Sơn La - Tuyên Quang .
- Phát triển kinh tế, xã hội vùng.
- Kiểm soát lũ cho đồng bằng sông Hồng
- Năng lượng: nhiệt điện, thuỷ điện
- Khai khoáng: than, sắt, thiếc, đồng..
- Các ngành khác: luyện kim, cơ khí, hoá chất…
-> Thế mạnh: khai thác khoáng sản, thuỷ điện.
* HS thảo luận nhóm
- Do điều kiện sinh thái phong phú, sản xuất nông nghiệp có tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm.
-Nhửừng khu vửùc phaõn boỏ :
+Cheứ: Yeõn baựi .Vieọt trỡ ,Haứ giang,..
+Hoài :Laùng sụn
- Chè là cây phát triển trên đất feralit, nơi có khí hậu cận nhiệt nên khu vực này có điều kiện thuận lợi cho cây chè phát triển.
- Trâu, bò: sức kéo, sản phẩm thịt sữa
- Nuôi trồng thuỷ sản ở hồ, đầm trung du và ven biển.
- Thiếu quy hoạch
+ Giao bò cho bà con dân tộc ở Sơn La nuôi nhằm xoá đói giảm nghèo nhưng không chuẩn bị về mặt kĩ thuật chăn nuôi cho bà con.
- Chưa chủ động được thị trường
+ Một số cây công nghiệp bị rớt giá thua lỗ.
- 1A đi Lạng Sơn đến cửa khẩu Hữu Nghị sang Trung Quốc
- 70 đi Lào Cai
- 6 qua Hoà Bình, lên Điện Biên, sang Lào ở cửa khẩu Tây Trang.
-> Giúp thông thương với đồng bằng sông Hồng và các nước láng giềng.
- Vùng trung du miền núi Bắc Bộ xuất các mặt hàng thế mạnh: lâm sản, khoáng sản.
- Nhận hàng tiêu dùng, lao động kỹ thuật.
- Phát triển du lịch: biển – vịnh Hạ Long, rừng núi Sa Pa, Tam Đảo,Ba beồ.
- Dựa vào thế mạnh về tài nguyên tự nhiên, vùng có khả năng phát triển toàn diện các ngành kinh tế. Tuy nhiên thế mạnh hiện nay của vùng là khai thác khoáng sản, thuỷ điện, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp lâu năm và ăn quả.
- Thái Nguyên: công nghiệp nặng
- Hạ Long: CN chế biến, du lịch
- Lạng Sơn: CN chế biến, thương mại
- Việt Trì: CN hoá chất…
-> Đây là các trung tâm kinh tế quan trọng, phát triển từ lâu của vùng.
- Một số thành phố: Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Sơn La đang trở thành các trung tâm kinh tế mới.
1. Công nghiệp
* Các ngành 
-Năng lượng:phaựt trieồn raỏt maùnh.
-Khai khoáng
-Ngành khác
*Coõng nghieọp nheù cheỏ bieỏn thửùc phaồm,saỷn xuaỏt xi maờng ,thuỷ coõng mú ngheọ cuừng phaựt trieồn nhụứ nhuoàn nguyeõn lieọu doài daứo taùi choồ.
2. Nông nghiệp
* Phát triển đa dạng veà cụ caỏu saỷn phaàm.
- Trồng trọt:luựa ,ngoõ (laứ caõy lửụng thửùc chớnh), cheứ,vaỷi...
- Chăn nuôi: Trâu, bò: sức kéo, sản phẩm thịt sữa.
-Ngaứnh nuoõi troàng thuyỷ saỷn phaựt trieón maùnh.
* Khó khăn
- Thiếu quy hoạch
- Chưa chủ động được thị trường.
3. Dịch vụ
*GTVT:Heọ thoỏng ủửụứng saột ,ủửụứng oõtoõ, caỷng bieồn noỏi lieàn haàu heỏt caực thaứnh phoỏ vụựi trung du vaứ mieàn nuựi baộc boọ.
* Du lịch trụỷ thaứnh theỏ maùnh cuỷa vuứng.
V – Các trung tâm kinh tế
* Trung tâm kinh tế quan troùng, lâu đời:Thaựi Nguyeõn ,Vieọt Trỡ, Haù Long, Laùng Sụn.
* Trung tâm kinh tế mới:Yeõn Baựi ,ẹieọn Bieõn Phuỷ..
4/ Củng cố:
1. Khoanh tròn ý đúng
- Việt Trì là trung tâm kinh tế với thế mạnh là công nghiệp nặng
- Hạ Long là trung tâm kinh tế, phát triển ngành du lịch
- Thái Nguyên là cửa khẩu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Lạng Sơn phát triển chủ yếu ngành hoá chất, giấy, vật liệu xây dựng.
5/Daởn doứ:
Làm bài tập trong SGK, SBT
Chuẩn bị giờ sau thực hành:ẹoọc baỷn ủoà, phaõn tớch ủaựnh giaự aỷnh hửụỷng cuỷa taứi nguyeõn khoaựng saỷn ủoỏi vụựi sửù phaựt trieồn coõng nghieọp ụỷ trung du vaứ mieàn nuựi Baộc Boọ.
ờRuựt kinh nghieọm:

File đính kèm:

  • docTUAN 11.doc
Giáo án liên quan