Giáo án Địa lý 8 tiết 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

 * Hoạt động 1: (15’) Giói thiệu bài mới: So sánh châu Á với các châu lục khác. Châu Á là một châu luc rộng lớn nhất, có lịch sử phát triển lâu đời nhất mà cũng là quê hương của chúng ta. Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu “Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á”

- Quan sát bản đồ tự nhiên châu Á.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 tiết 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Tiết 1. 
ND : 22/8/2014 
PHẦN 1: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC.
XI. CHÂU Á.
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN.
1- MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức: 
 - HĐ1: Biết được đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.
 - HĐ2: Trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản châu Á..
 1.2. Kĩ năng:
 - HĐ1: Đọc và khai thác kiến thức từ lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu.
 - HĐ2: Đọc và khai thác kiến thức từ lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á(sgk).
 1.3. Thái độ: 
 - HĐ1: Giáo dục HS có ý thức học tập góp phần xây dựng quê hương.
 - HĐ2: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
2- NỘI DUNG HỌC TẬP:
 - Vị trí địa lí và kích thước châu Á. 
 - Đặc điểm địa hình và khoáng sản.
3- CHUẨN BỊ: 
 3.1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Á
 3.2. Học sinh: Phân tích lược đồ SGK, trả lời câu hỏi SGK và Tập bản đồ.
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 8A1
 8A2
 8A3
 8A4
 4.2. Kiểm tra miệng: 
 - Kể các châu lục mà em đã được học?
 + Châu Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực, châu Đại Dương, châu Âu.
 4.3.Tiến trình bài học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
NỘI DUNG.
 * Hoạt động 1: (15’) Giói thiệu bài mới: So sánh châu Á với các châu lục khác. Châu Á là một châu luc rộng lớn nhất, có lịch sử phát triển lâu đời nhất mà cũng là quê hương của chúng ta. Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu “Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á”
- Quan sát bản đồ tự nhiên châu Á.
* * Hoạt động nhóm.
- GV chia nhóm cho HS hoạt động nhóm, đại diện 
nhóm trình bày bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức ghi bảng.
* Nhóm 1, 2: Điểm cực Bắc, cực Nam nằm ở vĩ độ nào? Nằm ở nửa cầu nào? Thuộc lục địa nào?
 + Giáo viên: - Cực Bắc 77o 44! B.
 - Cực Nam 1o 16! B.
- Học sinh lên bảng xác định trên lược đồ.
* Nhóm 3, 4: Châu Á tiếp giáp đại dương và châu lục nào?
 + Giáo viên: - BBD, TBD, ÂĐD, châu Âu , châu Phi.
- Học sinh lên bảng xác định.(CĐD tiếp cận chứ không tiếp giáp)
+ Từ B – N, từ Đ – T châu Á rộng và dài như thế nào?
Trả lời: - B - N 8500km.
 - Đ - T 9200km.
+ Nhận xét vị trí địa lí châu Á?
- Giáo viên: Châu Á là bộ phận của lục địa Á-Âu diện tích đất liền 41,5 tr km2 ,tính cả các đảo là 44,4 tr km2.
 Chuyển ý.
* Hoạt động 2.
- Quan sát hình 1.2 sgk.
+ Tìm và đọc tên các dãy núi chính? Sơn nguyên? 
 TL: - Dãy Himalaya, Tây Tạng. 
 - Sơn nguyên trung Xibia, tây tạng. 
+ Tìm đọc tên những đồng bằng rộng lớn? 
 TL: Turan, Lưỡng Hà, Ấn Hằng. 
- Học sinh lên bảng xác định trên bản đồ. 
+ Dãy núi chạy theo hướng chính nào? 
 TL:- 2 hướng chính: Đông – Tây , gần Đông Tây. 
 Bắc – Nam, gần bắc Nam. 
+ Nhận xét sự phân bố núi và cao nguyên? 
 TL: - Tập trung ở trung tâm, núi cao có băng hà.
+ Địa hình châu Á như thế nào?
 + Khoáng sản châu Á như thế nào? 
+ Dầu mỏ khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của châu lục? 
 TL: Tây Nam Á.
- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục.
- Vị trí: nằm ở nửa cầu Bắc là bộ phận của lục địa Á-Âu.
- Châu Á trải rộng từ xich đạo đến vùng cực Bắc.
- Có diện tích lớn nhất thế giới.
2. Đặc điểm địa hình khoáng sản:
a. Đặc điểm địa hình: 
- Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ chạy theo 2 hướng chính tập trung ở vùng trung tâm.
- Nhiều đồng bằng rộng lớn.
b.Khoáng sản:
- Nguồn khoáng sản phong phú có trữ lượng lớn, quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt crôm, kim loại màu. 
 4. 4. Tổng kết: 
- Yêu cầu HS lên bảng xác định trên Bản đồ tự nhiên châu Á
 + Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Á nằm ở vĩ độ nào ?
 - Cực Bắc : 77o 44’ B - Cực Tây 26o 10’ Đ
- Cực Nam: 1o 10’ B - Cực Đông: 169o 10’ T
- Theo chiều từ Đông sang Tây : 9200 km
- Theo chiều từ Bắc xuống Nam : 8500 km
- Em hãy nhận xét đặc điểm chung về địa hình châu Á ?
- Nhiều hệ thống núi và cao nguyên cao, đồ sộ nhất thế giới, nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa
 4.5. Hướng dẫn học tập:
 - Đối với bài học ở tiết học này: Trình bày được vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản châu Á. Học bài và hoàn thành tập bản đồ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài mới: “Khí hậu châu Á”. Trả lời câu hỏi SGK và tập bản đồ.Phân tích lược đồ hình 2.1 SGK,.
5- PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docBai_1_Vi_tri_dia_li_dia_hinh_va_khoang_san_20150726_025018.doc