Giáo án Địa lý 9 bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

1. Nông nghiệp:

- Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước.

- ĐBSCL giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực, cũng như xuất khẩu lương thực, thực phẩm so với cả nước.

- Tình hình sản xuất, phân bố:

+ Diện tích trồng lúa chiếm 51,1%, sản lượng lúa chiếm 51,4% so với cả nước.

+ Phân bố: Kiên Giang, An giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang.

+ Nghề nuôi vịt phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,.

+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 50 % tổng sản lượng cả nước, tập trung ở Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 15122 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 23/01/2015
Tiết : 40 Ngày dạy: 26 /01/2015 
Bài 36.VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU : Qua bài học, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn: Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho, Cà Mau.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường, có tình yêu quê hương đất nước.
- Biết biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng lương thực, tới việc nuôi trồng thủy sản
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Tài liệu tham khảo
2. Chuẩn bị của học sinh: sgk, tập atlat địa lí VN. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP::
1. Ổn định (1 phút): Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 9A1...........................,9A2...................................,9A3.........................................., 9A4.............................................., 9A5............................................... 
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế ,xã hội ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long? 
3.Tiến trình bài học:
	Khởi động: Đồng bằng sông cửu long là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên và dân cư, xã hội để phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong tiết học này chúng ta sẽ nghiên cứu thêm về các thế mạnh của vùng ĐBSCL.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế vùng ĐBSCL ( 30 phút)	
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; thảo luận 
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác 
Bước 1:
- GV cho HS đọc bảng 36.1 SGK. Hãy :
+ Tính tỷ lệ % về S và sản lượng lúa của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long so với cả nước?
Bước 2:
 GV yêu cầu HS quan sát lược đồ H36.2 hãy :
- Xác định các tỉnh trồng lúa nhiều của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ?
- Hiện nay trong quá trình sản xuất lương thực có cần quân tâm đến môi trường không? Vì sao? ( sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,)
- Xác định vùng trồng nhiều cây ăn quả  ?
- Tại sao vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long lại có thế mạnh phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ?
 (Vùng biển lợi thế lũ, nguồn thức ăn phong phú từ trồng trọt...)
 - Hs trả lời, gv chuẩn kiến thức và lưu ý với học sinh về sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng lương thực, tới việc nuôi trồng thủy sản
Bước 3:
GV chia lớp thành 4 nhóm hs thảo luận:
+ Nhóm 1,3: HS đọc bảng 36.2 SGK, hãy :
- Nêu tên các ngành công nghiệp của vùng ?
- Tại sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm lại chiếm tỉ trọng nhiều nhất ? 
+ Nhóm 2,4 tìm hiểu về ngành dịch vụ:
- Vì sao khu vực dịch vụ ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chủ yếu là các ngành xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch ?
- Nêu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ?
Bước 4: 
- Đại diện nhóm HS trình bày, nhóm khác khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức, giáo dục học sinh chú ý vấn đề tiết kiệm năng lượng trong hoạt động công nghiệp.
Hoạt động 2: Xác định các trung tâm kinh tế vùng ĐBSCL ( 7 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; cặp 
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, 
Bước 1:
- Xác định các trung tâm kinh tế của vùng ? ( dành cho học sinh yếu kém)
Bước 2: 
- Vì sao TP Cần Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ?
- HS phát biểu, HS khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Nông nghiệp:
- Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước.
- ĐBSCL giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực, cũng như xuất khẩu lương thực, thực phẩm so với cả nước.
- Tình hình sản xuất, phân bố:
+ Diện tích trồng lúa chiếm 51,1%, sản lượng lúa chiếm 51,4% so với cả nước.
+ Phân bố: Kiên Giang, An giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang.
+ Nghề nuôi vịt phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,...
+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 50 % tổng sản lượng cả nước, tập trung ở Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
2. Công nghiệp : 
- Bắt đầu phát triển, tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp, chiếm 20% tổng GDP trong toàn vùng.
- Các ngành công nghiệp: bảng 36.2 (sgk)
- Ngành CN chế biến lương thực là ngành quan trọng nhất.
3. Dịch vụ :
- Bắt đầu phát triển.
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch.
+ xuất khẩu gạo, thủy sản đông lạnh
+ giao thông đường thủy 
+ du lịch sinh thái
V. Các trung tâm kinh tế.
- Thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là các trung tâm kinh tế.
- TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn của vùng.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (2 phút)
- GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3/ sgk/t.133 
2. Hướng dẫn học tập (1 phút):
- HS làm bài tập SGK.
- Về nhà chuẩn bị bài thực hành.
V. PHỤ LỤC
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.

File đính kèm:

  • docDia_9_tuan_24_tiet_40_20150726_044859.doc