Giáo án Địa lý 9 - Tiết 48+ 49, Bài 41: Địa lí tỉnh Thừa Thiên - Huế - Năm học 2015-2016

* Hoạt động 1: ( 10-12 phút)

Xác định vị trí địa lý của tỉnh Thừa Thiên –Huế trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- HS: xác định trên bản đồ

- HS khác nhận xét.

- GV điều chỉnh( nếu sai sót) và chuẩn xác kiến thức.

(?) Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam hãy cho biết giới hạn của tỉnh Thừa Thiên –Huế.

HS: Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quãng Nam, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào.

(?) Em có nhận xét gì về lãnh thổ của tỉnh Thừa Thiên –Huế

HS: lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam , hẹp về chiều ngang.

(?) Vị trí địa lý của tỉnh có thuận lợi và khó khăn gì.

HS: Thuận lợi cho việc giao thông

GV bổ sung: Tỉnh có đường sắt Bắc – Nam và đường quốc lộ 1A đi dọc theo chiều dài của tỉnh, có điều kiện thuận lợi cho việc giao thông từ Bắc – Nam

- Có các công trình kiến trúc: cố đô Huế, vườn quốc gia Bạch Mã , bãi tắm đẹp: Lăng Cô, Thuận An.

- Lễ hội: Đấu vật làng Sình, Festival Huế, lễ hội cầu ngư.

- Làng nghề truyền thống: gốm Phước Tích

( Phong Bình), nước khoáng (Thanh Tân )

- Khó khăn: mùa thu– đông thường hay có bão lụt, mùa hạ có gió phơn tây nam, mùa đông có những đợt rét kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất.

(?) Tỉnh ta có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố. Kể tên?

HS: Có 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố: Phong Điền, Quãng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông, A lưới, 2 thị xã: Hương Thủy, Hương Trà và thành phố Huế.

GV mở rộng: Huyện Phong Điền có 15 xã, 1 thị trấn

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 48+ 49, Bài 41: Địa lí tỉnh Thừa Thiên - Huế - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33- Tiết 49 Ngày soạn: /04/ 2016
 Ngày dạy: /04/ 2016 
 ĐỊA LÍ TỈNH THỪA THIÊN –HUẾ ( tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, hs cần:
 - Bổ sung và nâng cao những kiến thức về dân cư, lao động, các đặc điểm chung của kinh tế tỉnh Thừa Thiên –Huế.
- Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Hiểu rõ thực tế địa phương ( những thuận lợi, khó khăn) để có ý thức tham gia xây dựng địa phương từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước.
II. Phương tiện dạy học:
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III/ Phương pháp- Kĩ năng sống:
 - Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, trực quan.
 - Phản hồi / lắng nghe tích cực.
 - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , làm chủ bản thân.
IV/ Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động 1: ( 35-37 phút) 
Dân số của tỉnh Thừa Thiên –Huế năm 1998 là bao nhiêu?, mật độ dân số như thế nào?
HS: 1061.496 người (năm 1998), mật độ dân số 212 người/ km2
GV bổ sung: 1.101.700 người ( 2003)
(?) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua các năm 1900: 2,59%, 1992: 2,58%, 1994: 2,42%; 1996: 2,22%; 1998: 1,98% phấn đấu năm 2010: 1,5 % Qua đó em có nhận xét gì về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua các năm ?
HS: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm dần qua các năm.
(?) Nguyên nhân dẫn tới biến động dân số?
HS: Do thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
(?) Tác động của gia tăng dân số tới sản xuất và đời sống.
HS: Dân số tăng nhanh gây nhiều khó khăn:
 + Cung cấp lương thực, thực phẩm.
 + Giải quyết việc làm.
 + Ổn định xã hội, bảo vệ môi trường.
 + Y tế, giáo dục.
GV: Từ năm 1990-1998 tỉ lệ nam trong tổng số dân là 48,3- 48,9%. Tỉnh ta có 589. 750 người trong độ tuổi lao động chiếm 55,54% tổng số dân. Cơ cấu dân số trẻ, nguồn lực lớn.
(?) Em hãy cho biết thành phần dân tộc của tỉnh Thừa Thiên –Huế và địa bàn cư trú của những dân tộc này?
HS: người kinh chiếm số đông phần lớn cư trú tại vùng đồng bằng.
- Các dân tộc ít người: Pa-kô, Tà Ôi, Bru- vân –kiều trú tại 2 huyện Nam Đông và A lưới
(?) Mật độ dân số của tỉnh ta?
HS: Mật độ dân số: 212 người/ km2 .
- Dân cư phân bố không đều, phần lớn tập trung ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi.
* Hoạt động 2: ( 4-6 phút)
(?) Bằng sự hiểu biết của mình hãy cho biết đặc điểm chung của kinh tế tỉnh ta?
HS: kinh tế tương đối phát triển.
GV bổ sung: kinh tế liên tục phát triển song tốc độ tăng trưởng còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng hiện có .Cơ cấu kinh tế đang dần được điều chỉnh. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ đang tăng dần trong giá trị sản phẩm nội địa. 
III. Dân cư và lao động:
1.Gia tăng dân số:
- Số dân: : 1.101.700 người ( 2003)
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 1,98% phấn đấu năm 2010: 1,5%
2. Kết cấu dân số:
- Kết cấu dân số theo giới tính.
- Kết cấu lao động: nguồn lao động dồi dào.
- Thành phần dân tộc: 
 + Người kinh chiếm 96,7% .
 + các dân tộc ít người: Pa-kô, Tà Ôi, Bru- vân –kiều.
3. Phân bố dân cư: 
- Mật độ dân số: 212 người/ km2
- Dân cư phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi.
IV. Kinh tế:
1. Đặc điểm chung: 
- Kinh tế liên tục phát triển song tốc độ tăng trưởng còn chậm
V/ Đánh giá:( 5 phút)
Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh. Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì đến đời sống kinh tế xã hội của tỉnh.
Đặc điểm chung về nền kinh tế của tỉnh.
VI/ Hoạt động nối tiếp:( 1 phút)
- Học kĩ bài , tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của vùng để tiết sau học.
VII/ Bổ sung tài liệu- Rút kinh nghiệm.
................................................................................................................................................
...................................................... 
Tiết 48- Tuần 32 Ngày soạn: /04/ 2016
 Ngày dạy: /04/ 2016 
 ĐỊA LÍ TỈNH THỪA THIÊN –HUẾ
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, hs cần:
 - Bổ sung và nâng cao những kiến thức về địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội , có được những kiến thức về địa lý tỉnh Thừa Thiên –Huế.
- Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Hiểu rõ thực tế địa phương ( những thuận lợi, khó khăn) để có ý thức tham gia xây dựng địa phương từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước.
II. Phương tiện dạy học:
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III/ Phương pháp- Kĩ năng sống:
 - Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, trực quan.
 - Phản hồi / lắng nghe tích cực.
 - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , làm chủ bản thân.
IV/ Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
 - Em hãy trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động 1: ( 10-12 phút)
Xác định vị trí địa lý của tỉnh Thừa Thiên –Huế trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- HS: xác định trên bản đồ
- HS khác nhận xét.
- GV điều chỉnh( nếu sai sót) và chuẩn xác kiến thức.
(?) Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam hãy cho biết giới hạn của tỉnh Thừa Thiên –Huế.
HS: Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quãng Nam, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào.
(?) Em có nhận xét gì về lãnh thổ của tỉnh Thừa Thiên –Huế
HS: lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam , hẹp về chiều ngang.
(?) Vị trí địa lý của tỉnh có thuận lợi và khó khăn gì.
HS: Thuận lợi cho việc giao thông 
GV bổ sung: Tỉnh có đường sắt Bắc – Nam và đường quốc lộ 1A đi dọc theo chiều dài của tỉnh, có điều kiện thuận lợi cho việc giao thông từ Bắc – Nam
- Có các công trình kiến trúc: cố đô Huế, vườn quốc gia Bạch Mã , bãi tắm đẹp: Lăng Cô, Thuận An.
- Lễ hội: Đấu vật làng Sình, Festival Huế, lễ hội cầu ngư...
- Làng nghề truyền thống: gốm Phước Tích
( Phong Bình), nước khoáng (Thanh Tân )
- Khó khăn: mùa thu– đông thường hay có bão lụt, mùa hạ có gió phơn tây nam, mùa đông có những đợt rét kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất...
(?) Tỉnh ta có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố. Kể tên?
HS: Có 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố: Phong Điền, Quãng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông, A lưới, 2 thị xã: Hương Thủy, Hương Trà và thành phố Huế.
GV mở rộng: Huyện Phong Điền có 15 xã, 1 thị trấn
Hoạt động 2: ( 25-26 phút)
(?) Thừa Thiên – Huế có những dạng địa hình nào?
HS: 3 dạng địa hình: núi, đồng bằng, hệ thống đầm phá
GV mở rộng kiến thức:
- Đồng bằng duyên hải hẹp, nơi rộng nhất là 16km, nơi hẹp nhất:4km (cầu Hai), trong thực tế chiều ngang còn hẹp hơn do sự xâm lấn của những trảng cát nội đồng và dải cát ven biển.
- Vùng đầm phá: 
 + phía bắc: phá tam giang
 + phía nam: đầm cầu Hai.
 + Ở giữa: Đầm Thanh Lam, Hà Trung
(?) Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế, xã hội?
HS: Do ảnh hưởng của địa hình nên đại bộ phận dân cư tập trung ở vùng đồng bằng, sản xuất nông, lâm , ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh tế tương đối phát triển hơn so với vùng núi. Các dân tộc ít người như Pakô, Tà ôi, Bruvân kiều cư trú tại 2 huyện Nam Đông và A Lưới sản xuất lâm nghiệp, tiểu thủ công, kinh tế kém phát triển trình độ dân trí thấp
(?) Khí hậu tỉnh em có những đặc điểm gì về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa?
HS: Nhiệt độ trung bình năm cao.
-Độ ẩm cao
- Gió mùa đông bắc vào mùa đông, gió phơn tây nam vào mùa hè
GV chuẩn xác kiến thức:
- Nhiệt độ trung bình năm 250C thay đổi theo không gian ( tăng dần từ Bắc vào Nam, miền núi thấp hơn đồng bằng), theo thời gian : nhiệt độ mùa lạnh dưới 200C, mùa nóng trên 250C.
- Độ ẩm: từ tháng 9-4 độ ẩm cao ( 80-90%), từ tháng 5-8 độ ẩm thấp dưới 80%, khi có gió lào hạ xuống 45%
- Gió mùa đông bắc: từ tháng 10-4: lạnh, ẩm gây mưa.
- Gió mùa tây nam: từ tháng 5-10 khi vượt qua Trường Sơn tạo nên hiệu ứng phơn làm tăng nhiệt độ và hạ thấp độ ẩm.
(?) Đặc điểm chính của sông ngòi (hướng chảy, chế độ nước)
HS: phần lớn các sông bắt nguồn từ phía đông của Trường Sơn chảy theo hướng Tây – Đông 
GV bổ sung: Chế độ nước phụ thuộc chế độ mưa.
(?) Kể tên các sông chính ở Thừa Thiên – Huế.
HS: sông Ô lâu, sông Bồ, sông Hương.
(?) Vai trò của sông ngòi đối với sản xuất và đời sống?
- Cung cấp phù sa cho các đồng bằng ven sông nhất là sông Hương và sông Bồ
- Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Nguồn khai thác thủy sản.
- Giao thông đường thủy.
(?) Các loại đất trồng ở tỉnh ta, đặc điểm, phân bố?
HS: Ở đồng bằng: đất cát biển.
 + Đất mặn.
 + Đất phù sa.
* Miền núi, trung du: Đất feralit đỏ vàng
GV chuẩn xác kiến thức: ngoài ra còn có đất dốc tụ vùng thung lũng, đất bạc màu, ...
 GV nói cho HS rõ hiện trạng thảm thực vật tự nhiên. Rừng nhiệt đới có diện tích 187 198 ha, hệ thực vật đa dạng, nhiều loài cây bản địa và di cư.
- Do chiến tranh, khai thác bừa bãi diện tích rừng đang giảm sút. Từ 1991-1997 đã có 20 000ha rừng được trồng mới
(?) Kể tên các vườn quốc gia?
HS: Vườn quốc gia Bạch Mã
GV: Vườn quốc gia Bà Nà với thảm thực vật đa dạng đang được đầu tư để trở thành trung tâm du lịch sinh thái.
(?)Kể tên các loại động vật ở Thừa Thiên – Huế.
GV: Khỉ, hươu, nai, gà rừng...
- Thủy sản: sò huyết, mực, tôm, rau câu...
GV bổ sung: Voi, hổ, trĩ, gà lôi, gấu chó...
(?) Kể tên các khoáng sản chính và nơi phân bố.
HS: Than bùn, sắt, titan, sét xi măng, đá xây dựng...
GV bổ sung: Than bùn ( Phong Chương) Antimôin (Phong An) đá vôi ( Long Thọ), đá xây dựng và trang trí ( Phú Lộc, Nam Đông) nước khoáng (Thanh Tân, Mỹ An, Thanh Phước)...
I. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
1.Vị trí và phạm vi lãnh thổ: 
- Vị trí: từ 160B- 16,50B
- Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam , hẹp đông -tây
2. Sự phân chia hành chính:
- Gồm 6 huyện: Phong Điền, Quãng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông, A lưới,
- 2 thị xã: Hương Thủy, Hương Trà và thành phố Huế
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1. Địa hình: 
- Đồi núi ở phía Tây chiếm 77,5% diện tích lãnh thổ 
+ Độ cao trung bình 1000m
+ Chạy dọc theo hệ thống núi là dãy gò đồi cao trung bình 10-20m.
- Đồng bằng duyên hải: nhỏ, hẹp, ít phù sa 
- Vùng đầm phá: Phá Tam Giang, đầm cầu Hai.
2. Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 250C
- Độ ẩm cao trên 80%
- Lượng mưa trung bình gần 3000mmm
- Gió mùa đông bắc: từ tháng 10-4: lạnh, ẩm mưa nhiều.
- Gió mùa tây nam: từ tháng 5-10 khi vượt qua Trường Sơn tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng.
3. Thủy văn: 
- Sông ngòi: nhỏ, ngắn dốc, ít phù sa. 
- Các sông chính: sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương.
4. Thổ nhưỡng: 
- Đất phù sa, cát biển, đất mặn ở đồng bằng.
- Đất feralit ở trung du, miền núi.
5. Tài nguyên sinh vật:
- Thực vật.
- Động vật
6. Khoáng sản:
- Sắt, titan, sét cao lanh, nước khoáng.
V/ Đánh giá:( 5 phút)
- Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
VI/ Hoạt động nối tiếp:( 1 phút)
- Học kĩ bài , tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của vùng để tiết sau học.

File đính kèm:

  • docxBai_41_Dia_li_tinh_thanh_pho.docx
Giáo án liên quan