Giáo án Địa lý 9 - Chuyên đề: Địa lý kinh tế - Chủ đề 2: Ngành công nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

I. Các nhân tố tự nhiên:

 - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng của nước ta là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng, để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu Than, thuỷ điện, nhiệt điện(Trung du miền núi Bắc bộ). Dầu khí (Đông Nam Bộ)

- Công nghiệp luyện kim: Kim loại màu, kim loại đen(Trung du miền núi Bắc bộ)

- Công nghiệp hoá chất: Sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản (Trung du miền núi Bắc bộ), Sản xuất phân bón, hoá dầu (Đông Nam Bộ)

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Đá vôi, xi măng ( Đồng bằng sông Hồng), Sét,xi măng ( ĐBSCL)

- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

-Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng.

II. Các nhân tố kinh tế - xã hội

1.Dân cư và lao động.

- Thị trường trong nước rộng lớn và quan trọng.

- Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp cần lao động nhiều, rẻ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong CN và hạ tầng cơ sở.

- Trình độ công nghiệp còn thấp, chưa đồng bộ. Phân bố tập trung ở một số vùng.

 - Cơ sở hạ tầng được cải thiện

(nhất là các vùng kinh tế trọng điểm)

3. Chính sách phát triển công nghiệp

- Chính sách công nghiệp hoá và đầu tư.

- Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác.

4. Thị trường:

- Sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập.

- Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

 

doc11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Chuyên đề: Địa lý kinh tế - Chủ đề 2: Ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ KINH TẾ ( CHỦ ĐỀ 2: NGÀNH CÔNG NGHIỆP)
LÝ DO
MỤC TIÊU
1, Kiến thức
- Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế những thành tựu và những khó khăn trong phát triển kinh tế
 -Phân tích được các nhân tố tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông ngiệp, công nghiệp, dịch vụ nước ta.
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích mối quan hệ giữa SXNN và MT
-Phân biệt được các loại rừng ở nước ta, vai trò,phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp.
-Nhận biết nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản (nước ngọt, lợ, mặn). Những xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
- Biết vai trò, hiện trạng của tài nguyên rừng 
- Nhận biết được hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận (ở phía Bắc), Đông Nam Bộ (ở phía Nam).
- Xác định được hai trung tâm CN lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở hai trung tâm này.
- Xác định được ngành dịch vụ ở nước ta có cơ cấu rất phức tạp, ngày càng đa dạng. biết được các trung tâm dịch vụ lớn của nước ta.
- HS nhận biết được đặc điểm phân bố các mạng lưới và các đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, cũng như các bước tiến mới trong giao thông vận tải. 
-Nhận biết được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của những bước tiến này đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
- HS tìm được các đặc điểm phát triển và phân bố nghành thương mại và du lịch ở nước ta 
- Chứng minh và giải thích tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất nước ta 
- HS nhận biết được các tiềm năng du lịch và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng 
2, Kĩ năng
- Phân tích ,đánh giá những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên với phát triển nông nghiệp nước ta.
 - Phân tích lược đồ nông nghiệp và bảng phân bố cây trồng , lược đồ công nghiệp. Biết đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải của nước ta 
- Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu ngành trồng trọt, tình hình tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta. kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và kỹ năng vẽ biểu đồ đường. biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền
-Có kỹ năng đánh giá giá trị của nền kinh tế, biết sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệpViệt Nam. biểu đồ cơ cấu công nghiệp.
- Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ :Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu gia súc gia cầm, tình hình tăng trưởng gia súc, gia cầm ở nước ta.
- kỹ năng xử lý bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ (tính cơ cấu phần trăm)
- kỹ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên.
- Phân tích mqh giữa sự phân bố mạng lưới gtvt với sự phân bố các ngành kinh tế khác.
-Kỹ năng phân tích bảng số liệu 
3, Thái độ
- có ý thức bảo vệ tài nguyên,không đồng tình với các hành vi phá hoại môi trường.
-Không ủng hộ những hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái , suy giảm đất , nước , khí hậu , sinh vật. 
- Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ,tự học, tự giải quyết vấn đề, tính toán
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, khai thác lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, xử lí số liệu.
IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
- Chủ đề 1: Quá trình phát triển kinh tế
- Chủ đề 2: Ngành nông nghiệp
- Chủ đề 3: Ngành lâm nghiệp và thủy sản
- Chủ đề 4: Ngành công nghiệp
- Chủ đề 5:Ngành dịch vụ
V. MÔ TẢ CHUYỂN ĐỀ
Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được hình thành theo chủ đề.
Chủ đề/Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Chủ đề 1: Quá trình phát triển kinh tế
Nêu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế những thành tựu và những khó khăn trong phát triển kinh tế
Phân tích biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP
Vẽ biểu đồ hình tròn 
Chủ đề 2: Ngành nông nghiệp
Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp.
Phân tích được các nhân tố tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông ngiệp
- Phân tích lược đồ nông nghiệp và bảng phân bố cây trồng 
Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu ngành trồng trọt, tình hình tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta.
biết sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- vẽ biểu đồ cột
Tại sao vùng Đông Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị cao?
 Vì sao lơn được nuôi nhiều ở ĐBS Cửu Long
- Chủ đề 3: Ngành lâm nghiệp và thủy sản
-Phân biệt được các loại rừng ở nước ta, vai trò, phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp.
-Nhận biết nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản (nước ngọt, lợ, mặn). Những xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
- Biết vai trò, hiện trạng của tài nguyên rừng 
- Nhận xét bảng số liệu sản lượng thủy sản
- Phân tích lược đồ lâm nghiệp, thủy sản
- Vẽ biểu đồ cột
Chủ đề 4: Ngành công nghiệp
- Nhận biết được hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận (ở phía Bắc), Đông Nam Bộ (ở phía Nam).
- Xác định được hai trung tâm CN lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở hai trung tâm này.
Phân tích được các nhân tố tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Có kỹ năng đánh giá giá trị của nền kinh tế, biết sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Việt Nam. Biểu đồ cơ cấu công nghiệp.
Chủ đề 5:Ngành dịch vụ
- Xác định được ngành dịch vụ ở nước ta có cơ cấu rất phức tạp, ngày càng đa dạng. biết được các trung tâm dịch vụ lớn của nước ta.
- HS nhận biết được đặc điểm phân bố các mạng lưới và các đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, cũng như các bước tiến mới trong giao thông vận tải. 
-Nhận biết được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của những bước tiến này đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
- HS tìm được các đặc điểm phát triển và phân bố nghành thương mại và du lịch ở nước ta 
Phân tích được các nhân tố tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ nước ta.
- HS nhận biết được các tiềm năng du lịch và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng
kỹ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên.
- Phân tích mqh giữa sự phân bố mạng lưới gtvt với sự phân bố các ngành kinh tế khác.
- Khai thác bảng số liệu
- Khai thác lược đồ, biểu đồ
Chứng minh và giải thích tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất nước ta 
Những năng lực có thể hướng tới:
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, tính toán, giải quyết vấn đề, tự học 
- Năng lực chuyên biệt: tính toán số liệu thống kê, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, khai thác lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu.
Câu hỏi và bài tập
CHỦ ĐỀ 2: NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Cấp độ
Câu hỏi
Nhận biết 
- Nhận biết được hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận (ở phía Bắc), Đông Nam Bộ (ở phía Nam).
- Xác định được hai trung tâm CN lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở hai trung tâm này.
Thông hiểu
Phân tích được các nhân tố tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Vận dụng thấp
Có kỹ năng đánh giá giá trị của nền kinh tế, biết sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Việt Nam. Biểu đồ cơ cấu công nghiệp.
Vận dụng cao
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HỘP KIẾN THỨC KĨ NĂNG THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ 2: NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
I. Các nhân tố tự nhiên:
 - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng của nước ta là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng, để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Công nghiệp khai thác nhiên liệu Than, thuỷ điện, nhiệt điện(Trung du miền núi Bắc bộ). Dầu khí (Đông Nam Bộ)
- Công nghiệp luyện kim: Kim loại màu, kim loại đen(Trung du miền núi Bắc bộ)
- Công nghiệp hoá chất: Sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản (Trung du miền núi Bắc bộ), Sản xuất phân bón, hoá dầu (Đông Nam Bộ)
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Đá vôi, xi măng ( Đồng bằng sông Hồng), Sét,xi măng ( ĐBSCL)
- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
-Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng.
II. Các nhân tố kinh tế - xã hội
1.Dân cư và lao động.
- Thị trường trong nước rộng lớn và quan trọng.
- Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp cần lao động nhiều, rẻ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong CN và hạ tầng cơ sở.
- Trình độ công nghiệp còn thấp, chưa đồng bộ. Phân bố tập trung ở một số vùng.
 - Cơ sở hạ tầng được cải thiện
(nhất là các vùng kinh tế trọng điểm)
3. Chính sách phát triển công nghiệp
- Chính sách công nghiệp hoá và đầu tư.
- Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác.
4. Thị trường:
- Sức cạnh tranh của hàng ngoại nhập. 
- Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Kết luận: Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế - xã hội.
Sự phát triển và phân bố công nghiệp
I -cơ cấu ngành công nghiệp:
- Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- CN nước ta có cơ cấu đa dạng. 
- Các ngành CN trọng điểm chủ yếu dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, khai thác nhiên liệu, chế biến lương thực, thực phẩm hoặc dựa trên thế mạnh nguồn lao động như công nghiệp dệt may.
II- các ngành công nghiệp trọng điểm.
1. Công nghiệp khai thac nhiên liệu
- Nước ta có nhiều loại than. Nhiều nhất là than gầy, trữ lượng lớn nhất tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, 90% trữ lượng cả nước.
- Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh những năm gần đây.
- Dầu thô là một trong những mặt hàng XK chủ lực của nước ta hiện
nay .
2. Công nghiệp điện:
- Ngành điện lực ở nước ta pt’dựa vào nguồn thuỷ năng dồi dào, tài nguyên than phong phú và gần đây khí đốt ở vùng thềm lục địa phía Nam. 
- Sản lượng điện mỗi năm một tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống.
3. Một số ngành công nghiệp nặng khác :
- Trung tâm cơ khí- điện tử lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
- Trung tâm công nghiệp hoá chất lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Hà Nội, Việt Trì - Lâm Thao.
4. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
 - Có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ,phân bố rộng khắp cả nước.
 - Có nhiều thế mạnh phát triển. Đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
5. Công nghiệp dệt:
- Nguồn lao động là thế mạnh để công nghiệp may phát triển
- Trung tâm dệt may lớn nhất Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Nam Định.
III - Các trung tâm công nghiệp lớn:
 - Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Hoạt động khởi động
Các hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên
Hình thức tổ chức
Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Định hướng năng lực được hình thành
Cá nhân
Động não
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học 
- Năng lực chuyên biệt: tính toán số liệu thống kê, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ,
Các bước
- Dùng sơ đồ H11.1 (vẽ sẵn bảng phụ) để trống các ô bên phải và bên trái.
? Dựa vào kến thức đã học cho biết các tài nguyên chủ yếu của nước ta. (khoáng sản; thuỷ năng, tài nguyên đất, nước, rừng KH, nguồn lợi SV biển).
- GV: yêu cầu HS trả lời và điền vào ô trống bên trái sơ đồ. 
? Hãy điền vào các ô bên phải của sơ đồ để biểu hiện được mqh giữa các thế mạnh về các ngành trọng điểm.
- GV: chốt KT.
? Dựa vào bản đồ địa chất - khoáng sản hoặc bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về ảnh hưởng của sự phân bố tài nguyên ,khoáng sản, tới sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm 
- GV: y/c HS trình bày, rồi chuẩn xác kiến thức
 ? ý nghĩa của các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- GV( nhấn mạnh) :
+> Cần hiểu rõ giá trị, trữ lượng các tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng, nhưng không phải là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố công nghiệp.
+> Đánh giá không đúng các tài nguyên thế mạnh của cả nước hay từng vùng, có thể dẫn đến các sai lầm đáng tiếc trong lựa chọn cơ cấu ngành công nghiệp.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố xã hội
Hình thức tổ chức
Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Định hướng năng lực được hình thành
nhóm
Động não
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học 
- Năng lực chuyên biệt: tính toán số liệu thống kê, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
Các bước
- GV: hướng dẫn hs kỹ năng tham khảo tài liệu. Nhân tố "dân cư và lao động" 
+ Dân cư đông 
+ Nguồn lao động lớn 
Þ Tạo điều kiện thuận lợi như thế nào cho ngành công nghiệp khai thác thế mạnh đó để phát triển?
 Tương tự cách làm như trên đối với các yếu tố còn lại.
- GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, có sự nhận xét bổ sung nhóm khác.
- GV: Chuẩn xác kiến thức.
? Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với việc phát triển công nghiệp?
( - Nối liền các ngành, các vùng sản xuất; giữa sản xuất với tiêu dùng.
 -Thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác công nghiệp).
? Giai đoạn hiện nay chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta có định hướng lớn như thế nào? 
? Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển công nghiệp?
- Quy luật cung cầu giúp công nghiệp điều tiết sản xuất, thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất theo chiều sâu.
- Tạo ra môi trường cạnh tranh, giúp các ngành sản xuất cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
? Sản phẩm công nghiệp nước ta hiện đang phải đối đầu với những thách thức gì khi chiếm lĩnh được thị trường?
? Vai trò của các nhân tố kinh tế - xã hội với ngành công nghiệp?
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu ngành công nghiệp
Hình thức tổ chức
Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Định hướng năng lực được hình thành
Cá nhân
Động não
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học 
- Năng lực chuyên biệt: tính toán số liệu thống kê, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
Các bước
? Dựa vào SGK và thực tế hãy cho biết: cơ cấu CN theo thành phần kinh tế ở nước ta phân ra ntn.
(khu vực trong nước có 2 cơ sở: nhà nước và ngoài nhà nước) .
- GV( mở rộng) 
+>Trước đây cơ sơ nhà nước chiếm ưu thế tuyệt đối 
+>Nhờ kết quả chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên có khu vực k/t vốn đầu tư nước ngoài tỉ trọng chiếm tới 35,3% (2002)
+> Gần đây mở rộng cơ sở ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân ,cá thể, hỗn hợp) chiếm gần 1/4 giá trị sản xuất công nghiệp (26,4% năm 2002)
- GV: y/c h/s đọc khái niệm: ngành CNtrọng điểm 
? Dựa vào H12.1 hãy xếp các ngành CNtrọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ.
? Ba ngành CN có tỉ trọng lớn (> 10%) phát triển dựa trên các thế mạnh gì của đất nước. 
? Cho biết vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất CN.
(Thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế) .
- GV dùng bảng phụ sẵn chuẩn bị khái quát lại (sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta)
Hoạt động 4: Tìm hiểu các ngành công nghiệp trọng điểm
Hình thức tổ chức
Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Định hướng năng lực được hình thành
Nhóm/ cá nhân
Động não
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học 
- Năng lực chuyên biệt: tính toán số liệu thống kê, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, khai thác lược đồ, bảng số liệu
Các bước
? Cho biết nước ta có mấy loại than.
(than gầy (antraxit), mỡ, nâu, bùn)
? Công nghiệp khai thác nhiên liệu phân bố chủ yếu ở đâu.
? Sản lượng khai thác hàng năm.
(Than trữ lượng 6,6 tỷ tấn đứng đầu ĐNá.
-Trữ lượng khai thác 3,5 tỷ tấn xuất khẩu 50.000- 700.000 tấn than gầy
- Dầu khí thềm lục địa phía nam trữ lượng 5,6 tỷ tấn dầu quy đổi, xếp thứ 31/85 nước có dầu, XKdầu thô 17,2 triệutấn(2003) .
? Xác định H12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác .
- Vai trò to lớn của ngành điện đượcLêNin khẳng định ( một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại hoá và có khả năng cải tạo nông nghiệp đó là điện khí hoá cả nước.
? Ngành điện lực ở nước ta được pt’ ntn.
? Xác định trên H12.2 các nhà máy điện chạy bằng than, khí, thuỷ điện.
( Chú ý: nhà máy thuỷ điện Thủ Đức và Trà Nóc chạy bằng dầu F.O nhập nội).
? Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm chung gì.
( -Nhiệt điện phía Bắc phân bố gần than Quảng Ninh
 - Nhiệt điện phía Nam phân bố ở Đông Nam Bộ gần thềm lục địa
 - Thuỷ điện được phân bố trên các dòng sông có trữ năng thuỷ điện lớn.
? Cho biết sản lượng điện hàng năm của nước ta như thế nào .
(năm 2002: 35.562 triệu kw/h; năm 2003 41.117 triệu kw/h)
- GV: sản lượng điện theo đầu người là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh của các quốc gia. Sản lượng bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp năm 2003 là 510kw/h trong khi đó ở thế giới là 2156kw/h các nước phát triển là 7336kw/h, các nước đang pt’810kw/h.
(nguồn HDR 2003)
* Hoạt động cá nhân
- Dựa vào H12.3 và vốn hiểu biết :
? Xác định các trung tâm tiêu biểu của ngành cơ khí - điện tử, trung tâm hoá chất lớn và các nhà máy xi măng, cơ sở vật liệu xây dựng cao cấp lớn.
? Các ngành công nghiệp nói trên dựa vào những thế mạnh gì để phát triển. 
( Đội ngũ thợ lành nghề, trình độ cao, cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng liên doanh nước ngoài, thị trường nguồn nguyên liệu tại chỗ... chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước. )
- Dựa vào H12.1 và H12.3
?Cho biết tỷ trọng của ngành chế biến lương thực thực phẩm.
 (cao nhất) .
? Đặc điểm phân bố của ngành chế biến lương thực thực phẩm. Trung tâm lớn nhất. 
? Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta có những thế mạnh gì.
( nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú và thị trường rộng lớn) 
- GV:+> Giá trị hàng XK tăng nhanh (chiếm 40% giá trị xuất khẩu kim ngạch).
+>Hàng thủy sản từ 612.4triệu USD
(1995) lên gần 2.2 tỷ USD(2003).
+>Thịt chế biến từ 12.1 triệu USD (1995) lên 27.3 ttiệu USD (năm 2002) .
 +>Rau quả hộp từ 56.1 triệu USD(1995) lên 151 triệu USD(2003)
? Cho biết ngành dệt may ở nước ta dựa trên ưu thế gì.
? Dựa vào H12.3 cho biết các trung tâm dệt may lớn nhất ở nước ta
? Tại sao các thành phố trên là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta.
(Nhu cầu đặc biệt về sản phẩm dệt may, ưu thế về máy móc, kỹ thuật...)
Hoạt động 5: Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn
Hình thức tổ chức
Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Định hướng năng lực được hình thành
Cá nhân
Động não
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học 
- Năng lực chuyên biệt: tính toán số liệu thống kê, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, khai thác lược đồ
? Dựa vào H12.3 xác định 2 khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước? 
?Kể tên một trung tâm tiêu biểu cho 2 khu vực trên.
Tổng kết hướng dẫn học tập
Tổng kết
Hướng dẫn học tập

File đính kèm:

  • docDIA_LI_KINH_TE.doc