Giáo án Địa lý 8 bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Biển Đông rộng lớn, bao bọc phía đông và phía nam phần đất liền nước ta. Có ảnh hưởng tới toàn bộ thiên nhiên nước ta.

- Sự tương tác giữa đất liền và biển đã tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên nước ta.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn: 08/04/2015
Tiết 45 Ngày dạy: 11/04/2015
Bài 39: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Trình bày và giải thích được 4 đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam.
- Nêu được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với đời sông và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. 
2. Kỹ năng: 
- Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam để nhận biết sự phân bậc độ cao địa hình, các hướng gió chính, các dòng biển, các dòng sông lớn.
- Kỹ năng tư duy địa lí tổng hợp.
3. Thái độ:
 Giúp học sinh có hứng thú với môn học, có tình yêu quê hương đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, Tập Atlat địa lí Việt Nam.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, (1 phút) 8A4..................................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu hỏi: Trình bày giá trị của tài nguyên sinh vật Việt Nam?
3. Tiến trình bài học: 37 phút.
 Khởi động: Thiên nhiên nước ta rất đa dạng, phức tạp, phân hóa mạnh mẽ trong không gian và trong các hợp phần tự nhiên. Song có thể nêu lên một số tính chất chung nổi bật của môi trường tự nhiên nước ta sau đây.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Trình bày và giải thích được bốn đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam (cặp) 30 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1:
- Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên VN?
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời).
- Theo em vùng nào và vào mùa nào tính chất nhiệt đới nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất? (Dành cho học sinh giỏi).
- HS: khí hậu, thủy văn,.
- GV chuẩn kiến thức:
+ Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, chia làm 2 mùa rõ rệt.
+ Thủy văn: SN dày đặc, nhiều nước, chế độ chảy chia 2 mùa, sông mang nhiều phù sa.
+ Đất: Vùng đồi núi đất Feralit đỏ vàng chân núi chiếm ưu thế. Vùng núi đá vôi có nhiều hang động kì thú.
+ Sinh vật: Phong phú, đa dạng phát triển quanh năm. Vành đai thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế với nhiều biến thể.
+ Địa hình: Có lớp vỏ phong hóa dày,quá trình bào mòn, xâm thực, phong hóa diễn ra mạnh mẽ.
* Bước 2:
- Chứng minh VN là một nước ven biển?
- Tính xem ở nước ta 1 km2 phần đất liền tương ứng với bao nhiêu km2 mặt biển? (1/3).
- Là một nước ven biển VN có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế? (PT tổng hợp các ngành KT biển) 
* Bước 3: 
- Tại sao VN là xứ sở của cảnh quan đồi núi?
- Miền núi nước ta có những thuận lợi - khó khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội?
*Bước 4:
- Hãy lấy dẫn chứng (từ những bài học trước) chứng minh thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp? (Dành cho học sinh giỏi).
- Hs trả lời, Gv chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta ( cá nhân) 7 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1:
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta?
* Bước 2:
- Hs: giúp nước ta phát triển một nền kinh tế toàn diện 
- Gv chuẩn xác kiến thức.
* Bước 3:
 Giáo dục học sinh chấp hành an toàn giao thông
1. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Tính chất này biểu hiện trong mọi thành phần của cảnh quan thiên nhiên nước ta, nhưng tập trung nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
- Tuy nhiên có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với những mức độ khác nhau.
2. Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Biển Đông rộng lớn, bao bọc phía đông và phía nam phần đất liền nước ta. Có ảnh hưởng tới toàn bộ thiên nhiên nước ta.
- Sự tương tác giữa đất liền và biển đã tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên nước ta.
3. VN là đất nước nhiều đồi núi :
- Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta.
- Cảnh quan đồi núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao.
4. Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp.
- Biểu hiện rõ trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên.
- Biểu hiện qua sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên thành các vùng, miền.
5. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội:
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch).
- Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
 Từ các thông tin sau hãy sắp xếp và hoàn thiện thành sơ đồ để thấy rõ những nguyên nhân đã làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng:
- Vị trí địa lí.
- Lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài, phức tạp.
- Nơi gặp gỡ và chịu tác động của nhiều hệ thống tự nhiên.
- Thiên nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng, phức tạp.
2. Hướng dẫn học tập: 
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk/137. 
- Chuẩn bị bài thực hành 40: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp.
V.PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet_45_tuan_32_dia_li_8_20150726_043106.doc