Giáo án Địa lý 9 tiết 25 bài 23: Vùng bắc trung bộ (tiết 1)

* Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình phân hoá tây - đông rõ rệt

+ Phía Tây là núi, gò đồi: Trường Sơn Bắc.

+ Phía Đông là đồng bằng Thanh-Nghệ -Tĩnh, dải đầm phá ven biển.

- Khí hậu :

+ Mùa hạ chịu ảnh gió Phơn khô nóng và khô .

+ Gió đông bắc gây mưa, bão từ cuối hạ sang thu. Phía bắc dãy Hoành Sơn có mựa đông lạnh hơn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2451 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 tiết 25 bài 23: Vùng bắc trung bộ (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25- Bài 23 :  VÙNG BẮC TRUNG BỘ(tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh  hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí,  hình dạng lãnh thổ của Bắc Trung Bộ.
- Hiểu và trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. Những thuận lợi và khó khăn và giải pháp khắc phục.
- Biết liên hệ với các kiến thức: Toán, Văn, Vật lý, Lịch sử, GDCD, Nhạc, Hóa học, Công Nghệ...vào tìm hiểu bài học.
2. Kĩ năng:
           - Rèn kĩ năng đọc lược đồ, bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu.
           -  Sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học.
3. Giáo dục thái độ:
           - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản tự nhiên, văn hoá thế giới.
           -  Có ý thức phòng chống thiên tai.
II. Phơng tiện cần thiết:
          - Bản đồ địa lí thự nhiên Bắc Trung Bộ.
          - Tranh ảnh về thiên nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
III. Tiến trình tiết học:
1.Ổn định tổ chức.
 9A: 
2. Kiểm tra bài cũ.
  Lồng vào trong bài học mới.
3. Bài mới :
 * Giới thiệu .
      Vùng Bắc Trung Bộ nằm trên trục đường giao thông Bắc – Nam. Là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội. Vậy vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên  của vùng có đặc điểm như thế nào, có thuận lợi, khó khăn gì đến phát triển kinh tế xã hội ? Để giúp các em hiểu rõ hơn vấn đề này..... Vào bài mới....
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động cá nhân:
Nghiên cứu sách giáo khoa và hình 23.1 hãy: Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích là bao nhiêu,  gồm có những tỉnh thành nào ?
''Vận dụng kiến thức môn Toán học, em hãy so sánh diện tích và dân số vùng  Bắc Trung Bộ với các vùng đã học ?''
Vùng
Dtích
Dsố
xếp thứ
D tích
D số
TD & MNBB
100965
km2
11,5 triệu người
Thứ 1
Thứ 2
ĐBSH
14860
km2
17,5 triệu người
Thứ 3
Thứ 1
BTB
51513
km2
10,3 triệu người
Thứ 2
Thứ 3
Quan sát lược đồ H23.1 :Em có nhận xét gì về hình dáng lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ ?
( là dải đất hẹp ngang, nơi hẹp nhất là tỉnh Quảng Bình 47,5 km2)
''Bằng kiến thức môn văn học, en hãy nêu những câu thơ hoặc ca dao nói về thiên nhiên hoặc con người của Bắc Trung Bộ?''
(Câu ca dao Cảnh Đẹp Non Sông)
Nghiên cứu sách giáo khoa và hình 23.1 hãy: Xác định vị trí và giới hạn vùng Bắc Trung Bộ ?
 Vị trí địa lí  đó mang lại cho vùng những thuận lợi như thế nào ?
 Chuyển ý: Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy điều kiện tự nhiên và tài  nguyên thiên có đặc điểm gì nổi bật? Có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế -xã hội ?
Hoạt động Cá nhân / Cặp
Quan sát hình 23.1 sách giáo khoa cho biết:
Từ tây sang đông địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào? So sánh với các vùng đã học?
Dựa vào kiến thức đã học cho biết: Dải núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Trung Bộ?
 (Dãy núi Trường Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa.
+Mùa đông đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn.
+ Mùa hạ lại chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gió Tây Nam khô nóng,  thu đông hay có bão.
 " Vận dụng kiến thức Vật Lí hãy giải thích hiệu ứng Phơn hay còn gọi là gió vượt núi(gió Lào)?'' 
(Khi gió phải vượt lên cao, lên tầng không khí loãng và lạnh hơn, khiến cho hơi nước ngưng tụ, gây mưa bên triền núi hứng gió và đồng thời làm gió giảm áp suất. Khi đã qua đỉnh núi thì gió trở thành một luồng khí khô hạ áp nên khi đi từ trên cao xuống, gặp không khí đặc hơn gió sẽ bị nén lại. Quá trình đó làm tăng nhiệt độ của gió. Kết quả là bên triền núi hứng gió thì gió ẩm, mát và gây mưa nhiều nhưng bên triền núi khuất gió thì gió lại khô và nóng) 
" Vận dụng kiến thức môn Âm Nhạc, em hãy cho biết bài hát nào nói về sự khác nhau giữa khí hậu của hai sườn đông và tây dãy Trường Sơn?''
( Bài hát: Sợi Nhớ Sợi Thương)
Quan sát hình 23.1 hãy: Kể tên và xác định vị trí  các con sông lớn và nêu đặc điểm mạng lưới sông ngòi của vùng ?
  " Vận dụng kiến thức môn Lịch sử, em hãy kể tên những con sông lớn ở vùng Bắc Trung Bộ đã đi vào lịch sủ và gắn liền với những chiến công hiển hách của quân và dân ta?''
( sông Mã; sông Bến Hải; sông Gianh...)
" Vận dụng kiến thức môn Âm Nhạc, em hãy hát một đoạn của bài hát nói về con một con sông của vùng?''
(Bài hát: 
 Câu hò bên bờ Hiền Lương - Sông Bến Hải.
 Chuyện Tình Sông Hương- Sông Hương.
 Chào Sông mã Anh Hùng- Sông Mã.)
''Bằng kiến thức Toán học, quan sát lược đồ hình 23.1 và 23.2, hãy nêu sự khác nhau và chênh lệch về sự phân bố tài nguyên giữa bắc và nam Hoành Sơn?''
(Phía bắc dãy Hoành Sơn có tiềm năng rừng và khoáng sản lớn hơn phía nam.)
''Vận dụng kiến thức môn Hóa học, em hãy giải thích quá trình hình thành hang động trong các núi đá vôi?''
( Nước mưa hòa tan đá vôi hàng triệu năm...các nhũ đá và các măng đá (thạch nhũ: stalactite) được hình thành nhờ sự tích tụ của canxi cacbonat và các khoáng chất bị hòa tan khác khi nước nhỏ giọt từ phía trên xuống: 
H2SO4 + CaCO3 CaSO4 + H2O + CO2 )
Động Phong Nha Kẻ Bàng 
Bằng những kiến thức đã học hãy kể tên 1 số thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ ?Nêu các giải pháp để tháo gỡ khó khăn?
 (Thường xuyên có bão lũ, hạn hán, gió Tây khô nóng)
 " Vận dụng kiến thức môn GDCD, em hãy nêu lên những việc làm  có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tương thân, tương ái của nhân dân ta và bản thân em đã làm khi thiên tai sảy ra ở Bắc Trung Bộ?'' 
(ủng hộ các bạn vùng lũ sách vở, quần áo, tiền)
Chuyển ý: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vùng có nhiều tiềm năng phát triển, đó là sự đa dạng của tài nguyên và  đặc biệt là sự quyết tâm,tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của người dân nơi đâychúng ta cùng tìm hiểu những nét nổi bật về dân cư – xã hội của vùng ..
Hoạt động Cá nhân/ cặp
Dựa vào bảng 23.1; 23.2 và kênh chữ sách giáo khoa hãy cho biết:Vùng Bắc Trung Bộ có số dân là bao nhiêu ? Là địa bàn cư trú của những dân tôc nào?
Dựa vào hình 23.1 hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và tây của Bắc Trung Bộ?
Đặc điểm dân cư như trên có thuận lợi gì cho vùng trong quá trình phát triển kinh tế?
" Vận dụng kiến thức môn Lịch sử, em hãy cho biết Bắc Trung Bộ trong quá khứ cũng như hiện người dân phải hứng chịu nhiều đau thương mất mát của chiến tranh?'' 
(+Thời kì Phong kiến : chiến tranh Đàng Trong- Đàng Ngoài ; Trịnh – Nguyễn phân tranh.
+  Trong kháng chiến chống Mĩ thì đây là chiến trường khốc liệt nhất với các địa danh : Vĩ tuyến 17, Khe Sanh,  Đường 9 Nam – Lào, Thành Cổ Quảng Trị...)
''Vận dụng kiến thức môn GDCD hãy nêu lên ý thức vượt khó vươn lên của con người nơi đây?''
(Trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt của vùng nhưng con người nơi đây rất, yêu nước và hiếu học. Đây là quê hương của nhiều lãnh tụ kiệt xuất: Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...)
" Vận dụng kiến thức môn Lịch sử em hãy kể tên một vài di tích lịch sử của vùng?''
(Cố Đô Huế, nhà Lưu niệm Bác Hồ, nghĩa trang liệt Sĩ Trường Sơn, cầu Hàm Rồng....vv.
Cung đình Huế: “xây dựng năm 1804, năm 1833 đời vua Minh Mạng hoàn chỉnh. Có khoảng 147 công trình, có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m)
''Qua bảng 23.2, bằng kiến thức Toán học, hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước?''
Hầm đèo Hải Vân:
“Khánh thành năm 2005. Dài 6.280 m, rộng 10 m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5 m”.”
Khái quát:
- Các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Diện tích: 51513 km2
- Dân số: 10,3 triệu người.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
* Vị trí:
- Phía Bắc giáp vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng TD và MN Bắc Bộ.
- Phía Tây giáp nước CHĐCN Lào.
- Phía Nam giáp vùng DH Nam Trung bộ.
- Phía Đông giáp biển .
* Giới hạn:
- Từ dãy Tam Điệp-> phía nam dãy Bạch Mã.
- Gồm Phần đất liền và vùng biển đảo
* Ý nghĩa:
- Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam.
- Của ngõ của các nước láng giềng ra biển.
- Cửa ngõ hành lang đông – tây của Tiểu vùng sông Mê- Kông.
II.Điều kiện tự nhiên và tài  nguyên thiên nhiên.
* Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình phân hoá tây - đông rõ rệt
+ Phía Tây là núi, gò đồi: Trường Sơn Bắc.
+ Phía Đông là đồng bằng Thanh-Nghệ -Tĩnh, dải đầm phá ven biển.
- Khí hậu : 
+ Mùa hạ chịu ảnh gió Phơn khô nóng và khô . 
+ Gió đông bắc gây mưa, bão từ cuối hạ sang thu. Phía bắc dãy Hoành Sơn có mựa đông lạnh hơn.
- Sông ngòi: Ngắn, dốc thu đông có lũ lớn.Cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, thuỷ điện
Cầu Trường Tiền
* Tài nguyên thiên nhiên:
- Phía bắc dãy Hoành Sơn có tiềm năng rừng và khoáng sản lớn hơn phía nam .
39%
61% %%
Bắc Hoành Sơn
Nam Hoành Sơn
- Có nhiều bãi tắm , vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng
Bãi biển Thiên Cầm
Kết luận: Thiên nhiên có sự phân hoá Tây - Đông và Bắc – Nam  rõ rệt.
* Khó khăn:
- Thường xuyên có bão lũ, hạn hán, gió Tây khô nóng về mùa hạ
III.Đặc điểm dân cư, xã hội
- Dân số: 10,3 triệu người.
- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa đông và tây.
- Thuận lợi:
+  Người dân có truyền trống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực, hiếu học...
+ Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa( Cố đô Huế)
Cung đình Huế
- Khó khăn: Mức sống của người dân chưa cao.còn thấp hơn một số vùng và mức trung bình cả nước.
Hầm đèo Hải Vân
4. Củng cố – luyện tập:
- Giáo viên hệ thống hoá kiến thức bài học bằng bài tập và câu  hỏi.
+. Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?  
+ Phân bố dân c ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì?
Bài tập1:
        Chọn từ, cụm từ sau đây để điền vào chỗ chấm sao cho thành câu hoàn chỉnh về đặc điểm tự nhiên và dân cư và dân cư Bắc Trung Bộ.   
   ( hẹp ngang, cầu nối, Địa hình, mùa hạ, khác biệt, phân hoá, khó khăn, cửa ngõ)
a.Bắc Trung Bộ là dải đấthẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp tới dãy Bạch Mã.
b. Bắc Trung Bộ là cầu nối..giữa miền Bắc và miền Nam, là cửa ngõ..   của các nước tiểu vùng sông Mê Kông ra biển và ngược lại.
c. Địa hìnhcó sự phân hoá tây đông rõ rệt núi, gò đồi , đồng bằng, biển và hải đảo
d. Khí hậu mùa hạ khô nóng, thu đông mưa nhiều và có bão.
e. Thiên tai thường xảy ra, gây nhiều khó khăn..cho sản xuất và đời sống dân cư 
 Bắc Trung Bộ.
g. Tài nguyên thiên nhiên có sự phân hoá.giữa Bắc và Nam dãy Hoành Sơn.
h. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có nhiều khác biệtgiữa phía đông và
 phía tây. 
5. Hoạt động nối tiếp.
 - Học bài dựa vào các câu hỏi, kết hợp với các lược đồ ,biểu đồ và bảng số liệu trong SGK.
- Tìm hiểu và sưu tầm thêm các tư liệu về tự nhiên và con người Bắc Trung Bộ.
- Đọc và tìm hiểu trước bài.

File đính kèm:

  • docGiao_an_Lien_mon_Dia_9_20150726_044842.doc
Giáo án liên quan