Giáo án Địa lý 9 - Tiết 47, Bài 41: Địa lí tỉnh Ninh Bình - Năm học 2013-2014 - Bùi Đăng Sơn

? Nêu hiểu biết của em về sự phân chia hành chính của tỉnh Ninh Bình.

Năm Minh Mạng 12 (1831), tỉnh Ninh Bình chính thức ra đời, sau khi có thêm huyện Kim Sơn (1829). Đến năm 1937, Ninh Bình có 2 phủ 4 huyện 48 tổng và 375 xã thôn (phủ tơng đơng huyện và độc lập với nhau).

Năm 1945, thị xã Ninh Bình ra đời.

Năm 1992 huyện Tam Điệp đợc tách ra thành 2 huyện Yên Mô và Yên Khánh, Ninh Bình có 2 thị xã, 6 huyện với 125 xã và 11 phờng, thị trấn. Thị xã Ninh Bình là tỉnh lị, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, nằm trên trục quóc lộ 1A và tuyến đờng sắt Bắc Nam, cách thủ đô Hà Nôi 90 km.

Đến nay (tháng 7/2007), tỉnh Ninh Bình có 1 Thành phố Ninh Bình (thành lập trên cơ sở thị xã Ninh Bình từ 1/4/2007), 1 thị xã Tam Điệp, 6 huyện: Hoa L, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn với 147 xã, phờng, thị trấn. Diện tích 1386,77 km2, dân số 787.877ngời.

 ?Trình bày đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh NB.

? nêu đặc điểm địa hình.

ĐH: Hớng nghiêng từ vùng núi Nho Quan, Tam Điệp tới miền đồng bằng Hoa L, Yên Khánh rồi thấp dần ra vùng biển kim Sơn. Địa hình Ninh Bình khá đa dạng, tuy nhiên đồng bằng chiếm trên 80% diện tích đất tự nhiên (1.405,04 km2), còn vùng đồi núi chỉ chiếm gần 20% diện tích toàn tỉnh.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 47, Bài 41: Địa lí tỉnh Ninh Bình - Năm học 2013-2014 - Bùi Đăng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Tiết 47
 Ngày soạn: 15.3.2014.
 Ngày dạy: .2014
Bài 41 : Địa lí địa phương tỉnh ninh bình.
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:Bổ sung và nâng cao những kiến thức về địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình.
2. Về kĩ năng: Kỹ năng xác định vị trí địa lý trên lược đồ, Thu thập thông tin, sử lí số liệu, liên hệ thực tế.
3. Về thái độ: Hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn của địa phương Ninh Bình, Có ý thức tham gia xây dựng địa phương, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp với quê hương.
II. Chuẩn bị:
Bản đồ Việt Nam, Bản đồ tỉnh Ninh Bình.
Atlát địa lý Việt Nam 
Tranh ảnh về quê hương Ninh Bình.
III. Tiến trình trên lớp:
 A. ổn định tổ chức 1’.	
 B. Kiểm tra bài cũ 4’.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - nhận xét.
 C. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
1. Hoạt động 1.
GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ hành chính VN, hướng dẫn HS quan sát 
?Trình bày vị trí, giới hạn và phạm vi lãnh thổ của tỉnh Ninh Bình.
? Nêu hiểu biết của em về sự phân chia hành chính của tỉnh Ninh Bình.
Năm Minh Mạng 12 (1831), tỉnh Ninh Bình chính thức ra đời, sau khi có thêm huyện Kim Sơn (1829). Đến năm 1937, Ninh Bình có 2 phủ 4 huyện 48 tổng và 375 xã thôn (phủ tương đương huyện và độc lập với nhau).
Năm 1945, thị xã Ninh Bình ra đời. 
Năm 1992 huyện Tam Điệp được tách ra thành 2 huyện Yên Mô và Yên Khánh, Ninh Bình có 2 thị xã, 6 huyện với 125 xã và 11 phường, thị trấn. Thị xã Ninh Bình là tỉnh lị, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, nằm trên trục quóc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam, cách thủ đô Hà Nôi 90 km.
Đến nay (tháng 7/2007), tỉnh Ninh Bình có 1 Thành phố Ninh Bình (thành lập trên cơ sở thị xã Ninh Bình từ 1/4/2007), 1 thị xã Tam Điệp, 6 huyện: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn với 147 xã, phường, thị trấn. Diện tích 1386,77 km2, dân số 787.877người.
 ?Trình bày đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh NB.
? nêu đặc điểm địa hình.
ĐH: Hướng nghiêng từ vùng núi Nho Quan, Tam Điệp tới miền đồng bằng Hoa Lư, Yên Khánh rồi thấp dần ra vùng biển kim Sơn. Địa hình Ninh Bình khá đa dạng, tuy nhiên đồng bằng chiếm trên 80% diện tích đất tự nhiên (1.405,04 km2), còn vùng đồi núi chỉ chiếm gần 20% diện tích toàn tỉnh. 
?Đặc điểm khí hậu, ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống ntn.
- ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống
Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có một mùa đông lạnh của Ninh Bình thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp cây trồng có thể hoàn thành vòng sinh trưởng nhanh, có khả năng thâm canh, xen canh tăng vụ, phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng và đặc biệt là tạo khả năng đưa vụ động lên thành vụ chính. 
Bên cạnh những thuận lợi nêu, đặc điểm khí hậu Ninh Bình cũng gây ra những trở ngại không nhỏ đối với họat động sản xuất nông nghiệp. Tính chấ thất thường của chế độ nhiệt - sự giao động về ngày bắt đầu và kết thúc các mùa gây trở ngại cho việc quy định thời vụ. Sự thất thường của chế độ mưa diễn ra trong cả năm, thể hiện ở sự biến động trong lượng mưa năm, lượng mưa từng mùa, từng tháng còn gây ra những tác hại lớn hơn. Khi đã thiếu nước bị hạn hán hay thừa nước bị ngập úng thì không cây trồng nào chịu được.
? Nêu đặc điểm thuỷ văn của tỉnh ta.
Các hồ này đều có cảnh quan đẹp, nằm trong quần thể các núi đá vôi, có tiềm năng để phát triển du lịch.
 d. Hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm, nước khoáng
? Nêu đặc điểm thổ nhưỡng của tỉnh ta.
HS trình bày- GV kết luận.
? Nêu đặc điểm sinh vật của tỉnh ta.
HS trình bày- GV kết luận
? Nêu đặc điểm về tài nguyên khoáng sản của tỉnh ta.
HS trình bày- GV kết luận
I.Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính. 
1. Vị trí và lãnh thổ:
Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa phía nam và tây nam của Đồng bằng Sông Hồng Phía bắc giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam phía tây bắc giáp 2 huyện Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình phía đông và đông bắc giáp huyện ý Yên, tỉnh Nam Định. phía tây và tây nam giáp huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá phía nam là vịnh Bắc bộ.
 Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.405,04 km2. 
 2. Sự phân chia hành chính
Tháng 12/1949, tỉnh Ninh Bình thuộc Liên khu 3. Ngày 27/1/51, tái lập tỉnh Ninh Bình. Ngày 27/12/1975, sáp nhập với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh.
Ngày 26/12/1991, tái lập tỉnh Ninh Bình trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Nam Ninh, có 7 đơn vị hành chính: thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Hoa Lư, huyện Tam Điệp, huyện Gia Viễn, huyện Hoàng Long, huyện Kim Sơn.( nay là 8 huyện, thành phố) 
II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1. Địa hình
- Địa hình Ninh Bình có hướng nghiêng từ tây bắc xuống đông nam 
Phía tây và tây bắc của tỉnh là khu vực đồi cacxtơ - xâm thực Cúc Phương. Tiếp đó là dải đồng bằng tích tụ Nho Quan kéo tới Đồng Giao, Tam Điệp. Khu vực rộng lớn nhất là vùng đồng bằng tích tụ phù sa sông bao gồm đồng bằng tích tụ trũng Gia Viễn, Hoa Lư và đồng bằng tích tụ (cao) Yên khánh. Vùng ven biển Kim Sơn là đồng bằng duyên hải được bồi tụ phát triển mạnh mẽ, hàng năm tiến ra biển với tốc độ lớn (80 - 100m/năm)
2. Khí hậu
-. Những nét đặc trưng của khí hậu Ninh Bình 
Là một bộ phận của đồng bằng Sông Hồng, nên Ninh Bình nằm trong đới gió mùa chí tuyến á đới có một mùa đông lạnh khô.
3. Thuỷ văn:
a. Mạng lưới sông ngòi
-Hệ thống sông ngòi của Ninh Bình có mật độ khoảng 0,6 - 0,9 km/km2. Sông ngòi có lượng nước khá dồi dào.
-Mạng lưới sông suối của tỉnh phân bố tương đối đều, gồm hàng chục các con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 1000 km.
b. Hồ, đầm:
 đầm Cút (Gia Viễn), hồ Thường Sung, hồ Đồng Liêm (Nho Quan), hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng( Yên Mô). Các hồ này đều có cảnh quan đẹp, nằm trong quần thể các núi đá vôi, có tiềm năng để phát triển du lịch.
c. Nguồn nước ngầm
- Tiềm năng, chất lượng nước, phân bố
- ý nghĩa đối với sản xuất và đời sống
4. Thổ nhưỡng
Đất đai (thổ nhưỡng) ở Ninh Bình có nhiều nhóm đất:
 Nhóm đất mặn 
Nhóm đất phù sa...
 5. Sinh vật
Phong phú, đa dạng.
6. Khoáng sản:
Đá vôi, cát, than
D. Củng cố:
Củng cố lại toàn bài.
E. Hướng dẫn: Học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới bài 42.
IV. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 31
Tiết 47 
 Ngày soạn:15/3/2014
 Ngày dạy:
Bài 41 : 
Địa lí địa phương tỉnh ninh bình.
(Dân cư và Xã hội )
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Bổ sung và nâng cao những kiến thức về dân cư – xã hội của tỉnh Ninh Bình.
2. Về kĩ năng: Kỹ năng thu thập thông tin, sử lí số liệu, liên hệ thực tế.
3. Về thái độ: Hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn của địa phương Ninh Bình, Có ý thức tham gia xây dựng địa phương, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp với quê hương.
II. Chuẩn bị:
Bản đồ Việt Nam, Bản đồ tỉnh Ninh Bình.
Atlát địa lý Việt Nam 
Tranh ảnh về quê hương Ninh Bình.
III. Tiến trình trên lớp:
 A. ổn định tổ chức (1’).	
 B. Kiểm tra bài cũ( 4’).
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - nhận xét.
 C. Bài mới ( ):
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
? Qua tìm hiểu, hãy nêu số dân tỉnh Ninh Bình và tỉ lệ gia tăng tự nhiên DS.
HS trình bày- GV cho HS so sánh GTTN của cả nước.
? Nêu nguyên nhân dẫn đến biến động dân số của tỉnh ta.
 ? Tác động của dân số đối với đời sống và sản xuất.
-> Nguồn lao động dồi dào thuận lợi cho phát triển kinh tế...
->Khó khăn cho vấn đề giải quyết công ăn việc làm, đất canh tác ngày một thu hẹp... 
?Nêu kết cấu dân số của tỉnh ta.
HS trình bày - GV nhận xét.
? ảnh hưởng của kết cấu dân số tới phát triển KT- XH như thế nào. 
HS trình bày- GV nhận xét.
Nhận xét về tình hình phát triển VH- GD, Y tế của tỉnh ta hiện nay ntn ? 
HS trình bày- GV nhận xét.
Cho HS liên hệ với địa phương đang ở.
III. Dân cư và lao động
Gia tăng dân số:
- Số dân 900,6 nghìn người( 2010)
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 4,8%
 ( 2010)- Cả nước là 10,3%.
Kết cấu dân số:
- Theo giới tính 99,6 nam / 100 nữ (2010). 
- Theo độ tuổi: dân số trẻ, độ tưổi lao động đông.
3.Phân bố dân cư: 
- Mật độ dân số 648 người / Km.
- Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở TP, thị xã, các vùng đồng bằng, thưa thớt tại các vùng núi, vùng sâu vùng xa.
4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
- Phát triển các loại hình văn hoá dân gian, đặc biệt là nghệ thuật chèo.
- GD: Số trường lớp được nâng cấp, chất lượng gd được cải thiện dần qua các năm.
- Y tế: Số bệnh viện, bệnh xá tăng, có các cơ sở y tế và các cán bộ ytế tại các thôn bản. Các hoạt động y tế phát triển mạnh, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh.
D. Củng cố:
Củng cố lại toàn bài.
E. Hướng dẫn: Học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới Kinh tế Ninh Bình.
IV. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai_42_Dia_li_tinh_thanh_pho_tieptheo.doc